Hiện nay cả xã có 2.819 hộ với 10.847 nhân khẩu gồm các dân tộc Kinh (99,91%), Mường (0,073%), Tày (0,073%), Cao lan (0,027%), Sán rừu (0,009%).
Diện tích lúa gieo cấy cả năm là 356 ha với năng suất bình quân 4,8 tấn/ha. Diện tích ngô 87ha, sắn là 75ha, lạc 7ha, rau xanh 8ha và đỗ tương 1,6ha. Đặc biệt cây chè là thế mạnh trên địa bàn xã với diện tích là 51,5ha hàng năm cho sản lượng 283,3 tấn chè búp tươi. Về chăn nuôi: Cả xã có 484 con trâu, 519 con bò, 3.532 con lợn và 31.616 con gia cầm. Diện tích nuôi thả cá là 14,6 ha cho sản lượng 27,8 tấn. Chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã ổn định và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao. Một số hộ đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi số lượng lớn và bước đầu cho hiệu quả.
Nhờ những cố gắng nỗ lực của người dân cùng việc thực hiện tố nghị quyết đại hội đảng bộ xã Phú Hộ cùng nghị quyết HĐND xã khoá XX về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2005 toàn thể nhân dân xã đã hoàn thành những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội: Tổng giá trị sản xuất đạt 24.270 triệu đồng tăng 3,27% so với kế hoạch. Trong đó:
Tổng giá trị sản xuất NLN (giá cố định 1994) đạt 12.294 triệu đồng bằng 102,45% so kế hoạch, tăng 5,98% so với cùng kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 5.802 triệu đồng bằng 105,49% so với kế hoạch tăng 12,66% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ đạt 6.174 triệu đồng bằng 102,9% so với kế hoạch tăng 11,75 so với cùng kỳ.
Thực hiện kế hoạch trồng cây, trồng rừng năm 2005, UBND xã đã phát động phong trào trồng cây, toàn xã đã trồng được 20 ha cây tập trung và 5 ha cây phân tán trong các hộ gia đình. Kết hợp với đó là chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng hiện có. Khuyến khích phát triển trồng cây ăn quả tạo hướng khai thác vùng đồi, phát huy tiềm năng kinh tế vườn đồi, góp phần giải quyết xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho người dân
Sự nghiệp giáo dục đã được nâng cao đáng kể, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt 100%.
Công tác văn hoá thông tin được đẩy mạnh với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”. Xã tổ chức các buổi giao
lưu tuyên truyền các truyền thống văn hoá giữ gìn bản sắc dân tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội.
4.2. Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến sinh trƣởng, phát triển của cây chè
4.2.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều rộng tán chè
Sự sinh trưởng của thân cành có liên quan chặt đến năng suất và sản lượng chè. Chiều rộng của tán là yếu tố cấu thành năng suất của cây chè, cây phát triển khỏe có bộ khung tán chắc khỏe, rộng tạo bề mặt tán lớn thu được tối đa lượng búp có thể, cho năng suất cao. Độ rộng tán của cây chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi cây, khả năng sinh trưởng và điều kiện đất đai. Theo dõi ảnh hưởng của các công thức tủ gốc đến chiều rộng tán chè chúng tôi có bảng số liệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến chiều rộng tán chè
CT Lần đo 1 (cm) % so Đ/C Lần đo 2 (cm) % so Đ/C Đ/c 60,44 100,00 70,78 100,00 Rơm 62,56 103,50 75,00 105,96 Tế 66,00 109,20 80,11 113,18 Cỏ ghine 64,89 107,36 78,22 110,51 Tổng hợp 63,22 104,60 75,40 106,53
Qua bảng trên chúng ta thấy mức tăng trưởng về chiều cao cây ở công thức phủ Tế đạt giá trị cao nhất là 81,11cm, tăng so với đối chứng là 13,18%. Tiếp đến là công thức che phủ cỏ Ghine đạt 78,22cm tăng so với đối chứng là 10,51%. Hai công thức phủ Rơm và Tổng hợp tăng so với đối chứng từ 5,96% đến 6,53%. Như vậy, ẩm độ đất và dinh dưỡng trong đất đã có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều rộng tán chè.
4.2.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến đường kính thân chè
Thân chè tính từ cổ rễ đến điểm phân cành đầu tiên của cây, nó giữ cho cây đứng thẳng nhờ bộ rễ cây và là cơ quan vận chuyển các chất trong cây. Thân sinh trưởng càng mạnh thì khả năng vận chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng càng mạnh. Đây là điều kiện tăng khả năng phân cành, tạo tán. Cành chè được cung cấp chất dinh dưỡng sẽ tăng sức sinh trưởng của các mầm dẫn đến tăng mật độ búp. Từ đó góp phần tăng năng suất búp hái.
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến đƣờng kính thân chè
CT Lần đo 1 (mm) % so Đ/C Lần đo 2 (mm) % so Đ/C Đ/c 13,7 100,00 15,8 100,00 Rơm 15,8 115,33 17,5 110,76 Tế 16,7 121,90 18,7 118,35 Cỏ ghine 16,2 118,25 18,3 115,82 Tổng hợp 15,9 116,06 17,6 111,39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 4.4 cho ta thấy các công thức che phủ khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng thân chính khác nhau. Thấp nhất là công thức đối chứng, đường kính thân đạt 15,8mm, cao nhất là công thức phủ Tế đạt 18,7mm tăng so với đối chứng 18,35%, tiếp đến là công thức phủ cỏ Ghine đạt 18,3mm tăng so với đối chứng 15,82%. Các công thức phủ Rơm và tổng hợp đạt từ 17,5mm đến 17,6mm.
4.2.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều cao cây
Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ và vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ rễ lên lá. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sự sinh trưởng của cành lá. Thân cành sinh trưởng cân đối, số lượng mầm đỉnh phân hóa nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Nếu thân cây sinh trưởng kém, số lượng cấp cành ít, làm giảm mật độ và khối lượng búp do đó sẽ làm giảm năng suất. Chiều cao cây có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hái búp đặc biệt là thu hái bằng cơ giới. Nếu chiều cao cây quá lớn sẽ khó khăn cho người thu hái, năng suất lao động hái sẽ thấp. Chiều cao cây được qui định bởi bản chất di truyền của giống và chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật đốn... Sự tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức che phủ khác nhau được thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến chiều cao cây
Công thức Lần đo 1(cm) % so Đ/C Lần đo 2 (cm) % so Đ/C
Đ/c 55,00 100,00 63,11 100,00
Rơm 55,56 101,02 65,67 104,06
Tế 58,56 106,47 70,89 112,32
Cỏ ghine 57,89 105,25 69,56 110,22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng trên chúng ta thấy các công thức phủ khác nhau đều có chiều cao trung bình khác nhau. Trong đó, công thức đối chứng có chiều cao cây trung bình thấp nhất là 63,11cm, công thức phủ Tế có chiều cao cây trung bình lớn nhất là 70,89cm tăng so với đối chứng 12,32%, tiếp đến là công thức phủ cỏ Ghine có chiều cao đạt 69,56cm tăng so với đối chứng 10,22%. Ở hai công thức phủ Rơm và tổng hợp có chiều cao cây trung bình đều đạt 65,67cm tăng so với đối chứng 4,06%.
4.2.4. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chỉ số diện tích lá
Cũng như thực vật nói chung, lá chè là nơi diễn ra hoạt động quang hợp để sản xuất ra các chất đồng hoá nuôi dưỡng cây và tạo chất tích luỹ. Do đó lá là bộ phận rất quan trọng đối với sinh trưởng và năng suất chè. Nếu cây trồng có bộ lá khoẻ tức là khả năng tạo chất khô tốt, muốn có được điều này thì cần một môi trường đất và nước thuận lợi để giúp cây có hoạt động quang hợp hiệu quả. Lớp phủ thực vật đã đóng một vai trò chủ đạo trong giữ ẩm đất, cung cấp nước và là môi trường tốt lưu giữ, hoà tan phân bón cũng như các chất dinh dưỡng khác giúp cây dễ dàng hấp thu. Qua nghiên cứu về các loại vật liệu che phủ cho thấy: vật liệu che phủ khác nhau cho kết quả về sinh trưởng khác nhau, biểu hiện rõ nhất về chỉ số diện tích lá (Bảng 4.6)
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến chỉ số diện tích lá
CT ∑ S lá/cây (m2) S cây/m 2 đất S m2 lá/S m2 đất Tăng so với đ/c (%) Đ/c 1,37 0,52 2,634 100,0 Rơm 1,52 0,52 2,923 111,0 Tế 1,78 0,52 3,423 130,0 Cỏ ghine 1,65 0,52 3,173 120,5 Tổng hợp 1,61 0,52 3,096 117,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Do tác động của điều kiện ngoại cảnh và do ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ mà chỉ số diện tích lá có biểu hiện rõ rệt nhất :
Với các loại vật liệu che phủ khác nhau, chỉ số diện tích lá ở công thức che phủ tế cho chỉ số cao nhất 3,423 m2
lá/m2đất (tăng 30%lá so đối chứng), kế đến là công thức che phủ Ghine 3,173 m2
lá/m2đất (tăng 20,5% lá so đối chứng), thấp hơn là hai công thức che phủ rơm và che phủ tổng hợp 2,923- 3,096 m2lá/m2đất (tăng 11-17,5% so đối chứng).
Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của chè có liên quan đến chỉ số diện tích lá chiều rộng tán (Bảng 4.3), như chiều cao cây (Bảng 4.5), cho thấy: Các chỉ tiêu này luôn cho những giá trị khác nhau giữa các công thức che phủ, các giá trị này luôn cao hơn so với đối chứng. Ví dụ ở công thức che phủ tế đều cho những giá trị rất điển hình: Mức tăng chiều cao cây giữa 2 lần đo đạt tới 12,33 cm, mức tăng của công thức đối chứng là 8,11 cm. Chiều rộng tán giữa 2 lần đoở công thức đối chứng tăng 10,34 cm thì công thức che phủ tế tăng 14,11 cm nhiều hơn đối chứng 3,77 cm. Chỉ số lá cũng tăng rõ rệt, ở công thức đối chứng, diện tích lá mới chỉ đạt 2,634 m2
lá/m2đất thì ở công thức phủ cỏ Ghine diện tích lá đã là 3,423 m2
lá/m2đất. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chè ở công thức che phủ luôn cao hơn so với đối chứng không phủ.
Như vậy, vật liệu che phủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây trồng biểu hiện qua khả năng tăng trưởng chiều cao cây, chiều rộng tán và chỉ số diện tích lá. Đặc biệt là chỉ số diện tích lá vì chỉ số này cao nghĩa là khả năng quang hợp của cây trồng lớn, khả năng che phủ đất tốt, từ đó làm tăng năng suất cây trồng và làm giảm quá trình xói mòn rửa trôi, hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.2.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng kiểm soát cỏ dại
Cỏ dại trên đất dốc là một đối tượng gây hại nghiêm trọng đến cây trồng. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra tác hại của cỏ dại, song việc phòng trừ chúng không dễ và không phải bất cứ lúc nào cũng dùng được thuốc. Đặc biệt là đối với canh tác trên đất dốc của bà con nông dân vùng núi, một phần do địa hình không thuận lợi khó kiếm nước để hoà và phun thuốc, một phần do điều kiện kinh tế của người dân không cho phép để đầu tư cao trong trồng trọt. Do đó, biện pháp canh tác nào giúp kiểm soát được cỏ dại, tăng năng suất cây trồng với giá thành hạ thì rất có ý nghĩa và sẽ được người dân nhanh chóng chấp nhận. Trong thí nghiệm của chúng tôi, sử dụng vật liệu che phủ cho chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đó. Vật liệu che phủ ngoài việc giữ ẩm đất rất tốt thì khả năng kiểm soát cỏ dại cũng rất hữu hiệu. Cụ thể là trong công thức đối chứng lượng cỏ dại rất lớn (1.596,8 kg/ha), còn các công thức che phủ khác do khả năng kiểm soát tốt nên lượng cỏ dại thấp hơn hẳn. Đặc biệt là trong công thức che phủ Cỏ tế và che phủ cỏ Ghine lượng cỏ dại chỉ bằng 1/2 so với không phủ (874,9- 946,7kg/ha) (Bảng 4.7).
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến khối lƣợng cỏ dại ở các công thức Công thức Lần nhổ 1 Lần nhổ 2 Lần nhổ 3 Lần nhổ 4 Lần nhổ 5 Tổng (kg/ha) % so với đ/c Đ/c 208,7 307,1 342,8 375,5 362,7 1.596,8 100,00 Rơm 132,5 180,4 206,7 251,7 266,8 1.038,1 65,01 Tế 146,8 158,3 185,6 193,6 135,2 874,9 54,79 Cỏ ghine 153,7 172,1 197,3 218,2 205,4 946,7 59,28 Tổng hợp 162,4 181,6 209,1 232,7 211,3 997,1 62,44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So sánh trong các loại vật liệu che phủ, CT phủ tế có khả năng kiểm soát cỏ dại là tốt nhất, giảm 54,79 % so với đối chứng.
Như vậy, khả năng kiểm soát cỏ dại của các loại vật liệu che phủ là rất tốt, Vì vậy làm giảm số công làm cỏ, đồng thời giảm sự tranh chấp về nước, dinh dưỡng và ánh sáng với cây chè.
4.2.6. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sâu bệnh hại chè
4.2.6.1. Rầy Xanh (Empoasca flavescens Fabr)
Đặc điểm sinh vật học: Rầy xanh là một loại sâu hại búp chè quan trọng hiện nay, rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa búp non theo đường gân chính và gân phụ của lá non gây nên những chấm nhỏ như kim châm làm cho những mầm non, lá non cong queo lại và khô đi, việc vận chuyển nước và dinh dưỡng lên búp bị ngừng trệ, lá vàng, nếu gặp thời tiết khô nóng sẽ bị khô, phần còn lại cằn cỗi, lá bị nhẹ biến thành mầu hồng tím.Rầy trưởng thành có thân dài 2,5-4 mm, có mầu xanh lá mạ, đầu hoi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có một đường vân tắng và hai bên có chấm đen nhỏ, cánh trong mờ, mầu xanh lục.Trứng hình hơi cong dạng quả chuối tiêu dài 0,8 mm. trứng mới đẻ có mầu trắng sữa, sắp nở có mầu lục nhạt hay hơi nâu, rầy non có hình dạnh tương tự rầy trưởng thành (không có cánh) qua 4 lần lột xác thành rầy trưởng thành.
Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ, cho nên phần lớn nằm trong tán lá chè, mặt dưới lá để hút nhựa, rầy có xu tính với ánh sáng đèn yếu và có đặc tính bò ngang. Khi lại gần rầy xanh nấp dưới lá hoặc phía bên kia của búp chè. Rầy trưởng thành đẻ trứng rải rác vào mô non cọng búp và gân chính của lá chè, một búp chè thường có từ 2-3 trứng, có khi 6-8 trứng, sau 5-8 ngày nở ra rầy non. Thời gian phát dục của rầy non thay đổi theo thời tiết : mùa xuân 9-10 ngày, mùa hè thu 7-8 ngày, mùa đông 14-16 ngày, rầy trưởng thành sống từ 9-21 ngày. Con cái đẻ trung bình 30 quả, mỗi năm có khoảng 14 lứa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả điều tra rầy xanh:
Bảng 4.8: Diễn biến mật độ rầy xanh ở các công thức
(Đơn vị: con/khay) Tháng CT 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TB Đ/c 6,40 5,90 4,64 4,57 3,98 3,98 6,02 4,15 3,25 4,76 Rơm 5,35 5,75 3,75 3,08 2,52 4,86 5,87 5,52 3,75 4,49 Tế 5,15 4,27 3,90 3,93 2,52 3,82 6,81 5,37 3,82 4,39 Cỏ ghine 6,32 5,72 5,34 5,15 4,78 3,75 7,78 5,18 4,61 5,40 Tổng hợp 4,36 5,83 5,07 3,80 4,16 4,16 8,13 6,11 3,98 5,07 Kết quả bảng 4.8 ta thấy rằng mật độ rầy xanh ở các công thức có sự khác biệt rõ rệt, tỷ lệ trung bình cao nhất công thức phủ cỏ Ghine là 5,4 con/khay (mật độ rầy xanh dao động từ 4,61 con - 7,78 con). Cao thứ hai là công thức phủ Tổng hợp mật độ là 5,07 con/khay (dao động từ 3,8 con - 8,13 con). Thứ ba là