Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 35 - 39)

Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (trên 4000 năm). Lúc đầu chè chủ yếu được dùng làm dược liệu, sát trùng, rửa các vết thương. Ngày nay chè là thứ nước uống phổ biến và chủ yếu với những sản phẩm chế biến đa dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng, thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hóa với cả những nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong vài thập kỷ gần đây, sản lượng chè ở các nước tăng cao. Sản lượng đạt trên 200 nghìn tấn gồm 4 nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Srilanka. Sản lượng đạt trên 100 nghìn tấn gồm 2 nước: Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Trên 20 nghìn tấn có 9 nước, trong đó có Việt Nam. [6]

Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kỳ được thể hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới qua các thời kỳ

STT Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lƣợng (1000 tấn) 1 1954 83,20 8,97 74,63 2 1964 101,60 10,00 101,60 3 1974 189,71 7,73 146,61 4 1984 240,32 9,13 219,41 5 1994 243,00 10,23 248,70 6 2004 246,10 12,99 316,69

(Theo số liệu của FAO, 2005)

Qua số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới 50 năm qua cho thấy:

- Diện tích chè thế giới tăng mạnh trong 30 năm từ năm 1954-1984, trong 20 năm trở lại đây diện tích chè có chiều hướng tăng chậm lại khoảng 1% trong vòng 10 năm. Theo thống kê năm 2005, diện tích chè thế giới tương đối cao, trong đó diện tích chè Châu Á chếm 86,7%, Châu Phi là 8,05%.

- Năng suất chè thế giới tăng nhanh qua các năm, từ 8,97 tạ khô/ha (năm 1954) đến 12,99 tạ khô/ha (năm 2004).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sản lượng chè tăng nhanh qua các thập kỷ, năm 2004 đạt 319,69 vạn tấn, với nhịp độ tăng sau mỗi thập kỷ từ 13,4% - 49,7%, tăng mạnh nhất vào giai đoạn từ năm 1964-1984.

Dưới đây là sản lượng chè thế giới qua các năm thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2: Sản lƣợng chè thế giới qua các năm

(Đơn vị tính: 1000 tấn) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Thế giới 2981,4 3035,6 3196,881 3526,3 3645,2 Châu Phi 470,0 478,3 510,9 506,1 487,4 Kenya 293,4 295,9 328,8 332,7 313,0 Châu Mỹ La Tinh 85,5 85,3 82,4 88,8 92,9 Argentina 67,1 67,3 69,0 73,0 76,3 Bắc Âu 204,8 213,1 245,0 233,4 222,4 Thổ Nhĩ Kỳ 149,3 155,0 205,0 205,6 200,1 Châu Á 2109,3 2148,1 2408,9 2573,1 2725,3 Trung Quốc 605,7 631,0 854,0 956,3 1047,4 Ấn Độ 848,2 859,5 895,9 919,4 945,3 Sri Lanka 303,9 304,8 309,1 317,2 312,0 Việt Nam 83,7 88,6 93,9 104,0 133,0

(Nguồn theo thống kê của FAO, tháng 5/2008)

Mặc dù có tới 58 quốc gia trồng chè trên thế giới với quy mô khác nhau, phân bố khắp 5 châu: Châu Á (20 nước), Châu Phi (21 nước), Châu Mỹ (12 nước), Châu Đại Dương (3 nước), Châu Âu (Liên Xô (cũ) và Bồ Đào Nha). Tuy nhiên sản xuất chè của thế giới chỉ tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Srilanka, Nhật Bản…[12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dưới đây là diện tích, sản lượng một số nước trồng chè chính năm 2004 được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của thế giới và một số nƣớc trồng chè chính năm 2004 STT Tên nƣớc Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lƣợng khô (1000 tấn) 1 Thế giới 2460,982 12,990 3196,881 2 Trung Quốc 943,100 8,705 821,000 3 Ấn Độ 445,000 18,989 845,000 4 Srilanka 210,600 14,387 303,000 5 Kenya 140,000 20,714 290,000 6 Việt Nam 119,000 9,510 97,000 7 Indonexia 116,200 13,670 158,843 8 Các nước khác 487,082 - 779,038

(Nguồn theo thống kê của FAO năm 2005)

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích đạt 943,100 nghìn ha, chiếm 37,96% diện tích chè thế giới, tuy nhiên năng suất chè Trung Quốc không cao, chỉ đạt 8,7 tạ khô/ha, cho nên sản lượng chè Trung Quốc chỉ đứng thứ 2 trên thế giới (sau Ấn Độ) đạt 821 nghìn tấn, chiếm 25,68% sản lượng chè thế giới.

Ấn Độ có diện tích chè đứng thứ 2 thế giới, nhưng có năng suất chè khá cao (18,98 tạ khô/ha), nên sản lượng chè Ấn Độ cao nhất thế giới đạt 845 nghìn tấn, chiếm 26,43% sản lượng chè toàn thế giới.

Kenya đứng thứ 4 về diện tích chè đạt 140 nghìn ha, nhưng là nước có năng suất chè cao nhất (20,71 tạ khô/ha), đạt sản lượng 290 nghìn tấn, chiếm 9,07% sản lượng chè toàn thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 35 - 39)