•Chính sách thuế
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đồng thời thuế góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội, điều tiết và kích thích phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay Nhà nước ta thực hiện chính sách thuế để khuyến khích đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu kinh doanh của các ngành nghề với chính sách ưu đãi, đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực mới, dài hạn và có điểm tựa để đảm bảo sự công bằng giúp cho việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
•Chính sách lãi suất
Bất kỳ một tổ chức nào từ doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính khác, dân chúng…đều rất coi trọng và quan tâm đến vấn đề lãi suất. Lãi suất là mục tiêu kinh doanh cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, là cơ sở cho việc giảm các chi phí cho các tổ chức này. Chính sách lãi suất hợp lý sẽ tạo điều kiện trước hết là thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, sẵn sàng cung cấp cho nhu cầu đầu tư kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp vốn cho kinh doanh chủ yếu là huy động từ vốn vay. Chính vì thế mà lãi suất quyết định tới chi phí vốn huy động, tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và có thể làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn trong doanh
nghiệp. Đồng thời lãi suất (lãi suất tái chiết khấu) nếu thay đổi đến một mức độ nào đó sẽ tác động đến tỷ giá ngoại tệ, từ đó mà có thể làm tăng hoặc giảm các nguồn tiền từ nước ngoài chảy vào trong nước hoặc chảy ra nước ngoài làm ảnh hưởng đến ổn định và phát triển kinh tế, tác động đến đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là Nhà nước xây dựng chính sách lãi suất như thế nào vận dụng cho mỗi giai đoạn để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong các tổ chức tài chính tín dụng, thu hút được nhiều tiền nhàn rỗi trong dân và các doanh nghiệp có thể vay chịu đựng được lãi suất để kinh doanh có hiệu quả, tránh tình trạng các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng thì thừa vốn mà các doanh nghiệp thì thiếu vốn nhưng không dám đi vay hoặc không vay được gây mất cân đối giữa cung và cầu về vốn, đẩy các doanh nghiệp các tổ chức tài chính tín dụng ắch tắc trong huy động vốn cho kinh danh.
•Chính sách tỷ giá
Tỷ giá thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đồng nội tệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến lạm phát, ổn định hay tăng trưởng kinh tế, Tuy nhiên, ổn định về kinh tế thì tất yếu sẽ ổn định về tỷ giá, ngược lại ổn định tỷ giá chưa hẳn làm ổn định được kinh tế hoặc biến động về tỷ giá chưa chắc kinh tế mất ổn định. Tuy vậy, về cơ bản lâu dài quan hệ này tác động hữa cơ lẫn nhau. Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước đều có 3 luồng quan điểm về tỷ giá đó là: Thả nổi – Cấm tuyệt đối – Hạn chế tự do lưu thông. Tỷ giá hiện nay chúng ta áp dụng theo quan điểm hạn chế lưu thông: Các cửa hàng, siêu thị, sân bay…Nhà nước có quy định một số hàng được lưu thông thu ngoại tệ và Nhà nước có quy định một số hàng hóa bán cho người nước ngoài được thanh toán bằng ngoại tệ, còn lại ngăn cấm.
Các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư từ ngoại tệ ngoài việc phải chịu lãi suất (đi vay) còn chịu sự trượt giá của đồng ngoại tệ. Đặc biệt trong giai
đoạn vừa qua chủ yếu là trượt giá tăng làm cho chi phí vốn tăng, đây là yếu tố rủi ro mang tính khách quan mà doanh nghiệp phải gánh chịu; yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và các dự án đầu tư nếu không lường hết được yếu tố trượt giá, không có dự phòng về biến động tỷ giá khi huy động bằng ngoại tệ sẽ mang lại hậu quả thua lỗ khó lường.