Đất dốc ở Việt Nam và biện pháp canh tác

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 29 - 35)

Diện tích đất dốc ở nước ta là 25,265 triệu ha chiếm 76,6% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất có độ dốc dưới 15o

(chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp, diện tích đất có độ dốc từ 15o đến 25o chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc trên 25o (chiếm 61,7%) (Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn, 2003) [4].

Theo Lê Thái Bạt (1996) [2], đất nông nghiệp vùng Tây Bắc có nhiều hạn chế và sử dụng chưa hiệu quả, cây hàng năm chiếm đến 67,4% trong cơ cấu cây trồng nên lượng đất bị xói mòn, rủa trôi rất lớn. Theo các nhà thổ nhưỡng, hàng năm trên đất rẫy trồng lúa, ngô lượng đất mất đi từ 119 - 276 tấn/ha; nếu tính cứ 1 tấn đất bị trôi mất đi 1,2 - 2,1 kg đạm, 1 - 1,5 kg lân (P2O5), 15 - 35 kg kali (K2O), và 75 kg mùn thì trên 1 ha bị trôi 100 tấn đất trong một năm thực tế mất đi 120 - 216 kg đạm tương đương 300 - 500 kg dậm urê, 100 - 150 kg lân tương đương 600 - 1000 kg lân supe, 1500 - 3000 kg kali tương đương 5 - 11 tấn kali sun phát, 7500 kg mùn tương đương 50 tấn phân chuồng; đồng thời trị số pHKCL bình quân trong 5 năm giảm 1 đơn vị (Tủ sách kiến thức gia đình, 2004) [32].

Thói quen làm nương rẫy cùng việc canh tác trên đất có độ dốc từ 15o

đến trên 25o nên xói mòn rửa trôi đất đã xảy ra mạnh và là yếu tố chủ yếu làm giảm độ phì đất dẫn đến thoái hoá đất. Theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Bùi Quang Toản (1991) [33] trên đất nương rẫy Tây Bắc cho thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tầng đất mặt bị bào mòn đi hàng năm từ 1,5 - 3 cm, tương đương với lượng đất mất đi mỗi ha đất 200 - 300 tấn, canh tác theo kiểu đốt lương làm rẫy hàm lượng mùn bị giảm đi đáng kể, giảm lượng lân đễ tiêu, giảm lượng kiềm trao đổi, tăng độ chua và các chất độc gây hại cho cây trồng. Canh tác trên đất dốc có nhiều hạn chế mà hầu hết những hạn chế này là kết quả của quá trình canh tác bất hợp lý. Ở nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra 3 hạn chế lớn là:

- Xói mòn, rửa trôi;

- Cỏ dại;

- Khô hạn đất.

Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1992) [18] cũng chỉ ra 9 hạn chế của vùng đất dốc là:

- Xói mòn rửa trôi.

- Thiếu nước, khô hạn.

- Địa hình không đồng đều.

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội bên ngoài.

- Tập quán canh tác thô sơ, đầu tư thấp.

- Thiếu vốn để kinh doanh các loại cây có hiệu quả cao nhưng dài ngày.

- Tiếp cận tiến bộ khoa học khó khăn.

- Có những quan điểm sai lệch về canh tác trên đất dốc.

- Cơ sở hạ tầng yếu kém.

Các nghiên cứu khác trên đất dốc như: Đoàn Triệu Nhạn, Nguyễn Tri Chiêu, (1973) [16], Lương Đức Loan, Nguyễn Tử Siêm, (1979) [15], cũng chỉ ra: Quá trình chua hoá là kết quả của xói mòn, rửa trôi. Do mất kiềm, kiềm thổ mà pH đất giảm xuống nhanh chóng, đất càng dốc quá trình chua hoá diễn ra càng nhanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quá trình hấp thu và giữ chặt lân trong đất nhiệt đới cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Vùng đất đồi chua giả phóng ra một lượng sắt, nhôm di động lớn, các chất này có khả năng giữ chặt lân thông qua nhóm hydroxyl, khi chất hữu cơ bị mất, lân bị giữ chặt tăng vọt từ vài trăm đến 1000 ppm (Thái Phiên, Nghiêm Tử Siêm, 1998) [24]. Cũng theo Nguyễn Vi, Trần Khải, (1978) [35], pH thấp là nguyên nhân gây nên khả năng hấp thu và khả năng giữ chặt lân.

Tóm lại, vùng đất dốc Việt Nam rất đa dạng, giàu tiềm năng, là nơi cư trú của nhiều triệu người nhưng vẫn đang chứa đựng nhiều khó khăn và bất cập. Muốn giải quyết những vấn đề miền núi cần phải có những giải pháp vĩ mô đồng bộ và mang tính hệ thống cao: đưa tiến bộ khoa học áp dụng vào đời sống nhưng phải biết kết hợp khoa học với kiến thức bản địa.

* Một số giải pháp canh tác bến vững trên đất dốc

Để chống tình trạng thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất cần thực hiện một số giải pháp sau:

Về chính sách, pháp luật: Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa các

chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lí nhà nước về đất đai. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin về tài nguyên đất; Quy hoạch và quản lí sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất; Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách, các quy định về quản lí đất dốc; Cần lồng ghép có hiệu quả các chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hoá và sử dụng đất bền vững; Phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai… để mọi người tự giác thực hiện bảo vệ đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về kinh tế: Cần quy hoạch, sắp xếp lại dân cư giữa các vùng, miền

nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên đất. Hạn chế tình trạng di cư tự do, chặt đốt phá rừng; Có những giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất; Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp liên hoàn ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; Có chế tài xử phạt kinh tế nghiêm minh những đối tượng gây thoái hoá đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về kỹ thuật: Thực hiện quản lí lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển

thuỷ lợi, giữ cân bằng sinh thái và điều hoà các tác động qua lại giữa đồng bằng và miền núi; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hoá học, cơ học…) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu; Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông - lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc; Thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông-lâm và chăn nuôi gia súc kết hợp ở vùng đất dốc.

Đối với miền núi thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc là hữu ích và thiết thực để chống xói mòn, hạn chế thoái hoá đất. Canh tác bền vững trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp để làm giảm tối đa tác hại của mưa và dòng chảy do mưa tạo ra, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Có nhiều biện pháp như: làm ruộng bậc thang, xếp bờ đá, bón phân hữu cơ, trồng băng cây xanh… Nhưng biện pháp quan trọng nhất và bền vững nhất đem lại hiệu quả kinh tế nhất là chọn và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trồng cây lâm nghiệp: Trồng cây lâm nghiệp trên đỉnh đồi, theo hàng

quanh đường đồng mức, nơi đất tốt trồng cây đặc sản như: quế, hồi, tre hay trám, lát, giổi…, nơi đất xấu trồng cây cải tạo đất như các loại cây keo, kết hợp trồng xen cây nông nghiệp khi rừng chưa khép tán.

Trồng cây băng xanh: Tạo các băng xanh trồng các cây họ đậu, cốt khí

có tác dụng chống xói mòn đất, tăng độ phì cho đất, cung cấp phân xanh, thức ăn cho gia súc. Các băng xanh được bố trí giáp phần trồng cây lâm nghiệp trở xuống, khoảng giữa các băng từ 5-10m, mỗi băng rộng 1m, đất trong băng được cuốc xới rồi gieo hạt với mật độ dày.

Trồng cây nông nghiệp: Trên khoảng đất trống giữa các băng cây xanh

trồng các cây lương thực (ngô, khoai, sắn, đỗ, đậu, lạc vừng...) hoặc trồng cây công nghiệp (chè, cây ăn quả…), mỗi băng nên trồng một loại cây, hàng năm luân canh các loại cây giữa các băng để phòng trừ sâu bệnh và bồi dưỡng đất. Mùa khô cắt các cây ở băng xanh phủ vào gốc cây nông nghiệp để giữ ẩm, làm giàu đất, vừa che phủ mặt đất chống xói mòn

Trồng cây ăn quả dưới chân đồi: Chọn cây ăn quả phù hợp với điều

kiện khí hậu, đất ở từng địa phương, trồng cây ăn quả phải đầu tư phân bón (tốt nhất là phân hữu cơ), chăm sóc tốt mới cho hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với các giải pháp trên cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất; đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của người dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lí đất; Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất.

Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về đất dốc, đã đưa ra những giải pháp cho canh tác bền vững trên đất dốc đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1992) [21], phát triển hệ thống cây trồng trên đất dốc phải gắn liền với sự giữ gìn và quản lý đất, nước, dinh dưỡng, công tác quản lý này không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường sống của con người một cách lâu dài. Để canh tác trên đất dốc cần có những biện pháp ký thuật thích hợp kèm theo hạn chế xói mòn rửa trôi, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại cho cây trồng.

Biện pháp chống xói mòn hữu hiệu và rẻ tiền nhất là trồng cây phân xanh họ đậu, vừa cải tạo đất vừa lấy thân lá làm vật liệu che phủ. Cây phân xanh có thể trồng gối hoặc trồng theo băng, trồng theo ranh giới nương…. trường hợp trồng xen mặc dù cây họ đậu chiiếm 10% diện tích nhưng tổng sản lượng cây trồng chính các năm sau tăng dần và ổn định hơn so với đối chứng không trồng (Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, Trần Đức Toàn (1997) [23].

Bùi Quang Toản (1991) [33], đã đưa ra giải pháp cơ bản để sử dụng tốt đất đồi dốc là phải có những hệ thống cây trồng và và kỹ thuật canh tác phù hợp. Các hệ thống canh tác miền núi rất đa dạng và mang tính bản địa. Các hệ thống cổ truyền đơn giản nhưng không đảm bảo phát triển, các hệ thống chuyển tiếp tiến bộ hơn nhưng không ổn định và có xu hướng dễ bị phá vỡ để trở về hệ thống cổ truyền, các hệ thống hiện đại mang tính chất sản xuất hàng hoá và yêu cầu đầu tư cao kể cả vốn và kỹ thuật. cũng theo tác giả dù hệ thống nào cũng đạt yêu cầu về độ che phủ tối đa, nhiều tầng và che phủ liên tục quanh năm, đồng thời cây trồng có bộ rễ khoẻ nhiều tầng thì sẽ là hệ thống tối ưu nhất và bền nhất.

Theo Nguyễn Đậu (1991) [8], cho rằng hiệu quả của một số mô hình canh tác trên đất dốc ở vùng trung du miền núi phía Bắc: ở công thức trồng băng phân xanh lâu năm theo đường đồng mức, để cắt dòng chảy, chống xói mòn và lấy thân lá làm vật liệu che phủ; kết hợp trồng xen và sử dụng phân hoá học đã cho hiệu quả cao hơn so với đối chứng là: mức độ che phủ đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85,6% còn đối chứng chỉ đạt 11,7% (tăng 7,3 lần). Xói mòn đất giảm 4,5 lần, lượng chất xanh thu được để làm phân đạt 8,24 tấn/ha. Sau 3 năm nghiên cứu ở công thức thí nghiệm đã làm tăng hàm lương hữu cơ (OM), tăng dung tích hấp thu của keo đất, tăng độ pH lên 0,5 đơn vị và giảm ion AL3+, giảm dung trọng đất, tăng độ xốp đất so với đối chứng. Hiêu quả kinh tế của công thức thí nghiệm rất lớn: Lãi thần tăng 19 lần so với đối chứng.

Trồng cây che phủ bằng cây họ đậu không chỉ có vai trò chống xói mòn đất dốc, mà còn có tác dụng tốt trong cải thiện cấu trúc và lý tính đất. Đất được che phủ luôn luôn ẩm, ngoài ra nguồn hữu cơ từ cây che phủ khi phân huỷ làm tăng độ mùn, tăng hoạt động của hệ sinh vật và vi sinh vật trong đất. Một mặt đất sẽ tơi xốp hơn nên dung tích hấp thu lớn, mặt khác độ phì của đất cũng được cải thiện nhanh. (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne, 2005) [5].

Nhiều tác giả cho rằng: vấn đề trước hết trong canh tác đất dốc là mặt đất phải luôn được che phủ, lượng phủ đủ dày bằng các loại vật liệu sống hoặc đã chết (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne, 2005) [5], kết hợp luân canh và xen canh trong sản xuất sẽ góp phần ổn định độ phì của đất (Nguyễn Hữu Tề, Phạm Chí Thành, Đoàn Văn Điếm, 1994 [30], đồng thời làm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại, hạn chế cỏ dại và tăng ổn định năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại phú hộ - tỉnh phú thọ (Trang 29 - 35)