Từ lâu chè đã trở thành thứ nước uống thân thuộc của người dân Việt Nam. Uống chè giúp cho con người ta thư thái, xóa tan đi mệt mỏi và giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Mặt khác, chè là nét truyền thống của nhiều dân tộc, nó mang một giá trị vô cùng thiêng liêng, cao quí trong đời sống tinh thần của con người.
Chè truyền thống có thể chia thành ba loại chính là chè xanh, chè Ô long và chè đen. Chè xanh là loại chè không lên men. Ngược lại, chè đen được lên men hoàn toàn, enzyme được tạo điều kiện tối ưu nhất đảm bảo quá trình lên men triệt để. Chè Ôlong là sản phẩm trung gian của hai loại chè trên, nó được tạo thành bằng cách lên men không hoàn toàn lá chè tươi.
Từ trước năm 1892 nhân dân ta chủ yếu dùng chè dưới dạng chè tươi, chè nụ… Sau khi người Pháp chiếm đóng Đông Dương cây chè bắt đầu được chú ý và khai thác. [20]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lịch sử phát triển ngành chè Việt Nam chia ra các giai đoạn:
* Giai đoạn: 1890 - 1945
Giai đoạn này nhân dân ta chịu sự áp bức thống trị của thực dân Pháp và kết thúc bằng cuộc cách mạng tháng 8, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta, công việc trồng chè ở giai đoạn này mang tính khởi đầu.
Những đồn điền chè đầu tiên được thành lập ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Ngãi) là 230 ha.
Đến năm 1938 Việt Nam đã có 13.405 ha chè với sản lượng 6.100 tấn chè khô. Diện tích chè phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Bộ và cao nguyên Trung Bộ, trong đó trên 75% diện tích do người Việt Nam quản lý.
Đến năm 1939, Việt Nam đạt sản lượng 10.900 tấn chè khô, đứng thứ 6 trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản và Indonexia.
Ở giai đoạn này, diện tích chè bị phân tán, sản xuất chè mang tính tự cung, tự cấp, kỹ thuật canh tác thô sơ, kinh doanh chè chỉ mang tính cầm chừng.
* Giai đoạn 1945 - 1954
Nhiều biến động lịch sử xảy ra trong giai đoạn này đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sản xuất của cây chè. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè giảm sút, kéo theo ngành chè không phát triển.
* Giai đoạn 1954 - 1990
Sau thắng lợi năm 1975, giao lưu văn hóa, chính trị, xã hội được nối lại giữa hai miền Nam Bắc. Cây chè đã được Bộ Nông nghiệp và Bộ lương thực thực phẩm quan tâm. Nhiều đề án phát triển nông nghiệp được hoạch định cả ở hai miền. Cây chè được xác định là cây có giá trị kinh tế cao, có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của vùng trung du và miền núi.
Trong giai đoạn này, một loạt tổ chức sản xuất kinh doanh chè trong nước được thành lập: Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) năm 1987, Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas) năm 1988, Viện nghiên cứu chè Phú Hộ năm 1988.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ năm 1980 đến năm 1990 diện tích chè tăng từ 469 nghìn ha lên đến 60 nghìn ha (tăng 28%), sản lượng chè tăng từ 21,0 nghìn tấn lên 32,2 nghìn tấn khô (tăng 53,3%). Giai đoạn này công nghiệp chế biến phát triển mạnh, với nhiều nhà máy chế biến chè xanh, chè đen được thành lập với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), Trung Quốc. Sản phẩm chế biến chủ yếu được xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) và Đông Âu.
* Giai đoạn 1990 đến nay
Những năm gần đây có nhiều cơ chế chính sách đầu tư ưu tiên phát triển ngành chè. Cây chè được coi là cây trồng xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu của nhiều hộ nông dân.
Trong giai đoạn này diện tích, năng suất, sản lượng xuất khẩu tăng nhanh điều này thể hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của Việt Nam từ năm 1996 - 2006
Năm Diện tích chè
kinh doanh (ha)
Năng suất (tạ khô/ha) Sản lƣợng (tấn khô) Xuất khẩu (tấn khô) 1996 71.000 6,592 46.800 20.000 1997 63.900 8,169 52.500 34.400 1998 66.879 8,463 56.500 33.000 1999 69.500 10,115 70.300 36.440 2000 70.300 9,943 69.900 55.660 2001 80.000 9,463 75.700 68.217 2002 98.000 9,612 94.200 74.812 2003 99.000 9,545 94.500 62.000 2004 102.000 9,510 97.000 99.317 2005 105.000 12,70 110.000 87.920 2006 110.000 12,7 143.000 105.116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việt Nam được xác định là một trong 8 cội nguồn của cây chè, có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất lượng cao. Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet" đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè.
Cây chè đang được coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá đói giảm nghèo, thậm chí còn giúp cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao làm giàu. Không chỉ vậy, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ môi trường.
Hiện Việt Nam có 6 triệu người sống trong vùng chè, có thu nhập từ trồng, chế biến và kinh doanh chè. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, hiện cả nước có 35 tỉnh trồng chè, với tổng diện tích hơn 131.500 ha. Bình quân năng suất đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệu cho khoảng 700 cơ sở sản xuất chè khô. Hiện có khoảng 650 nhà máy chế biến chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp tươi/ngày) và hàng ngàn hộ dân lập xưởng để chế biến chè tại gia đình. Đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè.
Từ năm 2000, ngành chè đều có tốc độ tăng trưởng từ 7 - 9% năm. Năm 2007, lượng xuất khẩu chính ngạch đạt 110 ngàn tấn. Kết quả này đã đưa Việt Nam trở thành nước thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Kenya.
Kết thúc năm 2007, xuất khẩu chè của cả nước ước đạt 112.000 tấn với trị giá 130 triệu USD, tăng 6,03% về lượng và tăng 17,72% về trị giá so với năm 2006. [14]
Chè xanh, chè đen vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tăng mạnh. Các thị trường xuất khẩu chè chủ yếu là Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Afganistan, Mỹ, Ba Lan..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mới đây, xuất khẩu chè sang Iran có sự đột phá mạnh, trong tháng 10/2007, xuất khẩu chè sang nước này đã đạt 304 tấn, trị giá 414.000 USD, tăng 502,4% về lượng và tăng 378% về trị giá so với tháng trước
Hiện nay, Việt Nam đã chế biến khoảng 15 loại chè khác nhau, trong đó chè Ô Long, chè đen và chè nhài được thị trường thế giới ưa chuộng.
Trong tháng 8 năm 2008, cả nước đã xuất khẩu được 53,3 nghìn tấn chè các loại với kim ngạch đạt 16,5 triệu USD, tăng 339,15% về lượng, song lại giảm 7,36% về kim ngạch so với tháng trước. Đồng thời cũng giảm 64,20% về kim ngạch so với tháng 8 năm 2007 mặc dù tăng 367,49% về lượng. Như vậy, tính chung 8 tháng đầu năm 2008, lượng chè xuất khẩu của nước ta đã đạt 330,4 nghìn tấn với kim ngạch 161,6 triệu USD, tăng 70,55% về lượng nhưng giảm nhẹ 4,15% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê đến tháng 10/2008, lượng hàng xuất khẩu cả nước đạt 90 ngàn tấn, trị giá 127 triệu USD. So với cùng kỳ 2007, về lượng hàng xuất đi đã giảm tới 6.700 tấn. Nhưng về trị giá lại gần bằng kim ngạch của cả năm 2007 [6].
Theo kế hoạch, năm 2009, ngành chè Việt Nam dự kiến xuất khẩu 117 ngàn tấn, với kim ngạch phấn đấu đạt khoảng 167 triệu USD (tăng 13,6% so với năm 2008). Đây là một trong những mặt hàng của ngành Nông nghiệp mà chỉ tiêu tăng trưởng được đưa ra cao hơn năm trước. [46]
Về thị trường xuất khẩu: Có 69 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là Ấn Độ (18.109 tấn), ít nhất là New Caledonia (28 kg).
Hiện nay nước ta có trên 150 bạn hàng xuất khẩu, chè Việt Nam đã thâm nhập vào được một số thị trường khó tính. Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững các thị trường hiện có, ngành chè cần mở ra các thị trường mới như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đức, Hà Lan, Ba Lan, Ả Rập Xê Út... Mặt khác, ngành chè cần sớm khôi phục lại thị trường Irắc. Các nhà kinh tế dự báo thị trường chè thế giới dần trở nên bão hòa nên các nhà sản xuất kinh doanh cần đẩy mạnh công tác thương mại, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nhất là thị trường chè xanh, chè đặc sản, chè ướp hoa để có cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè cao cấp có sức cạnh tranh cao, như: các loại chè ướp hương hoa quả; các loại nước chè đóng hộp; các loại chè thuốc bao gồm: chè dưỡng thọ cho người già, chè chống sỏi thận và các loại chè thảo mộc khác. [17][18]