Chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 35 - 37)

Ngay từ khi mới ra đời cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp bao giờ cũng phải xây dựng cho mình kế hoạch về sản xuất kinh doanh. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thực tế là việc đề ra các mục tiêu về quản lý kinh doanh, đầu tư kinh doanh, mở rộng và lựa chọn thị trường, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực…và những phương hướng cơ bản để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các mục tiêu đó.

Các chính sách cụ thể của chiến lược kinh doanh:

•Chính sách về khai thác thị trường kinh doanh

Đây là mục tiêu nhằm tìm kiếm thị trường, xâm nhập và khai thác công việc kinh doanh cho doanh nghiệp, đây là nhiệm vụ rất cần của doanh nghiệp bởi vì: doanh nghiệp muốn tồn tại phải có các hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh phải tìm kiếm được công việc để kinh doanh và muốn có công việc để kinh doanh thì phải khai thác tìm kiếm thị trường có thể tạo ra việc làm. Đồng thời thông qua chính sách về thị trường doanh nghiệp có thể khuyếch trương và tôn tạo uy tín rộng khắp. Việc khai thác thị trường cũng phải xác định được đâu là thị trường tiềm năng phù hợp

với đặc thù kinh doanh của mình và đâu là thị trường mới để có chính sách đầu tư hợp lý nhằm đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhưng phải đảm bảo có hiệu quả.

•Chính sách về đầu tư

Đầu tư có thể mang tính chuyên sâu, mở rộng hay thay thế những năng lực sản xuất hiện có. Chính sách đầu tư là mục tiêu thường xuyên nhằm khai thác triệt để năng lực hiện có, đổi mới thiết bị, công nghệ, sản phẩm; mở rộng quy mô đầu tư phù hợp với việc khai thác thị trường kinh doanh. Gắn với chính sách đầu tư bao giờ cũng phải xác định được chính sách tài chính mà cụ thể là nguồn vốn hình thành đáp ứng mục tiêu đầu tư.

•Chính sách về tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực

Nhằm phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp phải lựa chọn và đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Đi đôi với việc tuyển chọn, đào tạo thì việc quản lý sử dụng con người và trả công người lao động cũng phải phù hợp nếu không dẫn tới tình trạng “chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp.

• Chính sách về tài chính và quản lý kinh doanh

Trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh đề ra phải có chính sách tài chính phù hợp. Mặt khác quản lý kinh doanh cũng phải thường xuyên đổi mới đáp ứng và phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh, có như vậy các mục tiêu của chiến lược kinh doanh mới có tính khả thi.

Tóm lại: Với mỗi giai đoạn phát triển doanh nghiệp đều có một chiến lược kinh doanh phù hợp. Xuất phát từ chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp xác định nhu cầu về vốn cũng phải tương ứng, các giai đoạn kinh doanh khác nhau thì nhu cầu về vốn cũng khác nhau và phương thức để huy

động vốn cũng khác nhau. Khi mà doanh nghiệp chưa có điều kiện để phát triển hay cơ hội kinh doanh chưa tới thì vốn kinh doanh cũng không cần nhiều, ngược lại khi kinh doanh phát triển cơ hội đến đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn cho kinh doanh. Trên cơ sở nhu cầu vốn, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn và khai thác triệt để các phương thức huy động vốn hay nói cách khác chiến lược kinh doanh là điểm xuất phát để doanh nghiệp vạch ra chính sách huy động vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w