5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Để tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh NHTMCP CT Thị xã Phú Thọ trong thời gian tới cần có sự tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ của NHTMCP CT VN, cụ thể là:
- Tạo điều kiện cho Chi nhánh chủ động hơn nữa trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt là trong công tác huy động và quản lý nguồn vốn để Chi nhánh xây dựng được kế hoạch ngắn hạn và dài hạn một cách cụ thể đối với hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng.
- Phát triển các hình thức huy động vốn mới, mở rộng các dịch vụ hiện đại, nhánh chóng an toàn, giảm chi phí.
- Bổ sung thêm máy rút tiền tự động ATM cho Chi nhánh và nâng cấp chương trình ứng dụng tăng thêm các tiện ích mới đồng thời bổ sung hoàn thiện các hình thức huy động vốn đã có đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Thường xuyên có các chương trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về quản trị điều hành, quản lý kinh doanh, marketing ngân hàng...cho cán bộ công nhân viên của Chi nhánh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để Chi nhánh có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Hiện nay Chi nhánh đang phải hoạt động trong một mặt bằng chật hẹp. NHTMCP CT VN cần có giải pháp để cán bộ nhân viên của Chi nhánh có được không gian làm việc rộng rãi hơn.
- Có kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn cụ thể từng thời kỳ tạo định hướng và mục tiêu phát triển của ngành và các chi nhánh thành viên.
KẾT LUẬN
Ngân hàng là ngành cung ứng vốn và dịch vụ cho dân cư và nền kinh tế, do vậy tăng cường hoạt động huy động vốn là hết sức cần thiết nhằm góp phần tạo đà thúc đẩy kinh tế phát triển.
Vì vậy, đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương thị xã Phú Thọ” đã đi sâu
nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ huy động vốn nói riêng và xu hướng phát triển của chúng trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời đã nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoạt động huy động vốn của VietinBank thị xã Phú Thọ trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn và một số dịch vụ hỗ trợ nguồn tiền gửi huy động vốn ở Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương thị xã Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng cạnh tranh của VietinBank thị xã Phú Thọ trong hoạt động huy động vốn chưa mạnh, loại hình huy động chủ yếu vẫn là các hình thức huy động vốn truyền thống, kết quả kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro khi nền tảng khách hàng cá nhân trong cơ cấu huy động vốn giảm, thị phần qua các năm gần đây giảm. Tuy nhiên nếu thực hiện tốt công tác cải tiến chính sách huy động vốn, tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ huy động vốn, VietinBank thị xã Phú Thok vẫn có khả năng phát huy các thế mạnh sẵn có, từ đó thu hút nguồn tiền gửi, trong đó có nguồn tiền gửi giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn).
- Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra chiến lược hành động dựa theo phân tích ma trận SWOT để phát triển hoạt động huy động vốn ở Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương thị xã Phú Thọ trong quá trình hội nhập.
- Một số hạn chế của luận văn: phạm vi nội dung nghiên cứu được giới hạn trong hoạt động huy động vốn tại một chi nhánh của một ngân hàng, nên chưa có đủ điều kiện để tổng quát khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của NHTM Việt Nam so với NHTM nước ngoài. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập, tổng hợp qua điều tra ý kiến đánh giá của một số khách hàng, chưa thể có tính đại diện cho đa số khách hàng, chưa được tin tưởng tuyệt đối.
Tóm lại, việc xem xét các yêu cầu mở cửa trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn ở Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương thị xã Phú Thọ để có những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương thị xã Phú Thọ và đối với hệ thống VietinBank nói chung. Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào để hoạt động huy động vốn của VietinBank thị xã Phú Thọ và của VietinBank nói chung ngày càng phong phú, đa dạng, có tiện ích và chất lượng cao, nhằm đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của tất cả các đối tượng khách hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.Từ đó giúp VietinBank và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung hoạt động ổn định, lành mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, đưa nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh nhưng bền vững trong điều kiện hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia. TPHCM
2. Bộ tài chính (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán
3. Nguyễn Trung Kiên, Các giải pháp nhằm huy động vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH, NXB Thống kê. Hà Nội
4. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương thị xã Phú Thọ (2011, 2012, 2013), Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của năm2011,2012,2013 của VietinBank Thị xã Phú Thọ, TXPT
5. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011, 2012, 2013), Báo cáo thăm dò khách hàng đợt 2 năm 2013 của VietinBank thị xã Phú Thọ
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Ngân hàng Việt Nam - Quá trình xây dựng và phát triển, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội
7. Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
8. Tạp chí Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tháng 12/2011, tháng 12/2012, tháng 12/2013, Hà Nội
Các Website
9. http://www.sbv.gov.vn 10. http://www.vietinBank.vn