Quản lý và khai thác tối ưu tài sản cố định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 109 - 112)

MINH PHƯỢNG

4.2.5. Quản lý và khai thác tối ưu tài sản cố định

4.2.5.1. Lý do thực hiện

Theo như số liệu trong bảng 3.13 trang 80 thì hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định và sức sinh lời của TSCĐ năm 2011 đều giảm so với năm 2010. Trong chương 3, mục 3.3.2.2 trang 78 cũng đã trình bày rất cụ thể nguyên nhân của sự sụt giảm này là do: mức tăng của TSCĐ (công ty mua sắm mới các máy móc thiết bị) lớn hơn nhiều so với mức tăng của lợi nhuận, hơn nữa doanh thu thuần năm 2011 lại bị giảm so với năm trước. Vì thế ngoài các biện pháp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, công ty cũng cần phải chú trọng đến vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho hợp lý.

4.2.5.2. Nội dung thực hiện

Do đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, còn giá trị của nó sẽ được dịch chuyển dần dần vào giá trị sản phẩm nên cần phải có các biện pháp quản lý tối ưu, đồng thời phải được bảo tồn về cả mặt hiện vật lẫn giá trị, cụ thể như sau:

• Phải có chính sách phân cấp quản lý TSCĐ một cách rõ ràng, hợp lý cho các đơn vị, phòng ban nhằm tăng cường trách nhiệm của từng bộ phận đối với TSCĐ của công ty. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp công ty khai thác triệt để năng lực của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải; đồng thời nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu tư , nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

• Áp dụng chính sách đòn bẩy kinh tế để nâng cao công suất sử dụng TSCĐ, có các quy định quản lý sử dụng TSCĐ nhằm khai thác hết công suất TSCĐ, nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.

• TSCĐ của công ty phải được quản lý chi tiết với từng tài sản. TSCĐ phải được kiểm kê định kỳ, theo dõi chi tiết giá còn lại. Chi phí khấu hao TSCĐ phải được hạch toán chính xác vào chi phí kinh doanh.

• Thực hiện tốt việc quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp TSCĐ đảm bảo không làm hư hỏng, mất mát và duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ. Công ty có thể tiến hành hợp lý hóa định kỳ bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ như: bảo dưỡng định kỳ hàng tháng. sửa chữa định kỳ nửa năm, sửa chữa lớn định kỳ một năm. Thời gian bảo dưỡng sửa chữa lớn định kỳ đối với từng TSCĐ cụ thể sẽ khác nhau do đặc tính, khả năng hoạt động, thời gian sử dụng tài sản… Thời gian này được quy định trên cơ sở ở sự thống nhất ý kiến giữa các phòng ban điều hành và bộ phận đăng ký sử dụng và quản lý TSCĐ đó.

• Định giá chính xác giá trị thực của TSCĐ: Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, TSCĐ thường xuyên phải đối mặt với những nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó để có cơ sở cho việc tính toán kế hoạch thu hồi vốn, công ty cần phải giảm sự chênh lệch giữa giá trị thực thực tế và giá trị ghi trên sổ sách của tài sản.

• Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính nhưng lại không phản ánh được chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. Công ty cần phải chu ý lựa chọn, sử dụng phương pháp khấu hao hợp lý như: áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho

những tài sản có tốc độ hao mòn vô hình lớn, cường độ làm việc cao, hoặc những máy móc thiết bị được vay bằng vốn ngân hàng để có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh. Cách tính khấu hao này mặc dù đẩy chi phí lên cao làm giảm lợi nhuận nhưng ta cần nhận thấy ưu điểm rõ rệt của nó. Đó là: trước hết với cách tính khấu hao nhanh sẽ giúp đẩy nhanh việc thu hồi vốn tài trợ cho TSCĐ (bởi mức khấu hao trong các năm đầu sẽ cao hơn trong những năm sau). Ngoài ra với phương pháp khấu hao này cũng sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế, về lâu dài công ty có khả năng đổi mới TSCĐ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

• Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao hợp lý cho từng loại TSCĐ, công ty cũng cần phải quản lý tốt quỹ khấu hao của mình. Mục đích chính của quỹ khấu hao là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Do vậy, công ty cần sử dụng quỹ khấu hao theo đúng mục đích là để tái đầu tư TSCĐ nhằm giảm chi phí đầu tư do giảm nguồn vốn vay mua máy móc thiết bị.

• Thanh lý, nhượng bán bớt một số TSCĐ đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Xử lý thanh lý TSCĐ đã quá cũ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của công ty. Bởi đối với những tài sản quá cũ thì chi phí duy trì, bảo dưỡng thường rất cao. Điều này dẫn đến lợi nhuận sẽ bị giảm sút, làm giảm kết quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Ngoài ra, đối với máy móc thiết bị đã quá cũ còn ảnh hưởng đến việc không đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. Bên cạnh đó, việc đảm bảo hoạt động thường xuyên của máy móc không ổn định sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, làm giảm năng lực hoạt động của TSCĐ và năng suất lao động, gây khó khăn cho công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w