Kinh nghiệm thực tế ở một số địa phương nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 30 - 33)

tăng trưởng, định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế

Bài học về việc xác định đúng khâu đột phá để tạo thế "đi tắt, đón đầu" của tỉnh Vĩnh Phúc: nếu lấy mốc tái lập tỉnh năm 1997 để xác định điểm xuất phát, thì Vĩnh Phúc là một tỉnh nông nghiệp. Thu nhập GDP bình quân đầu người lúc đó mới chỉ bằng 48% mức trung bình của cả nước. Thu ngân sách của tỉnh dưới 100 tỷ đồng, nhiều khoản mục chi thường xuyên phải do ngân sách trung ương trợ cấp. Cơ cấu sản xuất còn rất nặng về nông nghiệp (chiếm 52% trong GDP), trong khi công nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 12%, còn lại 36% GDP là thương mại dịch vụ, nhưng chủ yếu mới chỉ là buôn bán nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đến năm 2004 Vĩnh Phúc đã vươn lên thành một trong mười tỉnh đầu tiên của cả nước có số thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng, gia nhập "câu lạc bộ một ngàn tỷ đồng thu ngân sách" Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.375 tỷ đồng, trong đó nét nổi bật là thu nội địa đạt trên 1.346,7 tỷ đồng, chiếm gần 57%. Nếu tính riêng giá trị tuyệt đối sản xuất công

nghiệp, Vĩnh Phúc đã vượt lên trên nhiều tỉnh và thành phố, đứng thứ bảy trong cả nước và đứng thứ ba ở phía Bắc, sau Hà Nội và Hải Phòng. Nguyên nhân chính trong sự tăng trưởng thần kỳ của tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh đã xác định đúng khâu đột phá để tạo thế "đi tắt, đón đầu". Khâu đột phá đó là phát triển mạnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, đồng thời khai thác các lợi thế về du lịch và dịch vụ.

Và sự thành công của Vĩnh Phúc trong phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là có nhờ có một phần đóng góp rất lớn trong việc tháo gỡ một cách khéo léo, tinh tế, vấn đề quy hoạch và đền bù giải phóng mặt bằng. Một số địa phương khác lân cận Hà Nội và các thành phố lớn đều coi vấn đề giải phóng mặt bằng để phát triển công nghiệp theo quy hoạch là một trong những vấn đề nan giải. Thậm chí có tỉnh còn bị trì trệ, làm chậm lại nhiều dự án đầu tư lớn. Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, để đưa công nghiệp về nông thôn khâu khó khăn nhất, gặp nhiều gay cấn nhất, liên quan đến sự thành bại của mọi dự án đầu tư, đều tập trung ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng, chứ không phải là vốn. Nhưng nhờ công tác tuyên truyền, vận động, giải thích đã làm cho mọi người dân nhận thức được rằng, thu hút được các nhà đầu tư vào làm ăn trên địa bàn tỉnh là được lợi về nhiều mặt, đồng thời tỉnh cũng thực hiện một cách nghiêm túc, công tâm, khách quan những quy định của Chính phủ về chính sách giải phóng mặt bằng, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người dân trong khâu đền bù giải tỏa, bên cạnh đó chính quyền địa phương còn tìm mọi cách để chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư, làm cho họ thật sự yên tâm, tin tưởng khi đầu tư. Do đó, hai bài toán hóc búa đối với nhiều địa phương là tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng và giải phóng mặt bằng, có thể nói, đã được giải quyết thỏa đáng ở Vĩnh Phúc.

Bài học về tạo dựng môi trường đầu tư của tỉnh Bình Dương: hiện nay, nhiều tỉnh phía Bắc đang cạnh tranh thu hút đầu tư bằng việc đưa ra hàng loạt những chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, ông Lê Việt Dũng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho rằng ưu “đãi đầu tư chỉ có vai trò như đồ trang điểm của một cô gái”, do vậy không có tính bền vững. Điều quan trọng là tạo ra môi trường kinh

doanh minh bạch, thông thoáng và thuận lợi. Có thể có người e ngại rằng Bình Dương thu hút đầu tư bằng cách cấp các chế độ ưu đãi đầu tư hơn các tỉnh khác. Thực ra không phải như vậy, tỉnh Bình Dương không có bất kỳ ưu đãi đầu tư nào khác ngoài các chính sách chung của Nhà nước mà điểm khác biệt chính là chính quyền ở đây tạo ra môi trường và để cho các nhà đầu tư lựa chọn trên cơ sở lợi thế cạnh tranh và giúp các nhà đầu tư phát triển dựa trên lợi thế đó. Thực hiện chủ trương “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, tăng cường đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp, làm thế nào để doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tất cả vì lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích của tỉnh Bình Dương. Giải quyết các thủ tục hành chính của doanh nghiệp bằng cơ chế "một cửa", và “ một cửa liên thông”, kịp thời lắng nghe và giải quyết trực tiếp các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp với thủ tục rõ ràng, công khai, minh bạch, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các công việc tiếp theo, thay mặt nhà đầu tư liên hệ với các cơ quan hữu quan rồi trả lời cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đăng ký. Các cơ quan chức năng đều thông báo công khai các loại giấy tờ cần có về hồ sơ đăng ký giấy phép đầu tư. Bên cạnh đó tỉnh cũng đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. Tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w