Một số nghiên cứu về đất dốc ở nước ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)

“Sử dụng, quản lý đất dốc Châu Á” là tên gọi một mạng lưới của Tổ chức

quốc tế về nghiên cứu và quản lý đất dốc (IBSRAM) (Sajjpongse A., 1973) [64]. Tổ chức này đã thực hiện nghiên cứu, quản lý đất dốc để phát triển nông nghiệp ở 7 nước Châu Á: Indonesia, Malaisia, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Thực trạng chung của các nước này là canh tác trên đất dốc không hợp lý làm cho đất bị xói mòn rửa trôi dẫn đến thoái hoá.

Các nghiên cứu được tiến hành với một số biện pháp kỹ thuật như: - Trồng cây theo đường đồng mức với các băng cây rộng 4 - 5 m, và được phân cách bởi các cây chắn là những cây bụi hoặc cây phân xanh họ đậu;

- Băng cỏ rộng 1m theo đường đồng mức với khoảng cách 4 - 6m một băng;

- Đào mương để ngăn dòng chảy, giữ đất, nướctheo đường đồng mức; - Đào các hố chứa nước nhỏ trên sườn dốc để giữ nước cho thấm dần xuống dưới nhằm giảm tốc độ dòng chảy và giữ ẩm đất;

- Nông lâm kết hợp, phối hợp giữa cây lâu năm, cây ăn quả và cây hoa màu hàng năm.

Kết quả nghiên cứu bước đầu của IBSRAM cho thấy, canh tác trên đất dốc phải có mô hình cây trồng và kỹ thuật phù hợp để vừa thu được năng suất cao vừa bảo vệ được đất dốc, bảo về môi trường. Một yếu tố quan trọng mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các nghiên cứu trong hệ thống này đề cập là các biện pháp kỹ thuật muốn được nông dân áp dụng phải là biện pháp có hiệu quả kinh tế cao, Tuy nhiên với các hộ dân nghèo thì cần phải xem xét mức đầu tư tiền mặt cho phù hợp.

Theo công trình nghiên cứu về hệ thống canh tác trên đất dốc của Intosh J.L.Mc. (1980) [40], ở Indonesia và nhiều nơi khác, những vùng đất nông nghiệp rộng lớn chỉ thích hợp cho hoa màu cạn, tài nguyên đất dốc chưa được sử dụng đúng mức và trong nhiều trường hợp còn bị lãng phí. Ở Indonesia có khoảng 15 - 20 triệu ha đất dốc địa hình lượn sóng nhẹ có thể trồng hoa màu nhưng chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả. Tác giả cũng đã chỉ ra những nhân tố kiềm chế sự phát triiển sản xuất hoa màu trên đất dốc. Đất dốc Đông Nam Á khác nhau rất nhiều về địa hình, độ phì tự nhiên, tính chất lý, hoá và sinh học. Sự mất độ phì nhanh chóng là biểu hiện rõ nhất, thường đất khai hoang đưa vào sản xuất sau 2 - 3 năm thì mất độ phì vốn có và khả năng sản xuất. Nguyên nhân là sau khi thảm thực vật bị phá bỏ, đất được cày bừa xới xáo, chất hữu cơ bị oxy hoá nhanh và quá trình rửa trôi xảy ra mạnh. Trên đất dốc, đất có thành phần sét cao giữ được độ phì tốt hơn đất cát. Do đó trong quá trình canh tác việc bảo vệ độ phì và cải thiên độ phì bằng cách dùng phân chuồng, phân xanh và đặc biệt là sử dụng cây họ đậu để cải thiên tính chất đất là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.

Tác giả Bell L.C và Ewards D.G. (1986) [36], nghiên cứu sử dụng phân xanh, phân chuồng và các loại phân hữu cơ hoặc chế, phụ phẩm nông nghiệp đã làm tăng lân dễ tiêu cho cây dễ hấp thụ, đồng thời làm giảm độ độc nhôm và sắt. Trong dung dịch đất, các axít hữu cơ tạo phức với kim loại AL, Fe. Chúng tồn tại ở dạng phức hữu cơ - nhôm, hữu cơ - sắt trong dung dịch đất không độc đối với cây trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở các nước như Ấn Độ tác giả Meane L.M (1996) [41], đã thử nghiệm về bón phân tổng hợp và các chất hữu cơ trên vùng nhiệt đới của Ấn Độ, năng suất cây trồng tăng tối đa và đạt độ ổn định cao. Còn ở Philippines theo Garrity D.P. và ctv (1993) [39], cây ngô được trông nhiều trên đất đồi chua ở Bukidnon, năng suất đật cao nhất khi bón phân compost với lượng 0,5 tấn/ha. Bón compost giảm Al di động, tăng P dễ tiêu, tăng K, Ca, và Mg trao đổi trong đất.

Hầu hết nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về hệ thống nông nghiệp trên đất dốc đều hướng vào đánh giá lợi ích kinh tế của mô hình cây trồng mang lại, kết hợp với đánh giá lợi ích về môi trường do hệ thống cây trồng đó có tác động như: Chống xói mòn, bảo vệ và cải thiện độ phì đất, bảo về và duy trì nguồn nước, lợi dụng tối đa điều kiện tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa....

Tóm lại, qua những công trình nghiên cứu về đất dốc và biện pháp canh tác trên đất dốc của các tác giả trong và ngoài đã chỉ ra rằng:

Đất dốc là hệ sinh thái rất đa dạng về thành phần các loài và các yếu tố địa hình, khí hậu, tài nguyên vv... Nhưng cũng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. - Đất dốc hàm chứa nhiều tiềm năng phát triển, là nơi cư trú ngày càng đông của con người và là nguồn đất sản xuất chính trong tương lai. Song lại chứa đựng rất nhiều khó khăn và bất cập. Canh tác trên đất dốc không hợp lý dẫn đến môi trường sống bị suy thoái với sự gia tăng của thiên tai như hạn hán và lũ lụt kéo dài, đất đai bị nghèo kiệt, năng suất cây trồng giảm làm cho đời sống của người dân càng gặp nhiều khó khăn.

Muốn giải quyết những vấn đề miền núi thì về đất dốc cần được quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc nhiều hơn nữa nhằm sử dụng hiệu quả những tiềm năng của vùng cao để tăng và ổn định năng suất cây trồng. Cần có một cái nhìn khác và đổi mới về quan niệm sử dụng và quản lý đất dốc đặc biệt là chống thoái hoá đất, tăng độ phì và dung tích hấp thu bằng các biện pháp sinh học. Sử dụng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

loại vật liệu che phủ đất khác nhau từ xác hữu cơ, không đốt tàn dư cây trồng mà giữ lại toàn bộ làm vật liệu che phủ, duy trì vật liệu che phủ cho đất liên tục và gieo trồng không thông qua làm đất. Các giải pháp duy trì và bảo vệ độ phì của đất phải đa dạng và mang tính hệ thống, phải kết hợp đồng bộ để phát triển giữa trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp trên vùng đất dốc. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với kiến tức bản địa áp dụng vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)