Những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 91 - 93)

14. Kỳ thu tiền bình

3.4.2. Những hạn chế, tồn tạ

Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty còn tồn tại không ít những hạn chế trong quá trình sử dụng vốn như:

• Do ảnh hưởng của sự biến động kinh tế năm 2011 với các biến số lạm phát, lãi suất, tỷ giá ngày càng tăng và việc giá thép cũng như nhu cầu thép trên thị trường liên tục giảm mạnh nên vào cuối quý 2 năm 2011 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã bị giảm sút. Số lượng đơn đặt hàng giảm, lượng thép tồn kho nhiều, việc kinh doanh thép gặp nhiều khó khăn, làm cho tổng doanh thu năm 2011 giảm 2.691 triệu đồng ( theo số liệu trong bảng 3.3 trang 50). Công ty cần phải có các biện pháp để mở rộng thị trường, có thêm nhiều đơn đặt hàng nhằm tăng doanh thu, từ đó tăng vòng quay của vốn.

• Qua phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn trong mục 3.3.2.1 trang 74 và số liệu đã được trình bày cụ thể tại bảng 3.12 trang 76, năm 2011 mặc dù công ty đã tăng lượng vốn kinh doanh từ 24.998 triệu đồng năm 2010 lên 25.326 triệu năm 2011 nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại không đạt hiệu quả cao, chỉ tăng 4,7% so với năm 2010. Con số này còn rất thấp.

• Sức sinh lời của 1 đồng vốn cố định giảm 0,57 lần trong năm 2011 (Số liệu này được tính toán cụ thể trong bảng 3.13 trang 80 và được phân tích tại mục 3.3.2.2 trang 78). Điều này là do công ty muốn cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh nên đã tập trung mua sắm máy móc thiết bị. Do đó vốn cố định tăng mạnh nhưng doanh thu giảm đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm. Mặc dù lợi nhuận sau thuế có tăng (11,59%) nhưng sức tăng của lợi nhuận sau thuế thấp

hơn nhiều so với sức tăng của TSCĐ nên hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm. Tuy nhiên, công ty vẫn có thể hy vọng vào những năm sau sẽ thu về được kết quả tốt hơn do đầu tư vào TSCĐ là đầu tư dài hạn và không thể nhìn thấy kết quả ngay lập tức. Chính vì trong năm 2011, công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định nên sang năm tới công ty không nên mua sắm thêm máy móc thiết bị nữa nếu không sẽ rất khó để tăng hiệu quả cũng như hiệu suất sử dụng của tài sản cố định (hay vốn cố định). Bên cạnh đó, công ty cũng chưa có những biện pháp triệt để trong việc thực hiện việc vận hành và bảo dưỡng tối ưu cho các máy móc thiết bị hiện có để phát huy được tối đa công suất của các tài sản này.

• Theo kết quả phân tích tại mục 3.3.2.3 trang 83 và số liệu trong bảng 3.14 trang 85, tác giả nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm. Điều đó cho thấy công ty chưa có biện pháp hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vốn kinh doanh của công ty bị khách hàng chiếm dụng nhiều, cụ thể là khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động (năm 2007 chiếm 20,01%; năm 2008 chiếm 14,99%; năm 2009 chiếm 20,18%, năm 2010 chiếm 35,56%, năm 2011 chiếm 33,9%). Mặc dù trong năm 2011 công ty đã đẩy nhanh việc thu hồi nợ nhưng vẫn chưa đạt được những kết quả đáng kể.

• Bên cạnh đó, hàng lưu kho của công ty vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao như bảng 3.9 trang 66 tác giả đã trình bày. Công ty cần có các chính sách hợp lý trong việc giải quyết lượng hàng tồn đọng trong kho để không chỉ làm giảm chi phí lưu kho, bảo quản, mà còn đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nói riêng và tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung.

• Công ty chưa có biện pháp hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí, cụ thể là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn tăng cao. Chi phí bán hàng

năm năm 2011 tăng 18,37%. Chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2011 tăng 26,94% (theo bảng 3.3 trang 50). Tốc độ tăng chi phí quá cao nên làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của lợi nhuận.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 91 - 93)