Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 39 - 41)

Đã hàng ngàn năm nay, người Châu Âu và Châu Mỹ hài lòng với những chén trà đen trong buổi sáng tinh sương hay sau bữa cơm gia đình ấm cúng. Còn ở châu Á và một số quốc gia khác ở Trung Đông, chè xanh lại trở thành thứ nước uống truyền thống.

Nhiều chuyên gia dự đoán chè sẽ thay thế cà phê và ca cao cho vị trí “đồ uống vua” của thế kỷ 21. Để đưa ra dự đoán này, họ đã dựa vào những nghiên cứu cho rằng chè tốt hơn cà phê hay ca cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Ding Junzhi, chủ tịch danh dự của Viện nghiên cứu chè Quốc tế và là giáo sư Đại học Nông nghiệp Nam Hoa, cho biết: chè không chứa muối, chất béo và có tác dụng giải nhiệt. Theo ông Ding, việc uống chè phù hợp với cách sống của người hiện đại, những người quan tâm hơn tới sức khỏe của chính mình. [37]

Khoảng 50 năm trở lại đây, lượng tiêu dùng chè và sản lượng chè trên thế giới tăng trưởng nhanh. Nguyên nhân tăng trưởng lượng tiêu dùng một là do nhân khẩu tăng, hai là do mức tiêu dùng bình quân đầu người tăng.

Năm 2000 tiêu thụ chè thế giới là 2,214 nghìn tấn dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên 2413 nghìn tấn. Tốc độ tiêu thụ giai đoạn 1999 - 2000 là 2,2%, dự báo giai đoạn 2000-2010 sẽ là 0,8%. [10]

Mức tiêu thụ bình quân (kg/người) trên toàn thế giới tăng từ 0,19kg (năm 1900) lên 0,51kg (năm 1990). Đến năm 2003, mức tiêu dùng bình quân trên thế giới là 0,56g/đầu người. Mức tiêu thụ cao có các nước như: Anh (6,5 kg/người/năm), Ailen (4 kg/người/năm), Hồng Kông, Iran, Mỹ…[10]

Nhu cầu sử dụng chè của một số nước qua các năm được thể hiện qua bảng 2.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4: Nhu cầu sử dụng chè của một số nƣớc trên thế giới năm 2000 - 2005 và dự báo năm 2010

Đơn vị tính: 1000 tấn

Năm Ấn

Độ

Trung

Quốc Anh Pakistan

Hoa kỳ Nga Thị trƣờng khác Tổng 2000 663 400 134 112 89 158 724 2.280 2005 763 425 132 128 91 182 769 2.490 2010 919 450 125 150 95 215 836 2.790

(Nguồn: Tạp chí Thế giới chè tháng 4 năm 2005)

Qua bảng 2.4 cho ta thấy: hai nước có diện tích và sản lượng chè lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng là hai nước có khả năng tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Còn lại các nước như: Anh, Pháp, Mỹ… sẽ là thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu chè.

Có 10 nước có mức tiêu thụ trên 5 vạn tấn chia thành 4 loại:

- Các nước thuần nhập khẩu để tiêu dùng như: Anh, Pakistan, Mỹ, Ai Cập…

- Các nước ngoài phần tự sản xuất để tiêu dùng còn nhập khẩu nhiều như: Nga, Nhật Bản, Iran,…

- Các nước sản xuất chủ yếu để dùng: Thổ Nhĩ Kỳ.

- Các nước sản xuất chủ yếu để tiêu dùng, còn một phần cho xuất khẩu như: Trung Quốc, Ấn Độ.

Ngày nay, tỷ lệ chè đen trong tổng sản lượng chè thế giới đang tăng lên (khoảng 80%) tập trung ở các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Đông, với các chủng loại đa dạng như: chè rời, cao chè, chè túi lọc… Về sản xuất chè xanh, Trung Quốc là nước đứng đầu chiếm khoảng 63% tổng sản lượng chè xanh thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xu hướng đa dạng hóa phản ánh trong cơ cấu chủng loại chè. Các loại chè sợi rời vò xoăn móc câu đang giảm dần. Ngược lại các loại chè mảnh dạng tròn đang có xu hướng tăng dần. Tỷ trọng chè đen truyền thống OTD giảm sút, còn chè mảnh CTC tăng nhanh chóng. Chè rời đóng bao giảm, ngược lại chè túi, chè hòa tan pha nhanh, thuận tiện, vệ sinh hơn tăng đột biến. Ngoài chè mộc đơn thuần, đã xuất hiện những loại chè hương liệu, chè dược thảo để bảo vệ sức khỏe con người.

Do nhịp sống sinh hoạt xã hội sôi động khẩn trương, khối lượng chè túi tăng lên rất nhanh. Hiện nay chè túi ở Anh chiếm tỷ trọng 50%, Tây Đức cũ và Mỹ 60%, Phần Lan 70%, Hà Lan 80%, Canada cao tới 96%. Trên thị trường Nhật Bản, nước chè Ôlong đóng lon trong năm 1984 đã tiêu thụ 1,8 triệu hộp, năm 1988 tăng tới 300 triệu hộp. Dự báo trên thị trường Nhật Bản, trà lon còn có khả năng tăng lên 1,2 tỷ lon/năm. [10]

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 39 - 41)