ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 69 - 73)

KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2020

3.1. Phân tích môi trường tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2020

3.1.1. Những yếu tố bên trong

3.1.1.1. Điểm mạnh của nền kinh tế tỉnh Ninh Bình

Về vị trí địa lý thuận lợi: bám quốc lộ 1A và là cửa ngõ phía Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thủ đô Hà Nội 90 km.

Về tài nguyên thiên nhiên: phong phú phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là tài nguyên du lịch độc đáo với cảnh quan thiên nhiên đẹp, tài nguyên nhân văn đặc sắc như: cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái Tràng An (đang trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên văn hóa thế giới), … để phát triển thương hiệu du lịch tầm cỡ quốc gia.

Kết cấu hạ tầng: được cải thiện đáng kể, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện nước, CSHT thương mại, du lịch, công nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới là cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.

Môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh: ngày càng hoàn thiện, được cộng đồng doanh nghiệp cũng như phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao.

Các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn trước: trong giai đoạn vừa qua tỉnh Ninh Bình luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế được nâng lên đáng; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề truyền thống đã hoàn thành đầu tư, đi vào sản xuất; tỉnh đã có một số sản phẩm chủ lực như: xi măng, thép kết cấu phi tiêu chuẩn chất lượng cao, thủ công mỹ nghệ (cói ở Kim Sơn, chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren ở Hoa Lư) và tour du lịch đặc sắc, chất lượng cao mang thương hiệu Ninh Bình. Đồng

thời công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính và thể chế kinh tế cùng với những đổi mới quan trọng trong tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức… là những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo cho kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng nhanh và hiệu quả trong giai đoạn tới.

3.1.1.2. Điểm yếu của nền kinh tế tỉnh Ninh Bình

Về mô hình tăng trưởng: là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng chưa có sự chuyển biến sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Về các nguồn lực tăng trưởng: việc huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, nhất là trong khu vực dân cư, khu vực ngoài quốc doanh, thu ngân sách có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi; chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động đa phần là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; yếu tố khoa học công nghệ còn rất hạn chế.

Các mâu thuẫn trong quá trình phát triển: mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và phát triển du lịch dẫn đến tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác một cách tối đa.

Nguy cơ tụt hậu: so với các tỉnh phía Bắc vùng Đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình vẫn còn là một tỉnh có quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển còn cách khá xa; năng suất lao động xã hội của tỉnh chưa cao; kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, các sản phẩm hàng hóa chủ yếu, nhất là hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ chưa có thương hiệu mạnh,.

3.1.2. Những yếu tố bên ngoài

3.1.2.1. Cơ hội đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011-2020

Hệ thống giao thông đường bộ như: đường quốc lộ 1A, đường cao tốc ven biển, đường cao tốc Bái Đính - Mỹ Đình,… được đầu tư xây dựng qua đó góp phần thúc đẩy sự liên kết vùng, đặc biệt là với vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Sự phát triển khoa học công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, các địa phương như công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới... Đây là cơ hội để Ninh Bình tiếp cận và ứng

dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, thực hiện mô hình tăng trưởng dựa vào chất lượng và giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển.

3.1.2.2. Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011-2020

Những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu; cân đối vĩ mô chưa thật ổn định; lạm phát có nguy cơ tăng cao, giá cả cá yếu tố đầu vào như điện, xăng dầu…, cân đối cung - cầu của các sản phẩm chủ lực của Ninh Bình như xi măng, thép, nông sản, sản phẩm du lịch... đang có chiều hướng gia tăng và có tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

Quá trình hội nhập sâu rộng và nền kinh tế thế giới, khu vực làm cho mức độ cạnh tranh trong nước và nước ngoài ngày càng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn, đặc biệt là về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng sản phẩm, trong khi đó chất lượng và hiệu quả phát triển của tỉnh Ninh Bình chưa cao.

Hàng năm, chịu nhiều ảnh hưởng của mưa, bão, nhiễm mặn tại vùng ven biển huyện Kim Sơn và có nhiệm vụ xả lũ, chia tách lũ cho khu vực đồng bằng sông Hồng nên hay xảy ra tình trạng ngập lụt kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

3.2. Dự báo các nguồn lực và điều kiện cho tăng trưởng kinh tế tỉnh NinhBình giai đoạn 2011-2020 Bình giai đoạn 2011-2020

3.2.1. Dự báo dân số và nguồn nhân lực

Từ phân tích đặc điểm biến động dân số của tỉnh Ninh Bình thời gian qua, có thể dự kiến tốc độ phát triển dân số của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 trung bình là 0,8%/ năm. Từ quy mô dân số của tỉnh năm 2011 là 907.825 người có thể ngoại suy dân số của tỉnh năm 2015 là 937.226 người và đến năm 2020 là 975.320 người. Tỷ lệ dân số nam/nữ tại các năm 2015 và 2020 là 50%/50%. Dân số thành thị năm 2015 là 30%, đến năm 2020 là 40%.

Dựa trên thống kê dân số năm 2010 theo nhóm 5 độ tuổi, với tỷ lệ sinh tự nhiên là 1,35% và tỷ lệ chết là 0,55%, dùng phương pháp chuyển tuổi của dân số, ta có dân số trong tuổi lao động tại các năm 2011, 2015 và 2020 lần lượt là 563.512

người, 567.346 người và 557.779 người, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động so với tổng dân số lần lượt là 62,07%, 60,53% và 57,19%; như vậy, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của tỉnh đang có chiều hướng giảm. Tỷ lệ dân số dưới tuổi lao động đang giảm và tỷ lệ dân số ngoài tuổi lao động đang tăng.

Bảng số 2.15: Dự báo dân số và lao động tỉnh đến năm 2020

Đơn vị: người, % Chỉ tiêu 2011 2015 2020 Tăng trưởng BQ 2011- 2015 2016- 2020 Tổng dân số 907.825 937.226 975.320 0,80 0,80 1. Theo giới tính Nam 450.106 468.613 487.660 0,91 0,80 Nữ 457.719 468.613 487.660 0,69 0,80 2. Theo khu vực Thành thị 171.722 281.168 390.128 10,46 6,77 Nông thôn 736.103 656.058 585.192 -2,10 -2,26

3. Dân số dưới tuổi lao động 194.922 193.059 194.914 -0,26 0,19

Tỷ trọng so với tổng dân số (%) 21,47 20,60 19,98

4. Dân số trong tuổi lao động 563.512 567.346 557.779 0,19 -0,34

Tỷ trọng so với tổng dân số (%) 62,07 60,53 57,19

5. Dân số ngoài tuổi lao động 149.391 176.820 222.626 4,36 4,71

Tỷ trọng so với tổng dân số (%) 16,46 18,87 22,83

Nguồn: Tính toán của tác giả

Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động (những người không có khả năng tham gia lao động bao gồm số học sinh, sinh viên, người tàn tật, mất sức lao động kéo dài...) và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng đang trực tiếp tham gia lao động hoặc có nhu cầu làm việc.

Với việc chất lượng cuộc sống được nâng cao, sức khỏe con người ngày càng được cải thiện và nhu cầu tiếp tục được làm việc của người ngoài tuổi lao động ngày càng cao, do đó tỷ lệ người ngoài độ tuổi tham gia lao động luôn có chiều hướng tăng. Dự báo theo phương pháp ngoại suy xu thế, nguồn cung lao động từ

dân số ngoài độ tuổi lao động các năm 2011, 2015 và 2020 lần lượt là 26.393 người, 33.634 người và 45.546 người.

Số lao động thực tế chiếm khoảng 90% tổng dân số trong độ tuổi (tỷ lệ này của cả nước là 90,5%). Dự báo, lực lượng lao động của tỉnh tại năm 2011 là 523.554 người; năm 2015 là 544.246 người và năm 2020 là 547.547 người.

3.2.2. Dự báo khả năng huy động vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt trên 59.468 tỷ đồng riêng năm 2010 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 19.471 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 đạt 31,4%. Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 ước đạt trên 21.500 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với năm 2010). Dự kiến tốc độ tăng trưởng vốn bình quân giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 10%/năm thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt trên 127.090 tỷ đồng.

Bảng số 2.16: Tổng hợp dự báo cơ cấu vốn có khả năng huy động đến năm 2020

Nguồn vốn 2011 - 2015 2016 - 2020

Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 127.090 100 192.680 100

1. Vốn trong nước: 110.479 86.93 166.668 86.5

- Vốn ngân sách nhà nước 40.033 31.5 58.382 30.3

- Vốn tín dụng phát triển 1.728 1.36 2.890 1.5

- Vốn ngoài Nhà nước và dân cư 68.718 54.07 105.396 54.7

2. Vốn nước ngoài: 16.611 13.07 26.012 13.5

- ODA 5.414 4.26 7.322 3.8

- FDI 10.854 8.54 18.112 9.4

- NGO 343 0.27 578 0.3

Nguồn: Tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 69 - 73)