MINH PHƯỢNG
4.2.7. Bảo toàn và phát triển vốn cố định
Bảo toàn và phát triển vốn cố định đặt ra như một nhu cầu tất yếu tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Yêu cầu khách quan này bắt nguồn từ những lý do sau:
• Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn, nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như trong bảng 3.3 trang 50 đã cho thấy vốn cố định của công ty được tăng dần qua các năm, sang năm 2011 đã tăng 1,415 tỷ đồng, chiếm 44,89 % tổng vốn của công ty
• Vốn cố định là biểu hiện bẳng tiền của TSCĐ, chu kỳ của vốn lưu động dài hơn so với một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian đó, đồng vốn luôn bị “đe doạ” bởi những rủi ro do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan làm thất thoát vốn như lạm phát, hao mòn vô hình,...
• Khác với cách vận động của vốn lưu động là chuyển dịch giá trị một lần và cũng hoàn vốn một lần, vốn cố định chuyển dịch giá trị từng phần và hoàn vốn từng phần. Trong khi có một bộ phận của vốn cố định được chuyển hoá thành vốn tiền tệ - quỹ khấu hao ( phần động ) thì còn một bộ 113
phận khác lại nằm trong phần giá trị còn lại của tài sản định (phần tĩnh ). Nếu loại trừ những tác nhân chủ quan và khách quan thì muốn bảo toàn được vốn cố định thì “phần tĩnh” của vốn cố định phải nhanh chóng chuyển sang “phần động”. Đó là một quá trình khó khăn và phức tạp. Đây chính là khâu dễ làm thất thoát vốn. Từ những lý do chủ yếu nêu trên ta thấy việc quản lý,bảo toàn và sử dụng vốn là rất quan trọng trong doanh nghiệp.
Trên lý thuyết, bảo toàn vốn cố định là phải thu hồi toàn bộ phần giá trị đã ứng ra ban đầu để mua sắm tài sản cố định. Điều này chỉ là lý tưởng và đúng điều kiện của nền kinh tế không có lạm phát và không có hao mòn vô hình. Trong thực tế, việc thu đủ nguyên giá tài sản cố định sẽ trở thành vô nghĩa nếu nó không đủ để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Do vậy, trong nền kinh tế thị trường bảo toàn vốn cố đinh phải được hiểu một cách đầy đủ là phải thu hồi lượng giá trị thực của tài sản cố định. Ở đây, giữa giá trị thực của tài sản cố định và nguyên giá của tài sản cố định là những đại lượng khác nhau song điều quan trọng là cả hai đại lượng này ít nhất phải có cùng sức mua để tạo ra một giá trị sử dụng. Có như vậy vốn cố định mới được bảo toàn và thực hiện tái sản xuất tài sản cố định .
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các doanh nghiệp. Nó mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện thiếu vốn sản xuất kinh doanh như hiện nay. Trước tình hình kinh tế đang có nhiều biến động, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, việc gia tăng hiệu quả sử dụng vốn góp phần đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng khả năng tích lũy, giúp doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống người lao động là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp.
Trong suốt 10 năm qua, công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng với trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý còn nhiều hạn chế đang gặp không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường. Do đó việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn một cách chính xác để tìm ra giải pháp giúp công ty sử dụng hiệu quả hơn nữa những nguồn lực sẵn có của mình có ý nghĩa rất quan trọng. Trải qua một thời gian nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là tình hình tài chính mà cụ thể hơn là hoạt động sử dụng vốn tại công ty Minh Phượng, tác giả rất mong muốn những giải pháp mình đưa ra có thể góp một phần nhỏ vào việc khắc
phục những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các chu kỳ kinh doanh tiếp theo của công ty.
Tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới GS. TS. Nguyễn Thành Độ, các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh - trường Đại học Kinh tế quốc dân; ban lãnh đạo, cán bộ các phòng ban của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng, những người đã tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và công tác, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn sẽ khó tránh khỏi những sai sót, những điểm còn chưa hợp lý, nên tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và độc giả quan tâm để luận văn tiếp tuc được hoàn thiện, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!