3.2.3.Dự báo khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
3.4.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản sau:
(i). Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực: đa dạng hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa các loại hình giáo dục - đào tạo ở các cấp học, bậc học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nhân lực của các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với khả năng, điều kiện của địa
phương. Khẩn trương nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị dạy học, đi đôi với quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp và đẩy mạnh xây dựng trường điểm chất lượng cao (chú trọng trường PTTH chuyên). Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học tại trường Đại học Hoa Lư, trường Cao đẳng y tế Ninh Bình, cao đẳng nghề, các trung tâm dạy nghề. Có cơ chế, chính sách tốt thu hút giảng viên đại học trình độ cao, giáo viên dạy nghề có kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực.
Thực hiện xã hội hóa sâu rộng đối với đào tạo các nghề nhằm tạo ra mạng lưới trường, trung tâm và các điểm dạy nghề, đáp ứng mục tiêu chuyển lực lượng lao động có quy mô lớn từ nông nghiệp, chưa qua đào tạo sang lao động công nghiệp, dịch vụ được đào tạo.
Phát triển hình thức vừa học vừa làm, đặc biệt đối với các nghề nông nghiệp, sản xuất hàng hoá thủ công mỹ nghệ và phục vụ du lịch thương mại.
(ii). Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực
- Đối với lao động được đào tạo nghề: phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục dạy nghề, tăng thêm quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, chú trọng dạy nghề chất lượng cao, tập trung đào tạo lao động ở những khâu đột phá, các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, vận tải kho bãi, công nghệ thông tin, cơ khí điện tử, cơ giới, xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu đào tạo và 100% đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề.
+ Bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề cho người lao động, theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, chương trình chuyển giao công nghệ mới,
đồng thời trang bị cho người lao động năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc một số kỹ năng nghề nhất định, nhằm phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm. Bên cạnh đó mở các lớp học bổ túc văn hóa nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người lao động.
+ Đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng và cơ sở dạy nghề. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, của xã hội.
- Đối với trung cấp chuyên nghiệp: đào tạo kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, gắn lý thuyết với thực hành, trang bị khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc; khuyến khích người lao động tham gia các cuộc thi tay nghề.
- Đối với đại học - cao đẳng: trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo, có khả năng vận hành các thiết bị tiên tiến, hiện đại, có năng lực làm việc theo nhóm và xử lý các tình huống phức tạp, đa dạng trong các dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại.
+ Khuyến khích việc tuyển chọn và sử dụng trực tiếp giáo trình, tài liệu tham khảo các môn chuyên ngành. Phát triển các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt. Tập trung đầu tư cho Đại học Hoa Lư trở thành địa chỉ trung tâm cung cấp nhân lực chất lượng cao của tỉnh.
+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, cùng với các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học đối với các lĩnh vực, ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, du lịch, kinh tế biển, thương mại, vận tải - kho bãi, tài chính - ngân hàng…
- Đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là nhân lực lãnh đạo quản lý, hành chính công: tiếp tục thực hiện đề án 165 về đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, đồng thời liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, kết hợp đào tạo dài hạn
tập trung với các loại hình đào tạo khác phù hợp với yêu cầu sử dụng, chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên sâu, ưu tiên đào tạo sau đại học; tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ cho đội ngũ công chức. Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các chuyên gia hoạch định chính sách đi tham quan, khảo sát kinh nghiệm về quản lý nhà nước theo từng ngành, lĩnh vực tại các nước phát triển.
- Đối với nguồn nhân lực khu vực sự nghiệp: tiếp tục phát huy chính sách thu hút nhân lực trình độ cao phục vụ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học công nghệ. Khai thác hiệu quả các đề án đào tạo nhân lực trình độ cao của Trung ương và tỉnh. Khuyến khích việc mời các chuyên gia nước ngoài, Việt kiều hợp tác làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu. Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp nhằm tạo cơ chế thuận lợi nâng cao thu nhập cho đội ngũ viên chức.
- Đối với nguồn nhân lực khu vực sản xuất, kinh doanh: Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bổ sung kiến thức về tổ chức và quản lý sản xuất, quản trị doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, pháp luật kinh doanh,… cho các doanh nhân, cán bộ quản lý. Khuyến khích các tổ chức đào tạo kỹ năng quản trị kinh doanh được thành lập và hoạt động. Trong cả thời kỳ, phấn đấu số doanh nhân có trình độ cao khoảng 200 người; đào tạo mới và đào tạo lại cho khoảng 15.000 giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ; khoảng 20.000 người đào tạo mới và đào tạo lại trình độ cao các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, ngân hàng, du lịch, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp điện...
(iii). Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2020
- Dự án Xây dựng Trường Đại học Hoa Lư;
- Dự án Xây dựng trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình;
- Dự án Xây dựng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật và Tại chức; - Dự án Xây dựng trường Trung cấp đa ngành Ninh Bình;
- Các dự án mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của Cao đẳng Nghề Lilama, Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình, Cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Tam Điệp...
- Các dự án xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn.
- Đề án phát triển giáo viên dạy nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2020; - Đề án thông tin, dữ liệu về đào tạo nghề;
- Tiếp tục thực hiện Đề án 165 về đào tạo nhân lực chất lượng cao cho khu vực công;
- Đề án thu hút nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh.