Tăng trưởng một số ngành, lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 41 - 48)

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2001-

2.2.1.4. Tăng trưởng một số ngành, lĩnh vực chủ yếu

(i) Ngành Nông - Lâm - Thủy sản

Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2010 đạt 4,7%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,3%/năm; lâm nghiệp tăng 5,67%/năm; thủy sản tăng 8,9%/năm. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm thủy sản tăng bình quân 4,65%/năm; ngành lâm nghiệp thực hiện tốt công tác trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng tăng nhanh, đến hết năm 2010 đạt trên 28,85 nghìn ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 20,8%; ngành thủy sản duy trì được tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân khá cao, đạt trên 11,2,0%/năm. Đến năm 2010, có gần 4.000 hộ và 202 trang trại tham gia nuôi trồng và khai thác thủy sản; diện tích mặt nước nuôi trồng là trên 9.421ha, bằng 2,5 lần so với năm 2000 và gấp 1,3 lần so với năm 2005; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt trên 24,82 nghìn tấn, gấp gần 3,3 lần so với năm 2000 và gấp 1,8 lần so với năm 2006, trong đó sản lượng khai thác thủy sản đạt 4,833 nghìn tấn (sản lượng thủy sản mặn, lợ 3,126 nghìn tấn) và sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 19,987 nghìn tấn (sản lượng thủy sản mặn, lợ 3,687 nghìn tấn), gấp hơn 3,7 lần; giá trị của ngành thủy sản đã tăng lên và chiếm 11,2% cơ cấu giá trị toàn khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; trong cơ cấu giá trị sản xuất, khu vực nuôi trồng và khu vực cung ứng dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ ngành không ngừng tăng lên(1).

Kinh tế nông thôn được cải thiện thông qua quá trình đa dạng hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển làng nghề truyền thống (chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren, mộc, cói) đã tạo nhiều việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Kết cấu hạ tầng, nhất là thủy lợi, giao thông, trường học, trạm xá, chợ... được chú trọng đầu tư, đặc biệt là các công trình phòng chống lũ lụt, các công trình tại các xã nghèo trọng điểm. Qua đó đã góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện theo quy trình, gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh quan môi trường. Vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp sau

1() Năm 2000 cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản là: khai thác chiếm 25,1%; nuôi trồng chiếm 74,6%; dịch vụ thủy sản chiếm 0,3%. Đến năm 2005 tỷ lệ này lần lượt là: 15,3%; 83,8%; 0,9%. Năm 2010 là: 11,3%; 87,6%; 1,1%

chuyển đổi được phát huy.

(ii) Ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Giai đoạn 2001 - 2010, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển nhanh, đồng thời duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về mặt giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của tỉnh về nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Điều này đã tạo ra động lực chính trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 -2010 đạt 25,3%/năm, trong đó: giai đoạn 2001-2005 đạt 26,77%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 đạt 23,85%/năm. Năm 2010 giá trị sản xuất ước đạt 8.876,2 tỷ đồng, gấp 9,5 lần so với năm 2000 và gấp 2,96 lần năm 2005. Đã hình thành một số sản phẩm công nghiệp có ưu thế cạnh tranh, được thị trường chấp nhận, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trở thành mũi nhọn và xi măng, thép (đặc biệt là thép kết cấu phi tiêu chuẩn) là sản sản phẩm chủ yếu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn vừa qua tỉnh đã hoàn thành đầu tư xây dựng một số nhà máy có quy mô sản xuất lớn như: nhà máy ôtô Thành Công, nhà máy đạm công suất 56 vạn tấn/năm; nhà máy sản xuất kính nổi... Điều này đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng nhanh, đột phá của ngành công nghiệp trong giai đoạn tới.

Bảng số 2.6: Sản lượng sản phẩm CN, TTCN chủ yếu giai đoạn 2001-2010

Sản phẩm chủ yếu ĐVT 2001 2003 2004 2005 2007 2008 2009 2010 1. Xi măng clanhke Ngh.tấn 157 247 268 1.155 2.129 3.964 4.729 5.955 2. Thép Ngh.tấn 16 93 124 139 103,9 87,9 142 157 3. Đá khai thác Ngh. m3 1.210 1.320 1.765 1.832 3.006 3.902 5.069 6.719 4. Gạch đất nung Tr.viên 163 211 220 283 413 340 400 448 5. Phân hóa học Ngh.tấn 45 82 90 163 225,2 261,8 241,8 262,2

6. Quần áo may sẵn Ngh. SP 1.444 2.553 2.360 1.891 4.745 7.831 14.708 17.891

7. Điện Tr.Kw.h 661,3 728,9 752,0 757,1 762,5

8. Chiếu cói Ngh. lá 2.029 5.361 5.434 5.253 5.190 2.874 3.328 3.619

9. Hàng thêu Ngh.bộ 578 488 1.184 947 8.483 6.879 4.966 5.377

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2010 tỉnh Ninh Bình * Tình hình phát triển Khu công nghiệp:

Theo Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số

1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008, tỉnh Ninh Bình có 07 Khu Công nghiệp, với tổng diện tích 1.961 ha, chiếm 1,41% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; gồm: Khu công nghiệp Khánh Phú, diện tích 334,02 ha; Khu công nghiệp Tam Điệp, diện tích 450 ha; Khu công nghiệp Gián Khẩu, diện tích 262 ha; Khu công nghiệp Khánh Cư, diện tích 170 ha; Khu công nghiệp Phúc Sơn, diện tích 145 ha; Khu công nghiệp Xích Thổ, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Sơn Hà, diện tích 300 ha.

Trong giai đoạn 2001-2010, đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 2 khu công nghiệp: Gián Khẩu (là khu công nghiệp đa ngành như: dệt may; cơ khí sản xuất, lắp ráp; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, lắp ráp điện tử) và khu công nghiệp Khánh Phú (với sản phẩm chủ yếu như: đạm 56 vạn tấn/năm, than (sàng tuyển) 300.000 tấn/năm; kính nổi, bốc hàng hoá 1,1 tr tấn/năm; đóng, sửa chữa tàu thuyền); đồng thời đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tam Điệp (với các ngành chính như: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, giầy da, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử; công nghiệp hàng tiêu dùng, một số loại hình công nghiệp khác).

Tính đến hết 31/12/2010, có tổng số 67 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào 3 khu công nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 37.741 tỷ đồng (trong đó, có 15 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 195,5 triệu USD và 1 dự án xây dựng - kinh doanh hạ tầng với số vốn đăng ký 891,418 tỷ đồng); đăng ký sử dụng 27.077 lao động với tổng diện tích đất cho thuê tại 3 khu công nghiệp nói trên đạt 418,52ha; gồm: Khu công nghiệp Khánh Phú, diện tích đất cho thuê (237,11/248,59)ha đất quy hoạch xây dựng nhà máy, tỷ lệ lấp đầy đạt 95,4%; Khu công nghiệp Gián Khẩu, diện tích đất cho thuê (121,15/121,15)ha đất quy hoạch xây dựng nhà máy, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; Khu công nghiệp Tam Điệp giai đoạn I, diện tích đất cho thuê (60,26/117,09)ha đất quy hoạch xây dựng nhà máy, tỷ lệ lấp đầy đạt 51,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 3.242 tỷ đồng, chiếm 36,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng/ha; nộp ngân sách 665,5 tỷ đồng, bình quân 1,6 tỷ đồng/ha, chiếm 22% thu ngân sách toàn tỉnh; xuất khẩu 39,65 triệu USD chiếm 49,6% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh; tạo việc làm cho 13.450 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm trên 80%, thu nhập bình quân

khoảng 1,7 triệu đồng/người/tháng.

* Tình hình phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng, với nhiều làng nghề truyền thống về sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tiêu biểu như:

- Nghề thêu ren (Ninh Hải - Hoa Lư), có từ thời nhà Trần, hiện nay có vài chục nghìn lao động và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở vùng nông thôn. Sản phẩm thêu ren đặc sắc, mang đậm nét văn hoá Việt, tạo được uy tín tại thị trường các nước phát triển Tây Âu, có thị trường vững chắc ở các thành phố lớn trong nước, được du khách ưa chuộng. Năm 2009 đã xuất khẩu 820,9 nghìn bộ sản phẩm.

- Nghề cói (Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô) với các sản phẩm chủ yếu có thương hiệu khá nổi tiến là thảm cói và chiếu cói. Năm 2010, có gần 2 triệu m2 thảm cói, trên 3,6 triệu lá chiếu được sản xuất và đã xuất khẩu trên 65,6 nghìn m2. Nâng đáng kể giá trị đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và tạo việc làm thường xuyên cho trên 1.500 lao động và 25 nghìn lao động nông nhàn.

- Nghề chạm khắc đá (Ninh Vân - Hoa Lư), là một nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Ninh Bình, được tỉnh chú trọng phát triển. Sản phẩm đá mỹ nghệ của Ninh Vân đã có thương hiệu, đáp ứng thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, đã có một số sản phẩm cao cấp quan trọng để xây dựng các công trình kiến trúc lịch sử trong nước và một số nước trên thế giới.

- Hàng mộc cao cấp và nghề mây tre đan, với nhiều chủng loại sản phẩm và mẫu mã, chất lượng tốt cộng thêm giá thành hấp dẫn cũng được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Hiện nay, làng nghề mộc cao cấp ở Ninh Phong, TP Ninh Bình và nghề mây tre đan ở Nho Quan, Gia Viễn đã được tỉnh tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển mạnh.

(iii) Ngành Xây dựng:

Khu vực xây dựng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao về giá trị sản xuất, bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 24,7%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 27,55/năm và đến năm 2010, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt trên 4.882,3 tỷ đồng(theo giá so sánh), tăng 8,94 lần so với năm 2001 và 3,02 lần so với năm 2005. Năm 2008 chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chỉ đạt 2,6% nhưng sang năm 2009 đã phục hồi trở lại và bù đắp vào sự

suy giảm đó với mức tăng trưởng ở mức 49,6%, các năm khác duy trì tốc độ ở mức khoảng 25,0%(2). Nhiều công trình sản xuất công nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng trong giai đoạn đã và đang được triển khai làm tăng năng lực cho phát triển sản xuất của nền kinh tế(3).

(iv) Ngành Dịch vụ

Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2001 - 2010 đạt trên 15,5%/năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng 19,47%. Đến năm 2010, giá trị sản xuất (giá so sánh) của các ngành dịch vụ đạt trên 3.535 tỷ đồng, gấp hơn 4,2 lần so với năm 2000 và gấp 2,43 lần so với năm 2005.

Ngành thương mại: hoạt động sôi nổi, khối lượng hàng hóa lưu thông liên tục tăng với tốc độ cao, với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả tỉnh tăng bình quân 24,4%/năm trong cả giai đoạn 2001- 2010. Đến năm 2010, tổng mức bản lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 10.200 tỷ đồng, gấp 8,9 lần so với năm 2000 và gấp 3,4 lần so với năm 2005.

Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa: tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân với nhiều phương tiện và thuận lợi. Cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ vận tải được tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn 2006 - 2010, vận chuyển hàng hóa tăng bình quân 25,24%/năm; vận chuyển hành khách tăng bình quân 16,5%/năm.

Ngành Bưu chính - Viễn thông: phát triển nhanh, mang lưới viễn thông tiếp tục được hoàn thiện và hiện đại hóa. Trong 10 năm 2001-2010, phát triển mới 478.928 thuê bao điện thoại từ 18.014 thuê bao năm 2001 lên 61.622 thuê bao năm 2005 và 488.942 năm 2010. Số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân tăng từ 2,01 năm 2000 lên 6,73 năm 2005 và 54,28 năm 2010. Số thuê bao internet cũng tăng mạnh từ 71 thuê bao năm 2001 lên 505 thuê bao năm 2005 và 25.069 thuê bao năm 2010.

Xuất nhập khẩu: tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010 còn thấp, đạt 339,5 triệu USD, chủ yếu là giai đoạn 2006 - 2010 (đạt 286,1 triệu USD, chiếm

2() Năm 2006 đạt 24,8%; năm 2007 đạt 25,6%; 2009 đạt 49,6% và năm 2010 đạt 25,17%.

3() Trong giai đoạn 2006-2010 đã nâng cấp được 150 km đường giao thông đến trung tâm các xã; cấp nước 8000.m3/ngày đêm; xây dựng 480 ha khu công nghiệp; củng cố, nâng cấp và hàn khẩu 27,8 km đê biển; củng cố gần 148 km đê sông; nạo vét 165 km sông; khoảng 300 km nội đồng; xây dựng 995 phòng học; 1065 giường bệnh…

84,27%); năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 89,2 triệu USD, gấp 6,8 lần so với năm 2000 và gấp 4,23 lần so với năm 2005. Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010 đạt gần 867,450 triệu USD, riêng năm kim ngạch nhập khẩu 2010 đạt 396,5 triệu USD và có sự tăng đột biến là do nhập khẩu máy móc, thiết bị lắp đặt nhà máy đạm công suất 56 vạn tấn/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho sản xuất như vải, chỉ thêu cho sản xuất may mặc; thiết bị, thạch cao cho sản xuất xi măng; linh kiện xe máy, máy công trình, phụ liệu may mặc, phôi thép, ô tô, xe máy...

Kim ngạnh xuất của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn vừa qua còn rất hạn chế, kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong các tỉnh đồng bằng sông Hồng và thích ứng chậm với biến động thị trường do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, khối lượng nhỏ, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng có nguồn gốc từ nông sản, thị trường xuất khẩu manh mún, tự phát, chưa có xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Bảng số 2.7: So sánh kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng

Đơn vị tính: triệu USD

STT Tỉnh, thành phố Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009 Năm2010

1 Ninh Bình 21,1 25,9 34,8 48,2 67,9 89,2 2 Hà Nội 2.860,0 3.572,5 4.358,4 6.904,0 6.328,0 7.990,1 3 Hải Phòng 839,0 1.013,4 1.258,2 1.509,7 1.684,3 1.954,1 4 Vĩnh Phúc 189,3 220,4 243,3 375,6 399,0 544,6 5 Bắc Ninh 92,0 181,4 359,6 602,9 935,8 2.397,4 6 Hải Dương 109,0 224,7 283,2 620,0 764,1 1.040,5 7 Hưng Yên 210,5 258,8 368,9 446,5 447,3 538,9 8 Hà Nam 39,8 49,2 104,9 141,5 144,9 166,9 9 Nam Định 126,4 163,4 192,3 220,2 226,6 253,2 10 Thái Bình 98,0 133,0 164,9 251,9 388,0 455,0

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2010 tỉnh Ninh Bình Ngành Du lịch: thực hiện Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 07 của UBND tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hoạt động du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và lợi thế riêng có của tỉnh về du lịch; kết cấu hạ tầng du lịch đặc biệt là tại các khu du lịch trọng điểm như (khu du lịch sinh

thái Tràng An, khu tâm linh núi chùa Bái Đính; Cố đô Hoa Lư...) được tăng cường đầu tư để tạo ra bước phát triển mới có tính đột phá; nhiều sự kiến du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia đã được tổ chức trên địa bàn tỉnh như (kỷ niệm 1.000 năm

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 41 - 48)