Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 76 - 82)

7. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở

3.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu như đã trình bày ở chương 2 của luận văn, phần 2.2.3.3 trang 27. Dưới đây, tác giả sẽ lấy ví dụ tính toán cho một số các chỉ tiêu:

• Chỉ tiêu (9) Sức sản xuất của 1 đồng VCĐ (2009) = 50450/8142 = 6,2 (lần)

• Chỉ tiêu (8) Sức sinh lời của 1 đồng VCĐ(2010)= (1044/9085) x 100 = 11,49%

• Chỉ tiêu (10) Sức sinh lời của TSCĐ (2011) = (1165/11464) x100 =10,16%

• Chỉ tiêu (11) Suất hao phí TSCĐ (2011) = 11464/62963 = 018 (lần)

• Chỉ tiêu (12) Hệ số đảm nhiệm VCĐ (2010) = 9085/1044 = 0,14 (lần) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty từ năm 2007 đến năm 2011 được tính toán và trình bày cụ thể trong bảng 3.15 trang 86:

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2007 – 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Doanh thu thuần Trđ 46045 42511 50450 65650 62963 -3534 -7.68 7939 18.68 15200 30.13 -2687 -4.09 2.Lợi nhuận sau

thuế Trđ 1048 722 757 1044 1165 -326 -31.14 36 4.92 287 37.91 121 11.59 3.Vốn cố định bình quân Trđ 7269 7620 8142 9085 10663 351 4.83 522 6.84 943.5 11.59 1578 17.36 4.Nguyên giá TSCĐ bình quân Trđ 7683 8061 8500 9616 11464 378 4.92 439 5.45 1116 13.13 1848 19.21 5.Sức sản xuất của 1 đồng VCĐ(1/3) Lần 6.33 5.58 6.20 7.23 5.91 -0.76 -11.93 0.62 11.07 1.03 16.61 -1.32 -18.28

6.Sức sinh lời của

1 đồng VCĐ (2/3) % 14.41 9.47 9.30 11.49 10.93 -4.95 -34.31 -0.17 -1.80 2.19 23.59 -0.57 -4.927. Sức sinh lời của 7. Sức sinh lời của

TSCĐ (2/4) % 13.64 8.95 8.91 10.86 10.16 -4.69 -34.37 -0.04 -0.50 1.95 21.91 -0.69 -6.398. Suất hao phí 8. Suất hao phí TSCĐ (4/1) Lần 0.17 0.19 0.17 0.15 0.18 0.02 13.64 -0.02 -11.15 -0.02 -13.06 0.04 24.30 9. Hệ số đảm nhiệm VCĐ (3/1) Lần 0.16 0.18 0.16 0.14 0.17 0.02 13.54 -0.02 -9.97 -0.02 -14.25 0.03 22.37 78

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2007 – 2011 [10, 11, 12, 13, 14])

Qua bảng số liệu trên ta thấy, sức sinh lời của 1 đồng vốn cố định của công ty năm 2008 giảm 4,95 lần (tương đương giảm 34,31%) so với năm 2007. Lợi nhuận năm 2008 giảm 326 triệu đồng nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tình hình kinh tế khó khăn trong năm này đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khiến cho các đơn đặt hàng bị giảm một cách đáng kể. Năm 2009 lợi nhuận chỉ tăng có 36 triệu, trong khi đó vốn cố định bình quân lại tăng 522 triệu. Do vậy làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2009 vẫn giảm 1,8% so với năm 2008. Năm 2010 hiệu quả sử dụng vốn cố định là 11,49% tăng 23,59% so với năm 2009. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 37,91% và vốn cố định bình quân cũng tăng 11,59%. Sức tăng của lợi nhuận và vốn cố định khá cao làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng lên đáng kể. Năm 2011 là 10,93% giảm 4,92% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do sức tăng của lợi nhuận sau thế thấp hơn nhiều so với sức tăng của vốn cố định bình quân. Trong năm 2011 công ty đã đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và một số máy móc phục vụ quản lý nên đã làm cho vốn cố định bình quân tăng 17,36% nhưng việc kinh doanh của công ty trong năm 2011 lại chưa đạt hiệu quả cao, lợi nhuận sau thuế đạt được trong năm này chỉ tăng 11,59% so với năm trước.

Sức sản xuất của 1 đồng vốn cố định của công ty năm 2008 giảm 11,93%, nhưng đến năm 2009 đã tăng 11,07% và năm 2010 là 7,23 lần, tăng 1.03 lần ( tương ứng tăng 16,61%) so với năm 2009. Đây là một con số khá cao chứng tỏ trong năm này công ty đã quản lý và sử dụng vốn cố định rất hiệu quả. Song, đến năm 2011, sức sản xuất của 1 đồng vốn cố định chỉ còn 5,91 lần, giảm 1,32 lần (tương ứng giảm 18,28%) so với năm 2010. Điều đó cho thấy năm 2011, công ty chưa sử dụng vốn cố định một cách hiệu quả. Nguyên nhân là do doanh thu thuần bị giảm 4,09% so với năm 2010 mà vốn

cố định bình quân lại tăng 17,36% so với năm 2010, vì thế làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định. Doanh thu của công ty bị giảm là do công ty chưa kí kết được nhiều đơn đặt hàng, tình hình kinh doanh thép cũng bị giảm. Sở dĩ xảy ra tình trạng ấy là vì trong năm 2011 kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là giá thép và nhu cầu thép trên thị thị trường giảm mạnh làm ảnh hưởng đến không chỉ việc sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều công ty khác trong cùng ngành.

Sức sinh lời của tài sản cố định năm 2008 giảm mạnh 34,37% so với năm 2007, năm 2009 cũng giảm 0,5% so với năm 2008 nhưng sang năm 2010 đã tăng 21,91% so với năm 2009. Tuy nhiên năm 2011, sức sinh lời của tài sản cố định lại giảm 6,39% so với năm trước. Nguyên nhân là do lợi nhuận giảm hoặc tăng thấp hơn so với mức tăng của TSCĐ.

Suất hao phí tài sản cố định năm 2010 là 0,15 lần nghĩa là muốn có một đơn vị doanh thu thuần thì công ty cần phải đầu tư 0,15 đơn vị tài sản cố định. Chỉ tiêu này đã giảm 13,06% so với năm 2009. Sang năm 2011, suất hao phí tài sản cố định tăng 0,04 lần (tương đương tăng 24.30%) so với năm 2010, nghĩa là muốn có một đơn vị doanh thu thuần thì cần phải đầu tư 0,18 đơn vi tài sản cố định, tăng thêm 0,04 đơn vị so với cùng kỳ năm trước. Suất hao phí tài sản cố định càng lớn chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định năm này chưa đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc cải tiến công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường là điều không thể thiếu. Do đó, có thể ngay lúc này trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng lớn nên bản thân công ty cũng gặp khó khăn trong việc kí kết những hợp đồng mới, do vậy mà hiệu quả sử dụng tài sản cố

định chưa cao nhưng công ty có thể hy vọng vào năm tới sẽ có một kết quả khả quan hơn khi kinh tế toàn cầu phục hồi dần dần.

Hệ số đảm nhiệm vốn cố định từ năm 2008 đến năm 2010 đều giảm 0.02 lần so với năm trước. Năm 2011, hệ số đảm nhiệm vốn cố định là 0,17 lần, tăng 22,37% so với năm trước. Trị số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng thấp. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2011 là chưa cao.

Tóm lại, qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tác giả nhận thấy việc công ty đầu tư quá nhiều vào TSCĐ thực chất là chưa khả quan bởi lẽ đối với TSCĐ nếu đã mua sắm mới rồi thì rất khó có thể giảm đi được, chứ không như vốn lưu động. Nói cách khác, sai lầm trong đầu tư TSCĐ sẽ kéo theo hậu quả trong nhiều năm. Hơn nữa, sự gia tăng quá nhiều của vốn cố định trong một năm sẽ làm giảm hiệu suất cũng như hiệu quả sử dụng của nó. Vì thế, trong năm tới công ty không nên đầu tư thêm vào vốn cố định hay TSCĐ nữa, mà cần phải có các biện pháp quản lý, vận hành, bảo dưỡng tối ưu đối với máy móc thiết bị để có thể khai thác được tối đa công suất của các tài sản này.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w