MINH PHƯỢNG
4.2.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp
4.2.2.1. Lý do thực hiện
Theo như số liệu trong bảng 3.3 trang 50 tại chương 3 mục 3.2.4 trang 46 tác giả đã phân tích một cách khái quát chung về báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh
Phượng từ năm 2007 đến năm 2011. Qua đó tác giả nhận thấy trong năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.112 triệu đồng, tăng 26,94% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu lại giảm 4,09%. Ta sẽ xem cơ cấu của chi phí quản lý thay đổi như thế nào qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010
(Nguồn: Bảng CĐKT năm 2010 [TLTK:13;15])
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011
(Nguồn: Bảng CĐKT năm 2011 [TLTK:14;15])
Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy, chi phí quản lý tăng là do công ty mua thêm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy điều hòa nhiệt độ, máy in. Do đó làm tỷ trọng chi phí đồ dùng dụng cụ từ 30% lên 32%, kéo theo đó là chi phí điện nước cũng tăng theo từ 7% lên 11% do mua mới một số máy móc nên nhân viên vẫn chưa có ý thức sử dụng tiết kiệm vì thế tiền điện, nước tăng lên. Chi phí khấu hao TSCĐ cũng tăng thêm 1%.
Có thể nói đầu tư cho công tác quản lý là cần thiết nhưng để cho chi phí quản lý tăng cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh mà cụ thể là ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy cần phải có biện pháp để cắt giảm chi phí. Tiết kiệm chi phí quản lý để hạ giá thành là một trong những biện pháp hữu hiêu nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Do đó, công tác quản lý chi phí là công tác hết sức quan trọng. Nếu làm tốt công tác này thì doanh nghiệp chỉ mất một khoản chi phí thấp mà lại có được hiệu quả cao và ngược lại nếu không quản lý tốt chi phí thì sẽ gây lãng phí, không đem lại hiệu quả cho công ty.
4.2.2.2. Nội dung thực hiện
Để thực hiện biện pháp này cần phải làm những công việc cụ thể sau:
− Đối với vật tư, trang thiết bị, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác quản lý cần xây dựng một định mức sử dụng tiết kiệm nhất. Những đồ dùng không đòi hỏi quá cao về mặt kỹ thuật, công ty có thể mua các sản phẩm được sản xuất trong nước, như thế sẽ tiết kiệm dược chi phí mà thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa cũng dễ dàng hơn.
− Đặc biệt, phải giáo dục, đào tạo nhân viên có ý thức trong việc tiết kiệm điện, nước, biết giữ gìn các tài sản của công ty, tránh lãng phí…
− Đối với chi phí tiền lương nhân viên quản lý, cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ về thời gian làm việc, có chế độ khen thưởng rõ ràng nhằm khuyến khích nhân viên làm việc hăng say với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
4.2.2.3. Dự kiến kết quả đạt được
Sau khi thực hiện những giải pháp về tiết kiệm chi phí quản lý, đặc biệt là tăng cường kiểm tra và nhắc nhở nhân viên có ý thức trong việc tiết kiệm điện nước, giữ gìn tài sản, tránh lãng phí … sẽ giúp công ty có thể giảm được 3% tiền chi trả cho hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý giảm : 1.402 × 3% = 42,06 (trđ)
Bảng 4.2: Dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện biện pháp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu Đvt Trước khi thực hiện BP Sau khi thực hiện BP Chênh lệch Giá trị %
1.Doanh thu thuần Trđ 62963 62963 0 0.00
2.Giá vốn hàng bán Trđ 59694 59694 0 0.00
3.Lợi nhuận gộp Trđ 3269 3269 0 0.00
4.Doanh thu hoạt
động tài chính Trđ 18 18 0 0.00
5.Chi phí tài chính Trđ 267 267 0 0.00
6.Chi phí quản lý kinh
doanh Trđ 1402 1360 -42 -3.00
7.Lợi nhuận trước
thuế Trđ 1618 1660 42 2.60
8.Thuế TNDN Trđ 453 465 12 2.61
9.Lợi nhuận sau thuế Trđ 1165 1195 30 2.60
10.Hiệu quả sử dụng tổng vốn % 4.63 4.75 0.12 2.60 11.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động % 8.03 8.24 0.21 2.65 12.Hiệu quả sử dụng vốn cố định % 10.93 11.21 0.28 2.56
(Nguồn: TLTK 11; chương 3 mục 3.3.2 trang 91)