Biện pháp giảm thiểu giá trị hàng lưu kho

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 106 - 109)

MINH PHƯỢNG

4.2.4. Biện pháp giảm thiểu giá trị hàng lưu kho

4.2.4.1. Lý do thực hiện

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, nhất là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp thì khoản mục hàng lưu kho thường chiếm tỷ trọng lớn, nhưng phải lớn ở mức hợp lý. Nghĩa là đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, không gây ứ đọng vốn, không bị thiếu hụt gây gián đoạn hoặc làm mất cơ hội kinh doanh. Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty (bảng 3.9 trang 66) , khoản mục hàng lưu kho chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2009 là 44,87%; năm 2010 là

34,73% và năm 2011 là 34,5%. Mặc dù tỷ trọng hàng lưu kho đã giảm qua các năm nhưng nó vẫn còn là một con số không nhỏ. Năm 2011, số vòng quay hàng lưu kho tăng rất thấp làm cho số ngày 1 vòng quay hàng lưu kho chỉ giảm được 1 ngày so với năm 2010 ( bảng 3.14 trang 85).

4.2.4.2. Nội dung thực hiện

Công ty cần có những biện pháp để cắt giảm hàng lưu kho nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cụ thể như:

- Thường xuyên đánh giá, kiểm kê vật liệu, hàng hóa tồn kho; xác định mức độ thừa thiếu nguyên vật liệu để đáp ứng cho các đơn đặt hàng.

- Giải quyết kịp thời các vật tư bị hư hỏng, kém chất lượng để giải thoát số vốn ứ đọng.

- Lựa chọn nhà cung ứng có uy tín và chọn thời điểm mua với giá rẻ để hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Theo dõi các biến động về giá thép trên thị trường để có kế hoạch kinh doanh thép hiệu quả.

- Tìm các biện pháp để tiêu thụ được lượng thép còn ứ đọng do nhu cầu thép trên thị trường giảm mạnh vào cuối tháng 6 làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thép của công ty, khiến cho mặt hàng này bị tồn trong kho khá nhiều, làm tăng chi phí lưu kho. Đặc biệt là sự chênh lệch giá nhập so với giá thép thời điểm hiện tại đã làm giảm lợi nhuận của công ty.

- Tính toán, dự báo sự tăng giảm giá của nguyên vật liệu trong thời gian tới để mua dự trữ kịp thời, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

4.2.4.3. Dự kiến kết quả đạt được

Trước những biến động không mấy khả quan của thị trường thép trong thời gian gần đây: lượng tiêu thụ giảm mạnh, một phần do thị trường bất động sản bị đóng băng, lãi suất ngân hàng quá cao cộng với việc thép Trung Quốc tràn vào thị trường nước ta với giá rất rẻ đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép. Vì thế, việc tiêu thụ được số thép còn tồn đọng trong kho là điều rất khó khăn, là bài toán nan giải đối với không chỉ công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Minh Phượng mà còn đối với tất cả các công ty đang kinh doanh và sản xuất thép với lượng thép tồn lên đến hàng trăm nghìn tấn.

Việc thực hiện các biện pháp như đã nếu ở trên sẽ phần nào giúp công ty giảm được lượng hàng hóa tồn kho, từ đó tiết kiệm được chi phí lưu kho, giảm được vốn lưu động, tăng vòng quay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như tổng vốn.

Nếu công ty ký kết được hợp đồng chế tạo lô thép cuốn điện với công ty LS - VINA thì cũng bớt được một lượng đáng kể số vật tư trong kho. Theo báo cáo mới nhận được của phòng Kinh doanh thì công ty đã dự phòng được một lượng khá lớn số vật tư cần dùng cho các công trình lắp dựng khung nhà thép và lắp đặt các thiết bị phi tiêu chuẩn cho các nhà máy. Vì ngay sang những tháng đầu năm 2012, giá nguyên vật liệu đã tăng rất mạnh. Việc mua dự phòng trước sẽ hạn chế được sự tăng giá và chủ động hơn trong hoạt động thi công các công trình của công ty. Vì vậy, dự kiến giá trị hàng lưu kho trong năm 2012 sẽ giảm 7% (theo tính toán của phòng Kinh doanh) tương ứng giảm : 8.737 x 7% = 611,59 (trđ)

→ Hàng lưu kho = 8.737 - 611,59 = 8.125,41 (trđ)

→ Vốn lưu động = 13.956 - 611,59 = 13.344,41 (trđ)

Theo như số liệu trong bảng 3.11 trang 73 và qua việc phân tích tại chương 3, mục 3.3.1.3 trang 65 thì vốn lưu động của công ty được tài trợ chủ yếu bằng vay ngân hàng nên khi vốn lưu động giảm sẽ kéo theo vay nợ ngân hàng giảm làm cho khoản vay ngắn hạn cũng giảm tương ứng.

→ Vay ngắn hạn = 10.006 - 611,59 = 9.394,41 (trđ), tương ứng giảm 9,39% Do đó: chi phí lãi vay cũng sẽ giảm 9,39%

→ Chi phí lãi vay = 267 x (1 - 9,39%) = 241,93(trđ)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh sản xuất và kinh doanh minh phượng (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w