* Hiện trạng sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nguyên sản cây chè thế giới, nhưng ngành chè nước ta phát triển còn chậm. Sau năm 1986, ngành chè Việt Nam đã có những bước tiến triển nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng, công nghệ chế biến. Hiện nay chè việt nam với thương hiệu “Che Viet” đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè. [17]
Qua nhiều năm thực hiện ngành chè Việt Nam đã thu được nhiều thành công lớn, kết quả thu được thể hiện quan bảng 2.6.
Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy, năm 2008 so với năm 2002 diện tích trồng chè tăng 1,1 lần đạt 131.500ha, sản lượng chè năm 2008 đạt 167.500 tấn cao gấp 1,8 lần so với năm 2002. Năng suất chè qua các năm tăng nhanh, cao nhất là năm 2008 cao gấp 1,4 lần năm 2002. Mặc dù sản lượng chè khô xuất khẩu năm 2008 thấp hơn năm 2007 (600 nghìn tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng do giá chè trên thị trường thế giới tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đạt đƣợc từ năm 2002 - 2008 Năm Tổng diện tích (ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lƣợng chè khô (nghìn tấn) Sản lƣợng xuất khẩu (tấn) KNXK (triệu USD) 2002 116.571 9,612 94.200 74.812 82,5 2003 116.094 9,545 94.500 62.000 62,0 2004 120.000 9,150 97.000 99.317 99,500 2005 122.000 12,7 111.000 87.920 96,934 2006 123.000 12,7 143.000 105.116 111,000 2007 125.000 13,00 150.060 110.000 140,000 2008 131.500 13,40 167.500 104.000 147,000 2009 131.500 117.000 195.000
(Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam năm 2009)
Theo kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước năm 1996, thì mục tiêu phấn đấu của Ngành Chè đến năm 2010 là 120.000 ha chè kinh doanh mật độ đông đặc, năng suất bình quân đạt 7-8 tấn búp/ha, tổng sản phẩm là 200 nghìn tấn chè, tổng doanh thu 300 triệu USD với kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD. [1]
Ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung đến năm 2010-2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định khoảng 150.000ha, năng suất bình quân đạt 8-9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nước. [17]
Đến năm 2020, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ là 140.000 ha, với năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Sản lượng chè thô dự kiến đạt 1.260.000 tấn và đạt mức 300.000 tấn đối với sản lượng chè khô. [19]
Việt Nam tiếp tục củng cố giữ vững các thị trường chủ lực trong xuất khẩu chè như thị trường Pakistan, Đài Loan, Irắc, Nga, Nhật Bản, Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quốc…và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng: Philippin, Kenya, Xiry, Iran, Mexico, Lào, Chilê… cũng như mở rộng thị trường tại các nước và vùng lãnh thổ mới hoặc nhập khẩu chè Việt Nam còn ở lượng ít.
Về thị trường sẽ phấn đấu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng chè, tiêu thụ nội địa 30%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao.
* Thời cơ và thách thức:
Năm 2006 Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này tạo ra cơ hội và thách thức mới cho nhà kinh doanh như cắt giảm thuế, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan khác tạo điều kiện cho chè Việt Nam thâm nhập vào thị trường rộng lớn của các nước phát triển. Khả năng cạnh tranh của chè Việt Nam hiện nay dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực nhiều và rẻ, nhưng lợi thế này sẽ giảm dần. Trong quá trình phát triển tương lai phải dựa vào chất lượng giáo dục đào tạo con người.
Hiện nay trên thị trường chè thế giới, chất lượng chè Việt Nam chỉ đạt mức trung bình, giá thành còn cao, nên hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Đối thủ cạnh tranh nhiều, vì đa số các nước sản xuất, cung ứng chè đều là các nước đang phát triển. Vì vậy Ngành Chè Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng suất, chất lượng chè trong thời gian tới.
* Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam
Ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung đến năm 2010-2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định khoảng 150.000ha, năng suất bình quân đạt 8-9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nước.
Về thị trường sẽ phấn đấu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng chè, tiêu thụ nội địa 30%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngay từ đầu năm, ngành chè sẽ tiến hành cổ phần hóa các cơ sở chế biến chè. Người nông dân sẽ trở thành cổ đông thông qua việc đóng góp cổ phần bằng đất đai và cây chè và sẽ được chia cổ tức theo kết quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, lợi ích của người sản xuất không chỉ dừng ở nghĩa vụ thực hiện hợp đồng mua đứt bán đoạn trên cơ sở giá ấn định từ đầu vụ mà sẽ gắn với lợi ích mang lại từ quá trình chế biến và kinh doanh chè khô.
Hiệp hội chè cho biết, thời gian qua, việc ký hợp đồng mua bán chè của doanh nghiệp với nông dân được triển khai tốt, nhưng việc thực hiện hợp đồng lại có nhiều điều bất cập. Không ít hợp đồng đã bị phá vỡ vì một bên (chủ yếu là do bên bán chè tươi) không thực hiện đúng cam kết. Nguyên nhân chính của tình trạng này là cơ sở chế biến chè quá đông, công suất chế biến vượt xa khả năng cung cấp nguyên liệu. Giá chè khô lên xuống thất thường làm cho giá chè tươi biến động theo. Tình trạng tranh mua nguyên liệu diễn ra gay gắt, đẩy giá chè tươi lên cao hơn nhiều so với giá ghi trong hợp đồng khiến nhiều người sản xuất chè tươi đã chạy theo lợi trước mắt, bán sản phẩm cho người trả giá cao hơn.
Để đảm bảo vùng nguyên liệu chè, người trồng chè không nên chạy theo lợi trước mắt chỉ lo khai thác vườn chè, thậm chí sai quy trình kỹ thuật, làm giảm chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó, các địa phương cần có biện pháp hạn chế các lò chè mini sản xuất chè kém chất lượng, tranh mua chè của các nhà máy.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay gắt. Việt Nam không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biến chè mà còn phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Không thể phát triển và mở rộng diện tích chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chặt chẽ. Nhìn chung thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cây trồng xoá đói, giảm nghèo:
Cây chè đang được coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá đói giảm nghèo, thậm chí còn giúp cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao làm giàu. Không chỉ vậy, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ môi trường.
Hiện Việt Nam có 6 triệu người sống trong vùng chè, có thu nhập từ trồng, chế biến và kinh doanh chè. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp& PTNT, hiện cả nước có 35 tỉnh trồng chè, với tổng diện tích hơn 131.500 ha. Bình quân năng suất đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệu cho khoảng 700 cơ sở sản xuất chè khô.
Năm 2008, mặc dù trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành chè vẫn xuất khẩu được 104.000 tấn chè các loại bằng con đường chính ngạch, đạt kim ngạch 147 triệu USD, tăng khoảng 12,4% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong năm 2008, ngành chè Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ hợp tác với Hội Nghiên cứu tà mã cổ đạo, Hội trà Phổ Nhĩ, Hội Kinh tiêu trà thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Qua đó, các biện pháp kiểm soát chất lượng chè xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm được tiến hành, các đối tác tin cậy được giới thiệu, các hình thức giao lưu văn hoá chè giữa 2 nước Việt-Trung được triển khai, du lịch sinh thái ở các vùng chè đặc sắc, độc đáo được phát triển.
Ngành cũng đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Iran và các vụ chức năng của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp& PTNT, Đại sứ quán Iran tại Hà Nội, mời đoàn Cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc, Cục Quản lý vệ sinh các sản phẩm thực phẩm và đồ uống nội địa của Iran đến Việt Nam kiểm tra điều kiện sản xuất và chất lượng chè Việt Nam, làm cơ sở cho việc cấp các loại giấy cần thiết cho phép doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu chè trực tiếp vào thị trường này...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần III
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chè Kim Tuyên (Giống chè Đài Loan nhập nội) tuổi 4 - Các vật liệu che phủ thực vật khác nhau (Vật liệu hữu cơ)
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại: Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2007 - 11/2009.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Cây trồng
- Cây chè thời kỳ kiến thiết cơ bản
3.2.2. Vật liệu che phủ
Các loại vật liệu che phủ khác nhau: - Tế guột
- Tàn dư cây trồng: Rơm rạ, thân lá ngô - Cỏ Ghine
- Thân lá các loài cây cỏ tự nhiên (cỏ Lào, cỏ dại...).
3.2.3. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
- Phân Urê: 46% N,
- Phân lân Super phosphat: 16% P2O5
- Phân Kali: 60% K2O,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.4. Các vật dụng khác
- Nylon để hứng đất bị xói mòn ở các công thức khác nhau - Các vật dụng thí nghiệm khác.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ngiên cứu: + Đặc điểm tự nhiên
+ Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu phủ đến sinh trưởng, phát triển cây chè giai đoạn kiến thiết cơ bản
+ Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển chè
+ Diễn biến sâu bệnh khi sử dụng các loại vật liệu che phủ khác nhau + Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Tác dụng của vật liệu che phủ đến khả năng bảo vệ và cải thiện độ phì đất. + Động thái độ ẩm đất
+ Khả năng kiểm soát sói mòn: Lượng đất mất đi giữa các công thức che phủ.
+ Lượng dinh dưỡng bị xói mòn
+ Những thay đổi về lý tính, hóa tính và hoạt tính sinh học trong đất trước và sau khi phủ
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
* Các công thức thí nghiệm
Có 5 công thức thí nghiệm sau: CT 1 - Đối chứng (không che phủ) CT 2 - Che phủ bằng rơm rạ
CT 3 - Che phủ bằng tế guột CT 4 - Che phủ bằng cỏ Ghine
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Phương pháp thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành trên đất dốc 8 - 10o, cùng một giống chè, cùng một nền phân bón trên cùng nền đất đồng đều về độ phì.
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. Sơ đồ thí nghiệm 1 2 3 4 5 3 4 5 1 2 5 1 2 3 4 - Diện tích ô: 50 m2 - Số lần nhắc: 3 - Tổng số ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 (ô)
* Mức độ phủ (vật liệu khô) 2,5kg/m2 tương đương 25 tấn/ha
* Đất: Mẫu đất được lấy ở tầng: 0 - 20 cm để xác định độ pH cũng như
các chất dinh dưỡng có trong đất, các chỉ tiêu lý tính và sinh vật học khác.
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp quan trắc *Các chỉ tiêu lý tính đất:
- Độ ẩm đất: được tính theo khối lượng đất khô kiệt W(%) = x100
Pdk
Pn , trong đó: W là độ ẩm đất (%), Pn là hàm lượng nước chứa trong mẫu đất (g), Pn = Khối lượng đất lấy trên đồng ruộng - Khối lượng đất sấy khô kiệt (Pđk); Pđk là khối lượng đất khô sấy ở 105o
(g). Độ ẩm đất lấy mỗi tháng 1 lần vào những ngày khô ráo (sau mưa ít nhất 7 ngày).
- Dung trọng và độ xốp: Lấy mẫu đất tại 2 thời điểm trước và sau thí nghiệm. Dùng ống kim loại cao 20cm đóng lấy mẫu đất và cân mẫu đất ướt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rồi đem xấy khô và cân mẫu đã xấy khô, dung trọng, độ xốp đất được tính theo công thức sau:
d =
M Trong đó:
d: Dung trọng đất (gam/cm3) V
M: Khối lượng ống đất khô (gam) V: Thể tích ống đất (cm3)
P (%) =
1 - d P: Độ xốp đất (%)
D D: Tỷ trọng đất (gam/cm3)
* Chỉ tiêu hoá tính đất:
- Lấy mẫu và phân tích pH theo phương pháp pH-meter.
- Lấy mẫu và phân tích hàm lượng chất hữu cơ tổng số theo phương pháp Walkley - Black.
- Lấy mẫu và phân tích hàm lượng đạm tổng số theo phương pháp Kjeldahl. - Lấy mẫu và phân tích hàm lượng lân tổng số theo phương pháp so màu trên máy.
- Lấy mẫu và phân tích hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Oniani. - Lấy mẫu và phân tích hàm lượng kali tổng số theo phương pháp quang kế.
* Chỉ tiêu về vi sinh vật đất:
Vi sinh vật phân giải xen -lu-lô, vi sinh vật phân giải lân
- Xói mòn đất: Tại mỗi công thức, đào hố hứng lượng đất xói mòn của
bề mặt ô thí nghiệm, bên trong hố lót bằng ni lông có châm lỗ. Cân lượng đất xói mòn vào thời điểm giữa, cuối năm và phân tích hoá tính của của đất để xác định lượng dinh dưỡng bị xói mòn.
- Mức độ hoai mục:
Sau khi che phủ, tại mỗi điểm lấy mẫu cân một lượng vầt liệu che phủ nhất định (diện tích 1 m2), đánh dấu vị trí đã cân. Vào các thời điểm lấy mẫu tiếp theo, cân lượng vật liệu đã đánh dấu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xác định độ hoai mục theo công thức:
Mức độ hoai mục (%) = KL ban đầu (kg) - KL sau các lần cân (kg) 100 Khối lượng ban đầu (kg)
* Các chỉ tiêu về sinh trƣởng:
Trên mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức chọn 3 cây tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau:
+ Chiều cao cây (tính = cm), đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây. Chọn những cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần nhắc lại của 1 công thức đo 3 cây. Dùng một khung vuông có kích thước bằng diện tích tán chè đặt trên mặt tán thăng bằng song song với mặt đất, chiều cao cây đo từ mặt đất đã cố định đến đỉnh sinh trưởng (thân chính). Chiều cao cây là trung bình của những lần đo. Thời gian đo lúc bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm.
+ Chiều rộng tán (cm). Chọn cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần