Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu công việc kế toán tại công ty tnhh thương mại điện tử tin học tatcom (Trang 174 - 181)

VII- Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị:

Mẫu số: 01/GTGT

3.2.2 những mặt còn hạn chế

Thứ nhất: Công ty không sử dụng TK 151 “ hàng mua đang đi đường” vì vậy cuối kỳ kế toán nếu chưa đủ căn cứ để hạch toán hàng nhập kho ( hóa đơn về nhưng hàng chưa về hoặc hàng về nhưng hóa đơn chưa về) thì kế toán không thực hiện hạch toán mà để sang kỳ sau khi có đầy đủ chứng từ kế toán mới thực hiện hạch toán thẳng vào TK 156 “ hàng hóa” . Điều này không đúng với quy định hiện hành đồng thời không phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị thực tế hàng tồn kho hiện ở công ty.

Thứ hai: Hàng mua của công ty có thể giao bán thẳng hoặc thực nhập kho, trong mọi trường hợp đều được hạch toán qua TK 156. Việc luôn hạch toán hàng mua qua kho luôn làm tăng khối lượng công việc của kế toán đồng thời không phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho thực tế và không phản ánh kịp thời tốc độ luân chuyển hàng hóa ở công ty cũng như tốc độ kinh doanh từ đó không đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời theo yêu cầu quản lý.

Thứ ba: Trong nhiều trường hợp, chi phí thu mua hàng hóa chưa dduwwocj thực hiện phân bổ cho số hàng xuất bán mà chỉ đến cuối kỳ mới thực hiện kết chuyển sang giá vốn hàng bán. Do vậy khi xuất hàng bán mới chỉ bao gồm trị giá mua thực tế của hàng nhập kho nên chưa phản ánh đầy đủ giá vốn thực tế hàng xuất bán và không đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận doanh thu và chi phí

Thứ tư: Công ty tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp này có hạn chế là doanh thu bán hàng hiện tại không phù hợp với các chi phí ( chi phí mua hàng ) xảy ra trong quá khứ.

Thứ năm: Công ty áp dụng cả hình thức thanh toán trực tiếp và thanh toán trả chậm nhưng hiện nay trong công tác kế toán công ty vẫn chưa thực hiện trích lập dự phòng

Thứ sáu: Công ty không mở các số nhật ký chuyên dùng như sổ nhật kkys bán hàng, điều này làm cho công ty gặp khó khăn trong việc theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng nhất là hình thức bán hàng thu tiền sau

3.3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH máy tính TATCOM TATCOM

Hoàn thiện công tác kế toán là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Trong thời gian thực tập được tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán tại Công ty TNHH máy tính TATCOM chúng em nhận thấy: về cơ bản công tác kế toán của công ty đã tuân thủ đúng chế độ kế toán Nhà nước và Bộ tài chính ban hành đồng thời cũng rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã đạt được, công tác tổ chức kế toán vẫn không tránh khỏi những mặt còn tồn tại chưa hợp lý và chưa thật tối ưu

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tế tại công ty, chúng em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng ở công ty như sau:

Ý kiến 1:

*TK 515 “hàng mua đi đường” : Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá các loại hàng hóa mua ngoài thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng còn đang trên đường vận chuyển hoặc đang chờ kiểm nghiệm nhập kho

Công ty nên sử dụng TK 151 để phản ánh những hàng hóa đã mua nhưng cuối kỳ còn chưa về đến doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi được chi tiết hàng đã về nhập kho và hàng chưa về nhập kho. Trình tự hạch toán hàng mua đang đi đường được thực hiện như sau:

+ Cuối kỳ kế toán, hàng mua chưa về nhập kho kế toán căn cứ hóa đơn nhận được ghi:

Nợ TK 151: Giá trị hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133: Thuế GTGT của hàng mua cón đang đi đường Có TK 331: Tổng giá thanh toán cho người bán

+ Sang kỳ sau hàng về nhập kho, kế toán căn cứ phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT hạch toán như sau:

175 GVHD: Lê Thị Hồng Hà

Nợ TK 156: Nếu hàng nhập kho Nợ TK 632: Nếu hàng giao bán thẳng

Có TK 151

Ví dụ: Ngày 29/12, Công ty TNHH máy tính TATCOM mua lô hàng trị giá mua cả thuế 692.000. Nhưng đến ngày 331/12 kế toán mới chỉ nhận được hóa đơn còn hàng vẫn chưa về nhập kho

Khi đó, kế toán sẽ phản ánh như sau: Nợ TK 151: 629.091 Nợ TK 133: 62.909

Có TK 331: 629.091 * Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán

Khi mua hàng công ty giao bán thẳng kế toán nên thực hiện hạch toán ngay vào TK 632 ( nếu được chấp nhận thanh toán) hoặc TK 157 nếu chưa được chấp nhận thanh toán

+ Nếu hàng chuyển bán chưa được khách chấp nhận thanh toán, kế toán ghi : Nợ TK 157

Có TK 331, 111, 112,... Có TK 151

+ Khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán ngay thì hạch toán Nợ TK 632

Nợ TK 133

Có TK 331, 1111, 112,...

Ý kiến 2: về mặt phân bổ chi phí hàng hóa

Chi phí thu mua hàng hóa của công ty được theo dõi trên TK 156. Khi chi phí mua hàng phát sinh được hạch toán vào TK 156 ngay, tuy nhiên khi hàng xuất bán, giao bán ngay không qua nhập kho thì phần chi phí này vẫn treo trên 156 mà không thực hiện phân bổ cho trị giá vốn hàng đã bán ( TK 632). Từ đó, có thể làm cho các nhà quản trị đưa ra kết luận không hợp lý. Vì vậy khi xác định trị giá vốn của hàng bán

xuất bán cụ thể nếu chi phí mua chỉ liên quan đến một loại hàng hóa và xuất bán trọn lô thì khi phát sinh chi phí ghi:

Nợ TK 156

Có TK 338. 111, 112... Khi xuất bán trọn lô hàng đó ghi

Nợ TK 632

Có TK 156

Ý kiến 3:

Nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những khách hàng quen biết lâu năm hoặc những khách hàng lớn. Chẳng hạn công ty có thể giảm trị giá hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết với công ty một hợp đồng có trị giá lớn hoặc thanh toán nhanh. Vòa cuối quý công ty nên tính tổng giá trị các hợp đồng của những khách hàng đó để xác định xem khách hàng nào là lớn nhất để có một hình thức ưu đãi phù hợp. Hoặc đối với một hợp đồng lớn thì có thể thưởng cho người ký hợp đồng hay người giới thiệu một tỷ lệ hoa hồng nào đó tùy theo trị giá bản hợp đồng.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, những hình thức ưu đãi hợp lý, linh hoạt trong bán hàng ẽ là công cụ rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuân kinh doanh

Ý kiến 4:

Công ty nên đấy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị, nhằm đẩy mạnh khâu bán hàng bằng nhiều hình thức như quảng cáo, bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng, tư vấn tiêu dùng nhằm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng kinh doanh trên thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với nhiều khách hàng, tăng khả năng thu lợi nhuận.

Ý kiến 5:

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện nay vẫn chưa sử dụng. Vì thế công ty nên tiến hành trích lập dự phòng, bởi vì khách hàng của công ty hiện nay trả chậm khá nhiều, có các khách hàng mua hàng đã lâu, quá hạn hợp đồng nhưng vì nhiều lý do không thích hợp mà vẫn chưa thanh toán cho công ty. Do đó để hạch toán kết quả kinh doanh được chính xác kế toán nên mở thêm TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi” với phương pháp hạch toán cụ thể như sau:

+ Vào cuối niên độ kế toán sau khi xác định được các khoản phải thu khó đòi hoặc khả năng không đòi được, kế toán ghi:

177 GVHD: Lê Thị Hồng Hà

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi

+ Vào cuối niên độ kế toán tiếp theo phải hòa nhập toàn bộ các khoản dự phòng đã trích lập cuối niên độ trước và ghi:

Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 711: Thu nhập khác

Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải dựa trên nguyên tắc thận trọng và doanh thu phải phù hợp với chi phí, chí khi nào khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ mới tiến hành trích lập dự phòng

Ý kiến 6:

Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thông qua TK 159 : “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. TK này có nội dung phản ánh và kết cấu như sau:

Bên nợ: hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn

TK 159 được mở chi tiết theo từng loại hàng tồn kho, cách thức hạch toán như sau: + Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán năm tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng bán

Nợ TK 159: Hoàn nhập dự phòng còn lại

Có TK khoản 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán

Ngược lại nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn

Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ

Có TK 159: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho không bị giảm giá, đã bán thì ngoài bút toán phản ánh giá trị hàng tồn kho đã bán, kế toán còn phải hoàn nhập số

+ Cuối niên độ kế toán tiếp theo so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số cần lập cho niên độ kế toán mới và ghi các bút toán trích lập hoăc haonf nhập như trên

Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải dựa trên nguyên tắc chỉ trích lập dự phòng cho số hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi sổ

Mức dự phòng cần lập cho năm tới = Số hàng tồn kho cuối niên độ * Mức giảm giá hàng hóa

Trong đó mức giảm giá hàng hóa = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường

Ví Dụ : Cuối năm 2010 mặt hàng Monitor LCD LG 1742S còn tồn lại kho của công ty TNHH máy tính TATCOM là 100 cái với ĐG: 2.400.000. Tại thời điểm này giá trên thị trường chỉ có 2.350.000. Khi đó công ty cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Mức giảm giá = 2.400.000 - 2.350.000 = 50.000.000đ

Mức dự phòng cần lập cho năm tới = 100 x 50.000 = 5.000.000 Kế toán phản ánh bút toán như sau:

Nợ TK 632: 5.000.000

Có TK 159: 5.000.000

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tiến hành cho từng loại hàng hóa và tổng hợp vào bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho

BẢNG KÊ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHOTên Tên hàng hóa Mã hàng hóa ĐVT Số lượng ĐG ghi sổ ĐG thực tế Mức chênh lệch Mức dự phòng Monitor LCD LG1742 S ALG1742S cái 100 2.400.000 2.350.000 50.000 5.000.000 ... CộngÝ kiến 7: 179 GVHD: Lê Thị Hồng Hà

Công ty nên mở thêm sơ nhật ký bán hàng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng theo hình thức thu tiền sau( nếu khách hàng thanh toán trực tiếp cũng có thể phản ánh vào sổ này)

MỤC LỤC

181 GVHD: Lê Thị Hồng Hà

Một phần của tài liệu công việc kế toán tại công ty tnhh thương mại điện tử tin học tatcom (Trang 174 - 181)