Những mặt tồn tại, yếu kém về tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 66 - 67)

4 Công nghiệp cung cấp nước 1,0 1,1 0,

2.3.2. Những mặt tồn tại, yếu kém về tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Bình

Một là, tăng trưởng theo mô hình chiều rộng, chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào (vốn, lao động) và nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác động của các nhân tố tổng hợp (TFP) là rất thấp; tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động cho tăng trưởng GDP của tỉnh trong giai đoạn vừa qua lần lượt là 44,82% và 55,18%.

Hai là, Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp và chậm chuyển biến rõ nét(12), du lich được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh chưa đáng kể(13); tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp sạch và công nghiệp phụ trợ chưa phát triển; kinh tế nông nghiêp, nông thôn, nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, ô nhiễm môi trường nước và dịch bệnh.

12() Tỷ trọng ngành Nông, lâm, thuỷ sản và Dịch vụ năm 2010 của tỉnh Ninh Bình lần lượt là 16,5% và 35,81%, trong khi đó tỷ trọng này vùng đồng bằng sông Hồng là 12,74% và 43,54%; Hà Nội là 5,93% và52,47%; Hải Phòng là 10,01% và 53,02%; 13() Đến năm 2010 danh thu ngành du lịch mới đạt 859 tỷ đồng.

Ba là, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu cạnh tranh trong điều kiện mới; quy mô nền kinh tế còn khá cách biệt so với các tỉnh phía Bắc vùng đồng bằng sông Hồng.

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp(14); khoa học công nghệ chưa có vai trò lớn đối với quá trình tăng trưởng và phát triển;

Năm là, độ mở nền kinh tế còn thấp(15), kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé; tính liên kết kinh tế chưa cao, đặc biệt là liên kết với vùng kinh tế kế trọng điểm bắc bộ, chưa tham gia vào chuỗi giá trị của vùng trên cơ sở phân công hợp lý và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Sáu là, tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao; một số vấn đề về môi trường như: nguy cơ ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và sự khai thác không hợp lý tài nguyên khoáng sản phục vụ ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có tác động tiêu cực đến bảo tồn, đa dạng sinh học và cản trở sự phát triển của ngành Du lịch ngày càng trở lên nghiêm trọng; chất thải sinh hoạt và chất thải rắn chưa được thu gom và xử lý triệt để.

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w