Bọ Cánh Tơ (Physotrips setivenetris Bagn)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

Đặc điểm sinh vật học: Bọ cánh tơ là loại côn trùng có miệng giũa hút (trung gian giữa miệng chọc hút và miệng nhai). Bọ thường bám ở mặt dưới lá non, nhất là khi lá chè non còn khép kín (tôm chè) để gặm hút chất dinh dưỡng, sau đó lá non xoè ra mặt dưới lá bị hại lộ ra hai đường mầu xám song song với gân chính lá chè. Khi bị hại nhẹ, búp chè có triệu chứng gần giống như bị nhện vàng (Hemitarsonemus latus Banks) gây hại. Khi bị hại nặng toàn bộ lá non (1 tôm 2-3 lá) trở nên sần sùi, cứng giòn hai mép lá, chóp lá cong lên, cọng búp cũng có những vết nứt ngang mầu xám chì, do vậy nông dân vùng chè Phú thọ thường gọi là chè bị “ghẻ”. Khi bị hại nặng, cây chè rụng hết lá nhất là đối với chè con. Nương chè trồng trên đất pha cát và bị cỏ lấn át, bón phân không đủ và không có cây che bóng thường bị nặng.

Bọ trưởng thành có cánh giống như cán dao, trên có mang nhiều lông tơ (nên gọi là bọ cánh tơ) toàn thân dài 0,7-0,9mm mầu vàng xám, đầu có hai mắt kép và 3 mắt đơn mầu nâu. Bọ non mầu vàng nhạt dài từ 0,4-0,6mm. Trứng rất nhỏ 0,2-0,3mm bám trên lá non và lá non còn khép kín.

Bọ cánh tơ ít di động, sống chủ yếu ở gân lá và búp non. Bọ cánh tơ phát sinh quanh năm chủ yếu vào tháng 7, 8, 9, còn các tháng khác bị nhẹ hơn. Trứng đẻ trên lá non. Sâu non lột xác 4 lần thành nhộng cư trú trên mặt đất hoặc lá khô vụn ở gốc chè, khi trưởng thành bay lên lá chè, tiếp tục vòng đời mới. Vòng đời của bọ cánh tơ phụ thuộc vào thời tiết và thức ăn, thường kéo dài từ 25-30 ngày. Chè trồng dưới bóng râm thường bị nhẹ hơn chè trồng dãi nắng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.9: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ ở các công thức

(Đơn vị: con/búp) Tháng CT 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TB Đ/c 1,78 2,83 2,94 4,03 4,70 4,12 4,08 4,08 3,88 3,60 Rơm 1,65 2,8 2,76 3,87 4,21 3,85 3,82 3,76 3,57 3,37 Tế 1,62 3,24 3,51 3,79 3,86 3,58 3,47 2,67 2,64 3,15 Cỏ ghine 2,01 3,21 3,32 4,25 4,86 4,23 4,15 4,17 4,05 3,81 Tổng hợp 1,97 3,25 4,23 4,14 4,92 4,17 4,21 4,11 3,11 3,79 Kết quả bảng 4.9 ta thấy rằng mật độ bọ cánh tơ ở các công thức có sự khác biệt rõ rệt, tỷ lệ trung bình cao nhất công thức phủ cỏ Ghine là 3,81 con (dao động từ 2,01 con - 4,86 con). Tiếp đó là công thức phủ tổng hợp 3,79 con (dao động từ 1,97 con - 4,92 con). Thứ ba là công thức đối chứng (không che phủ) là 3,60 con (dao động từ 1,78 con - 4,12 con), thứ tư là công thức phủ Rơm 3,37 con (dao động từ 1,65 con - 4,21 con) và thấp nhất là ở công thức che phủ Tế 3,15 con (dao động từ 1,62 con - 3,86 con).

0 1 2 3 4 5 6 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 CT2 Đ/C CT3 CT4 CT5

Hình 4.2: Diễn biến bọ cánh tơ qua các tháng

M ật độ (c on/ búp )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)