7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1.3. Nhà vă n con người bình thường trong cuộc sống đời thường
Với một nhãn quan đời thường cự ly tiếp cận gần, quan sát trực diện các tác giả đã khám phá con người nhà văn trong cuộc sống thường nhật ở khía cạnh đời tư. Từ gĩc nhìn ấy, chân dung văn học được đặt trong mối quan hệ phức tạp của đời sống. Qua những mối quan hệ đĩ, chân dung các nhà văn, nhà thơ hiện lên cụ thể sinh động giản dị hơn bao giờ hết, cả cái tốt cũng như cái xấu đều được hiện hình rõ nét trên mỗi trang văn. Được sống với mọi người bình thường, được sống như một người bình thường, đĩ cũng là hạnh phúc thiết thực nhất của mỗi nhà văn. Được viết về những con người bình thường, trong sinh hoạt đời thường, trong mối quan hệ gia đình bạn bè và xã hội, đĩ là văn chương nhân tình, nhân bản nhất. Cĩ lẽ bắt nguồn từ đĩ mà các tác giả khi dựng chân dung nhà văn trong đời thường luơn sâu sắc và chân thật, cĩ sự thống nhất trong bản thân các nét vừa tầm thường lại vừa cao cả, để lại dấu ấn sâu đậm trong lịng người đọc.
Xưa nay, cĩ lẽ trong lịng số đơng độc giả người ta cứ ngỡ “con người nhà văn” phải là những người mực thước với những phẩm chất cao quý. Con người chuẩn mực hơn những con người bình thường khác trong xã hội. Bởi vậy họ hết lời ca ngợi, lí tưởng hĩa nhà văn, tơn vinh thần thánh hĩa nhà văn, nghề văn. Họ đâu biết nhà văn cũng là con người của cuộc đời, con người của đời thường. Cũng được sinh ra và lớn lên từ mảnh đất quê hương, họ cũng cĩ tuổi thơ gắn bĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 44 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
với bao kỉ niệm vui buồn, khổ đau, họ cũng cĩ những tâm tư nguyện vọng, cĩ nhu cầu nội tâm muốn được bộc lộ và giải tỏa. Chân dung nhà văn “cĩ tài thì cĩ tật” là một mảng mầu mới trong bảo tàng chân dung văn học. Ngay đến nhà phê bình Vương Trí Nhàn cĩ lần đúc kết: “chúng tơi mang đầy đủ thĩi hư tật xấu của
kiểu người như chúng tơi trong xã hội’’[24].
Các tác giả tơn trọng sự thật tới từng chi tiết vụn vặt, nhỏ nhất nhưng cũng khơng rơi vào cực đoan, tầm thường hĩa đến mức trở thành dung tục nhà văn, nghề văn. Với cái nhìn tồn diện, các tác giả đã biểu hiện tất cả những gì vốn cĩ vốn tồn tại ở mỗi chân dung văn học khác nhau, thấy được cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Khơng tơ hồng sự thật, khơng đánh bĩng, cũng khơng bơi đen các các chân dung bạn bè của mình. Tác giả cứ để nĩ thể hiện một cách tự nhiên, đơn giản, khơng ưu tiên một chi tiết nghệ thuật nào.
Ví dụ như Trần Đăng Khoa nĩi về cách giữ bản thảo của Phù Thăng: “Phù Thăng gĩi bản thảo thành từng bĩ, quấn giấy xi - măng, rồi cho vào chum ủ lá xoan tươi. Đấy là cách phịng chống mối mọt của những nơng dân nghèo thời trung cổ. Trong căn buồng ẩm thấp, tối sẫm, lúc nào cũng vo ve tiếng muỗi, ngồi chum thĩc, chum sắn, cịn cĩ cả một chum văn nữa” [13, tr.70].
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn trong Một thời để mất, khi dựng lại một những năm tháng khĩ khăn, đời sống văn nghệ khốn khĩ, ơng đã đưa vào trang viết chi tiết “bán máu”. Tác giả cùng Dương Tường, Mạc Lân đi bán máu để đổi tem phiếu về cho gia đình mà trong lịng thấy hạnh phúc. Người đọc thực sự xúc động bởi cái tình của người viết. Với chi tiết: Đình Kính và Chu Lai đi bán lại thuốc lá thu được nhờ “chế độ bồi dưỡng” viết văn thuê để kiếm tiền, rồi chuyện Đình Kính được ơng giám đốc nơng trường trả cơng “viết văn” bằng chiếc nhẫn vàng một chỉ, nhưng ra về bị các cơ em vây lại “cuỗm” mất. Hay chuyện Nguyên Hồng nghiện rượu, được kết nạp vào hội nghiện rượu của một xí nghiệp ở vùng Bơ- hêm (Tiệp Khắc). “Nguyên Hồng hồn tồn đủ tiêu chuẩn, hồn tồn xứng đáng. Là hội viên quốc tế, Nguyên Hồng cĩ thể đến xí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 45 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
nghiệp uống rượu khơng mất tiền, nhưng anh khơng cĩ dịp trở lại Bơ - hêm nữa”[37, tr.413].
Cử chỉ, lời nĩi của nhà văn trong lĩnh vực ẩm thực thật sống động bình dân qua nét phác họa của nhà văn: “Nguyên Hồng kênh cái mẹt cĩ cái đùi chĩ bĩng lống lên, vục tay vào tận cái thúng bên dưới. Anh lục lọi, bấu bấu, nắn nắn và lơi ra một tảng: - Chị chặt cho tơi miếng nầm. Nguyên Hồng cúi cúi xem gĩi thịt và gia vị: - Chị cho tơi thêm mấy nhát riềng”[37]. Những chi tiết ấy cĩ thể hài hước, gây cười nhưng lại cĩ sức khái quát về đời sống một thời của văn nghệ sĩ. Hay khi để nhắc lại sự kiện thăng trầm của Nguyên Hồng, với lịng tự trọng, cĩ bản lĩnh dám từ bỏ chức vụ, mọi quyền lợi, dắt vợ con về thui thủi trong gian nhà tranh vách đất ở ấp Cầu Đen, đồi Cháy, làm bạn với núi rừng Yên Thế. Sự “nát nghếu và tơi tả” của tinh thần và tâm trạng Nguyên Hồng lúc bấy giờ đã được Bùi Ngọc Tấn nhắc tới trong một chi tiết xĩt xa. Trong buổi gặp mặt nước mắt lưng trịng, ơng đã rỉ vào tai Tơ Hồi rằng: “Ơng đéo chơi với chúng mày nữa. Ơng về Nhã Nam”[37, tr.292].
Đĩ khơng phải là sự cố tình bơi đen hay tơ hồng, sự thật tiêu biểu, chi tiết “đắt” ấy làm tăng thêm tính chân thực, lơi cuốn người đọc, nghĩa là đảm bảo được yêu cầu đầu tiên của chân dung văn học. Dựng chân dung nhà văn trong đời thường tác giả luơn soi chiếu vào từng ngĩc ngách của mỗi cuộc đời, số phận đa đoan chìm nổi, thấu hiểu những mất mát, đau thương của nhà văn. Các tác giả như muốn cất lên tiếng nĩi chia sẻ, cảm thơng, sâu sắc nhất. Đọc Rừng
xưa xanh lá của Bùi Ngọc Tấn, người đọc cĩ chút xĩt xa chua chát khi những
nhà văn cĩ hạng như Chu Lai, Nguyễn Quang Thân đành hạ mình chịu nhục đi viết thuê. Viết văn để kiếm tiền cĩ bao sự trớ trêu. Người mù tịt văn chương thuê viết và duyệt văn các nhà văn. Bản thảo xong rồi mà ngượng ngùng khơng dám đứng tên mình. Đọc rồi cười, mà ứa nước mắt ra. Đọc Rừng xưa xanh lá tê tê đắng chát một nỗi buồn là vì thế. Lê Bầu một dịch giả, một tác giả quen thuộc với bạn đọc, nhưng mấy ai biết ơng nhà văn đĩ sống trong nửa căn hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 46 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
chừng mười mét vuơng mà “lớp cĩt ngăn ngày càng cũ, càng xộc xệch, bên này thở mạnh bên kia nghe thấy”[37, tr.85]. Nửa căn phịng hẹp tới mức, Lê Bầu được cơ quan thưởng một cái quạt cần Trung Quốc, anh khơng biết cĩ cách nào để dùng được nĩ. Quạt cao, cánh rộng, nhà chật thành ra mỗi khi cần đành đưa quạt ra ngồi để giĩ thốc vào… Rồi nhà thơ Nguyễn Thị Hồi Thanh “đồng lương khơng đủ nuơi mình mà chị cịn phải nuơi con”. Vì nuơi con nên chị phải đi làm thêm đủ nghề “đi bán bánh rán, bánh mì, kẹo lạc, làm và bán nước mắm. Cuộc sống tưởng chừng như khơng cịn thời gian để thở, ấy thế mà Nguyễn Thị Hồi Thanh vẫn làm thơ”[37, tr.118].
Viết về bè bạn cịn chứa đựng một vài thơng tin nhỏ mang tính cá nhân rất
đời thường. Chẳng hạn như viết về Dương Tường, một tác giả của 50 tác phẩm dịch thuật cĩ giá trị, người mà Gallery Lã Vọng giới thiệu: “Ơng này, nhà thơ và nhà phê bình lỗi lạc, đã soi sáng cho tơi rất nhiều khía cạnh của văn hĩa Việt Nam”, nhưng chưa bao giờ là hội viên của Hội nhà văn. Chẳng hạn như Nhà thơ Nguyễn Thị Hồi Thanh, người Hải Phịng chính là em ruột của ơng Nguyễn Xuân Vinh, cựu tư lệnh khơng quân trong quân đội Sài Gịn trước 1975 và là một nhà khoa học khơng gian (Mĩ). Và cũng chính mối quan hệ ruột thịt này mà người ta nhầm lẫn bà là em của ơng Nguyễn Cao Kỳ và đã làm cho nhà thơ bao phen lận đận lao đao.
Cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa (1998) được coi là một hiện tượng, là một cuốn sách đã gây chấn động trong giới phê bình văn học khi nĩ mới xuất hiện… Bằng lối diễn đạt hĩm hỉnh, qua 18 bài viết, Trần Đăng Khoa đã dựng lên một số chân dung các nhà văn quen biết hoặc vẫn sống bên cạnh mình. “Chân dung”đĩ, cĩ thể là cả một bài viết cơng phu, song khơng ít “chân dung” chỉ hiển hiện ở vài ba câu đối thoại, một đơi nét chấm phá, những chân dung mang đậm dấu ấn của đời thường… Ta bắt gặp bi kịch của Nguyên Ngọc hay đặc biệt là bi kịch của Phù Thăng: “ngày cày ruộng quần quật, đêm lại chong ngọn đèn dầu, cặm cụi cày trên cánh đồng giấy trắng rợn, trắng đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 47 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
sờn cả da gà. Bà vợ hơn ơng hai tuổi lại rên rẩm: Thơi! Tơi lạy ơng! Đừng viết nữa. Khổ thế này cịn chưa đủ sao. Nhất nhỡ lại sa sẩy nữa thì sống sao nổi. Ơng già rồi. Nhưng Phù Thăng làm sao bỏ viết được. Cái nghiệp văn chương nĩ thế. Khơng phải ơng chọn văn chương mà chính văn chương đã chọn ơng để đày đọa để hành hạ ơng trong cõi người này”.
Tác giả của Bạn văn lại đau xĩt trước thực tế phũ phàng của đời sống văn nghệ, ngán ngẩm trước sự đố kị hẹp hịi đang trở thành căm bệnh trầm kha vơ phương cứu chữa trong giới. Văn nghệ sĩ là những người lắm tài nhiều tật. Nguyễn Quang Lập khơng né tránh “tật ” đĩ mà viết về nĩ vừa ngộ nghĩnh, vừa sắc bén, cười ra nước mắt.. Xưa nay người ta quen nghĩ viết chân dung phải đẹp, phải trịnh trọng, đàng hồng cịn Nguyễn Quang Lập cho rằng: “Thật và thật và thật - đĩ là quan niệm của tơi khi viết chân dung một ai đĩ. Tất nhiên khơng phải cái thật của sự bêu xấu, mà là cái thật của con người, về con người… Tơi rất ghét mọi sự thánh hĩa”.
Cĩ thể nĩi trước đây, do bị chi phối bởi cái nhìn thiên lệch, phiến diện, một số cây bút viết chân dung văn học chỉ thiên về đề cao ca ngợi với thái độ tơn vinh ngưỡng mộ. Trong tác phẩm Thi nhân Việt Nam của Hồi Thanh, Hồi Chân, các tác giả xây dựng “bảo tàng” thi nhân Việt Nam đã xét tới 46 gương mặt, những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Từ những chân dung ấy ta nhận thấy cái hồn cốt, tinh hoa, đặc sắc của mỗi thi nhân cứ hiện lên giữa trang sách. Hồi Thanh, Hồi Chân viết về họ trong tâm thế đĩn chào “Một thời đại trong thi ca” nên sự suy tơn gần như là tuyệt đối. Hay như Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, Lại Nguyên Ân trong cuốn Đọc lại người trước đọc lại người xưa cũng chưa thật thống nhất trong cách dựng chân dung các nhà văn. Các tác giả ít nhiều cịn e dè trong việc dựng chân dung con người đời thường với những thĩi hư tật xấu.
Nhưng trong các tác phẩm chân dung văn học đương đại, đặc biệt các sáng tác sau 1986, các tác giả đã cĩ một cái nhìn hồn tồn mới mẻ. Cùng một chân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 48 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
dung nhưng cĩ thể ghép cả hai mặt tốt xấu hay dở, cao cả với tầm thường, thiên thần với ác quỷ, rắn rết với rồng phượng, từ đĩ ta nhận thấy thái độ vừa yêu vừa ghét, vừa ngợi ca vừa phê phán… Nhìn ra thế giới ta thấy các tác giả lớn, cĩ sở trường dựng chân dung văn học như Gorki, Erenbua, Pauxtopxki…cũng đều cĩ chung một quan điểm tiếp cận gần gũi với các chân dung văn học. Gorki từng phát biểu: “Tơi khơng muốn Tơnxtơi biến thành ơng thánh, hãy để cho ơng vẫn là người tội lỗi, gần gũi với trái tim của thế giới đầy tội lỗi”.
Nhưng cĩ một điều chắc chắn các tác giả nêu ra vẽ lên thĩi hư tật xấu của bạn mình, những sinh hoạt đời thường… khơng phải để mua vui hay làm trị tiêu khiển, cũng khơng phải để mổ xẻ, tính phần trăm xấu đẹp để bơi bác các nhà văn mà để cho người đọc cĩ một cách nhìn nhận sâu sắc con người và nhân cách của từng nhà văn. Điều đĩ gĩp phần làm cho chân dung văn học trở nên sinh động gần gũi và cĩ sức hấp dẫn đặc biệt.
Ngồi ra viết về nhà văn trong cuộc sống đời thường với tất cả những gĩc cạnh của cuộc sống thường nhật cũng là một cách để các tác giả đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, thị hiếu của xã hội. Các nhà văn, nhà thơ trong mắt độc giả vốn là những con người ở một thế giới khác so với thế giới của bạn đọc. Họ thường ngưỡng mộ, tơn sùng và ít nhiều thiêng liêng hĩa các nhà văn. Cuộc sống riêng tư, đời thường của các nhà văn luơn cĩ sự thu hút, gợi sự tị mị cho độc giả. Dựng chân dung các nhà văn trong cuộc sống đời thường, các tác giả đã làm được một điều vơ cùng cĩ ý nghĩa là vì thế.
Cĩ thể nĩi, các tác phẩm chân dung văn học đương đại đã đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quát, khá chân thực đầy đủ về cuộc đời, số phận, tính cách, sự nghiệp của các nhà thơ nhà văn. Đĩ thực sự là những tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu, cho những người yêu văn học.