Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều cao cây

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 65 - 68)

Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ và vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ rễ lên lá. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sự sinh trưởng của cành lá. Thân cành sinh trưởng cân đối, số lượng mầm đỉnh phân hóa nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Nếu thân cây sinh trưởng kém, số lượng cấp cành ít, làm giảm mật độ và khối lượng búp do đó sẽ làm giảm năng suất. Chiều cao cây có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hái búp đặc biệt là thu hái bằng cơ giới. Nếu chiều cao cây quá lớn sẽ khó khăn cho người thu hái, năng suất lao động hái sẽ thấp. Chiều cao cây được qui định bởi bản chất di truyền của giống và chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật đốn... Sự tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức che phủ khác nhau được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến chiều cao cây

Công thức Lần đo 1(cm) % so Đ/C Lần đo 2 (cm) % so Đ/C

Đ/c 55,00 100,00 63,11 100,00

Rơm 55,56 101,02 65,67 104,06

Tế 58,56 106,47 70,89 112,32

Cỏ ghine 57,89 105,25 69,56 110,22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng trên chúng ta thấy các công thức phủ khác nhau đều có chiều cao trung bình khác nhau. Trong đó, công thức đối chứng có chiều cao cây trung bình thấp nhất là 63,11cm, công thức phủ Tế có chiều cao cây trung bình lớn nhất là 70,89cm tăng so với đối chứng 12,32%, tiếp đến là công thức phủ cỏ Ghine có chiều cao đạt 69,56cm tăng so với đối chứng 10,22%. Ở hai công thức phủ Rơm và tổng hợp có chiều cao cây trung bình đều đạt 65,67cm tăng so với đối chứng 4,06%.

4.2.4. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chỉ số diện tích lá

Cũng như thực vật nói chung, lá chè là nơi diễn ra hoạt động quang hợp để sản xuất ra các chất đồng hoá nuôi dưỡng cây và tạo chất tích luỹ. Do đó lá là bộ phận rất quan trọng đối với sinh trưởng và năng suất chè. Nếu cây trồng có bộ lá khoẻ tức là khả năng tạo chất khô tốt, muốn có được điều này thì cần một môi trường đất và nước thuận lợi để giúp cây có hoạt động quang hợp hiệu quả. Lớp phủ thực vật đã đóng một vai trò chủ đạo trong giữ ẩm đất, cung cấp nước và là môi trường tốt lưu giữ, hoà tan phân bón cũng như các chất dinh dưỡng khác giúp cây dễ dàng hấp thu. Qua nghiên cứu về các loại vật liệu che phủ cho thấy: vật liệu che phủ khác nhau cho kết quả về sinh trưởng khác nhau, biểu hiện rõ nhất về chỉ số diện tích lá (Bảng 4.6)

Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến chỉ số diện tích lá

CT ∑ S lá/cây (m2) S cây/m 2 đất S m2 lá/S m2 đất Tăng so với đ/c (%) Đ/c 1,37 0,52 2,634 100,0 Rơm 1,52 0,52 2,923 111,0 Tế 1,78 0,52 3,423 130,0 Cỏ ghine 1,65 0,52 3,173 120,5 Tổng hợp 1,61 0,52 3,096 117,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do tác động của điều kiện ngoại cảnh và do ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ mà chỉ số diện tích lá có biểu hiện rõ rệt nhất :

Với các loại vật liệu che phủ khác nhau, chỉ số diện tích lá ở công thức che phủ tế cho chỉ số cao nhất 3,423 m2

lá/m2đất (tăng 30%lá so đối chứng), kế đến là công thức che phủ Ghine 3,173 m2

lá/m2đất (tăng 20,5% lá so đối chứng), thấp hơn là hai công thức che phủ rơm và che phủ tổng hợp 2,923- 3,096 m2lá/m2đất (tăng 11-17,5% so đối chứng).

Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của chè có liên quan đến chỉ số diện tích lá chiều rộng tán (Bảng 4.3), như chiều cao cây (Bảng 4.5), cho thấy: Các chỉ tiêu này luôn cho những giá trị khác nhau giữa các công thức che phủ, các giá trị này luôn cao hơn so với đối chứng. Ví dụ ở công thức che phủ tế đều cho những giá trị rất điển hình: Mức tăng chiều cao cây giữa 2 lần đo đạt tới 12,33 cm, mức tăng của công thức đối chứng là 8,11 cm. Chiều rộng tán giữa 2 lần đoở công thức đối chứng tăng 10,34 cm thì công thức che phủ tế tăng 14,11 cm nhiều hơn đối chứng 3,77 cm. Chỉ số lá cũng tăng rõ rệt, ở công thức đối chứng, diện tích lá mới chỉ đạt 2,634 m2

lá/m2đất thì ở công thức phủ cỏ Ghine diện tích lá đã là 3,423 m2

lá/m2đất. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chè ở công thức che phủ luôn cao hơn so với đối chứng không phủ.

Như vậy, vật liệu che phủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây trồng biểu hiện qua khả năng tăng trưởng chiều cao cây, chiều rộng tán và chỉ số diện tích lá. Đặc biệt là chỉ số diện tích lá vì chỉ số này cao nghĩa là khả năng quang hợp của cây trồng lớn, khả năng che phủ đất tốt, từ đó làm tăng năng suất cây trồng và làm giảm quá trình xói mòn rửa trôi, hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)