* Các công thức thí nghiệm
Có 5 công thức thí nghiệm sau: CT 1 - Đối chứng (không che phủ) CT 2 - Che phủ bằng rơm rạ
CT 3 - Che phủ bằng tế guột CT 4 - Che phủ bằng cỏ Ghine
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Phương pháp thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành trên đất dốc 8 - 10o, cùng một giống chè, cùng một nền phân bón trên cùng nền đất đồng đều về độ phì.
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. Sơ đồ thí nghiệm 1 2 3 4 5 3 4 5 1 2 5 1 2 3 4 - Diện tích ô: 50 m2 - Số lần nhắc: 3 - Tổng số ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 (ô)
* Mức độ phủ (vật liệu khô) 2,5kg/m2 tương đương 25 tấn/ha
* Đất: Mẫu đất được lấy ở tầng: 0 - 20 cm để xác định độ pH cũng như
các chất dinh dưỡng có trong đất, các chỉ tiêu lý tính và sinh vật học khác.
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp quan trắc *Các chỉ tiêu lý tính đất:
- Độ ẩm đất: được tính theo khối lượng đất khô kiệt W(%) = x100
Pdk
Pn , trong đó: W là độ ẩm đất (%), Pn là hàm lượng nước chứa trong mẫu đất (g), Pn = Khối lượng đất lấy trên đồng ruộng - Khối lượng đất sấy khô kiệt (Pđk); Pđk là khối lượng đất khô sấy ở 105o
(g). Độ ẩm đất lấy mỗi tháng 1 lần vào những ngày khô ráo (sau mưa ít nhất 7 ngày).
- Dung trọng và độ xốp: Lấy mẫu đất tại 2 thời điểm trước và sau thí nghiệm. Dùng ống kim loại cao 20cm đóng lấy mẫu đất và cân mẫu đất ướt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rồi đem xấy khô và cân mẫu đã xấy khô, dung trọng, độ xốp đất được tính theo công thức sau:
d =
M Trong đó:
d: Dung trọng đất (gam/cm3) V
M: Khối lượng ống đất khô (gam) V: Thể tích ống đất (cm3)
P (%) =
1 - d P: Độ xốp đất (%)
D D: Tỷ trọng đất (gam/cm3)
* Chỉ tiêu hoá tính đất:
- Lấy mẫu và phân tích pH theo phương pháp pH-meter.
- Lấy mẫu và phân tích hàm lượng chất hữu cơ tổng số theo phương pháp Walkley - Black.
- Lấy mẫu và phân tích hàm lượng đạm tổng số theo phương pháp Kjeldahl. - Lấy mẫu và phân tích hàm lượng lân tổng số theo phương pháp so màu trên máy.
- Lấy mẫu và phân tích hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Oniani. - Lấy mẫu và phân tích hàm lượng kali tổng số theo phương pháp quang kế.
* Chỉ tiêu về vi sinh vật đất:
Vi sinh vật phân giải xen -lu-lô, vi sinh vật phân giải lân
- Xói mòn đất: Tại mỗi công thức, đào hố hứng lượng đất xói mòn của
bề mặt ô thí nghiệm, bên trong hố lót bằng ni lông có châm lỗ. Cân lượng đất xói mòn vào thời điểm giữa, cuối năm và phân tích hoá tính của của đất để xác định lượng dinh dưỡng bị xói mòn.
- Mức độ hoai mục:
Sau khi che phủ, tại mỗi điểm lấy mẫu cân một lượng vầt liệu che phủ nhất định (diện tích 1 m2), đánh dấu vị trí đã cân. Vào các thời điểm lấy mẫu tiếp theo, cân lượng vật liệu đã đánh dấu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xác định độ hoai mục theo công thức:
Mức độ hoai mục (%) = KL ban đầu (kg) - KL sau các lần cân (kg) 100 Khối lượng ban đầu (kg)
* Các chỉ tiêu về sinh trƣởng:
Trên mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức chọn 3 cây tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau:
+ Chiều cao cây (tính = cm), đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây. Chọn những cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần nhắc lại của 1 công thức đo 3 cây. Dùng một khung vuông có kích thước bằng diện tích tán chè đặt trên mặt tán thăng bằng song song với mặt đất, chiều cao cây đo từ mặt đất đã cố định đến đỉnh sinh trưởng (thân chính). Chiều cao cây là trung bình của những lần đo. Thời gian đo lúc bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm.
+ Chiều rộng tán (cm). Chọn cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần nhắc lại của 1 công thức đo 3 cây. Dùng thước mét (chia mm) đo ở 2 vị trí vuông góc với nhau. Chiều rộng tán chè là trung bình của các lần đo. Thời gian đo lúc bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm.
+ Đường kính thân (cm): Đo cách cổ rễ 5 - 10cm, những cây phân cành ngay từ cổ rế đường kính ở cành chè to nhất cách cổ rễ 5 - 6cm. Dùng thước kẹp panme đo 2 chiều vuông góc với nhau lấy giá trị trung bình của hai lần đo.
+ Chỉ số diện tích lá:
Chỉ số diện tích lá =
Trong đó tổng diện tích lá được xác định như sau: Toàn bộ lá chè hái về của cây cần xác định chỉ số diện tích lá rải đều, lấy mẫu theo đường chéo 5 điểm. Sau đó cắt lá ra thành nhiều miếng nhỏ, xếp kín trên 1dm2
giấy, cân Tổng diện tích lá (S)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trọng lượng lá trên 1dm2
được trọng lượng Pi (i là số lần lặp lại). Lặp lại 3 lần ta được các trọng lượng P1, P2, P3. Kí hiệu Pu là trọng lượng lá xếp trên 1dm2 giấy. Ta có Pu =
3 3 2
1 P P
P . Cân toàn bộ số lượng lá của cây ta được PT.
Khi đó ta có diện tích lá của cây là: S =
Pu PT
dm2
Diện tích đất M: Căn cứ vào mật độ, khoảng cách trồng chè để xác định diện tích đất bình quân cây chè chiếm chỗ.
* Các chỉ tiêu về năng suất
+ Khối lượng búp (g): Mỗi công thức thí nghiệm ở mỗi lần nhắc lấy 100 búp, bảo quản trong túi nilon đưa về phòng. Trộn đều mẫu ở các lần nhắc lại với nhau sau đó đếm tổng số búp trong 50g búp để tính trọng lượng búp xô. Mỗi công thức thực hiện 3 lần. Trọng lượng búp trung bình là trọng lượng bình quân của 3 lần nhắc.
+ Mật độ búp (số búp/m2/lứa hái): Sử dụng khung 25x25 cm tiến hành đếm trên mỗi ô thí nghiệm chọn 5 điểm theo dõi theo phương pháp đường chéo góc, đếm số búp trong khung.
+ Chiều dài búp 1 tôm 2 lá (cm). Đo từ nách lá thứ 3 đến đỉnh sinh trưởng. Mỗi lứa hái, chọn ngẫu nhiên 10 búp/ô x 3 lần nhắc/CT để đo, búp đủ 1 tôm 3 lá.
+ Năng suất búp tươi trong mỗi lứa hái (kg): Cân toàn bộ số búp chè hái được, tính trung bình năng suất 3 lần nhắc lại là năng suất bình quân của mỗi lứa hái ở mỗi công thức.
* Các chỉ tiêu liên quan đến phẩm cấp chè nguyên liệu
+ Tỉ lệ búp mù: Búp mù là những búp không có tôm hoặc tôm không rõ, đỉnh sinh trưởng đang ở trạng thái ngủ nghỉ.
Phương pháp xác định: Cân ngẫu nhiên 100g búp chè tươi, đếm tổng số búp, số búp có tôm và số búp không có tôm rồi qui ra phần trăm số búp mù, theo dõi theo lứa hái:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BM% = Tổng số búp mù x 100 Tổng số búp + Tỷ lệ bánh tẻ : Dùng phương pháp bấm bẻ để xác định . Cân 100 búp được khối lượng P , lấy mẫu 3 lần, thực hiện bấm bẻ toàn bộ số búp của mẫu . Đối với cuộng bẻ ngược từ gốc búp hái lên đỉnh búp , đối với lá bấm bẻ từ cuộng lá lên đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ già gọi là phần bánh tẻ có khối lượng P1, cân phần non được khối lượng P2.
Tỷ lệ bánh tẻ =
P1
x 100 P2
+ Phân tích thành phần hóa học búp
Phân tích hàm lượng Tanin theo phương pháp Leventhal (phương pháp thông dụng).
Phương pháp xác định chất hòa tan theo Voronsov năm 1946
* Điều tra sâu bệnh hại
10 ngày điều tra 1 lần + Điều tra Rầy xanh:
Trên mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm điều tra 5 khay, dùng khay nhôm kích thước 35 25 cm có tráng dầu hỏa, để nghiêng 45º ở rìa tán, đập mạnh 3 đập rồi đếm rầy trong khay và tính trung bình con trên khay theo công thức:
Mật độ rầy xanh (TB) =
Tổng số rầy xanh điều tra Tổng số khay điều tra + Điều tra Bọ cánh tơ
Trên mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 20 búp (1 tôm 2 - 3 lá) cho vào túi nilon đem về đếm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mật độ bọ cánh tơ được tính theo công thức:
Mật độ bọ cánh tơ (TB) = Tổng số bọ cánh tơ Tổng số búp điều tra + Điều tra nhện đỏ:
Mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 10 lá vào túi nilon đem về phòng đếm, đếm nhện đỏ dưới kính lúp.
Mật độ nhện đỏ được tính theo công thức: Mật độ nhện đỏ (TB) =
Tổng số nhện đỏ Tổng số lá + Điều tra Bọ xít muỗi
Trên mỗi công thức điều tra 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 20 búp mang về phòng nghiên cứu và tính tỷ lệ % búp bị hại theo công thức:
Mật độ búp bị hại (TB) = Số búp bị hại (do bọ xít muỗi) Tổng số búp
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tính toán, xử lý trên máy tính bằng phần mềm IRRIstar.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Núi Phía Bắc - Xã Phú Hộ - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
Nằm ở vị trí 21o
27’ vĩ độ Bắc và 105o 14’ kinh độ Đông Phía đông và Đông Bắc giáp huyện Phù Ninh - Phú Thọ
Phía Tây giáp xã Hà Lộc và xã Hà Thạch - huyện Thanh Ba - Phú Thọ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Lâm Thao - Phú Thọ
4.1.1. Địa hình
Khu vực nghiên cứu có địa hình kiểu đồi bát úp trung du miền núi, có độ dốc trung bình từ 8 - 10o
xen kẽ các thửa ruộng bậc thang.
4.1.2. Thổ nhưỡng đất đai
Địa điểm nghiên cứu có hai loại đất chính là:
- Đất feralit đỏ vàng phát triiển trên phiến thạch mica, tầng đất mịn khá sâu 1- 3m. Thành phần cơ giới thịt nặng xuống sâu là sét nhẹ.
- Đất feralit phát triển trên đá Gnai, phiến thạch fecmantit có tầng dày. Lớp mặt bị gột rửa, sét bị rửa trôi nhiều nên lớp đất mặt có tỷ lệ sét nhiều hơn. Tầng đất mịn dày, thành phần cơ giới sét trung bình đến sét nặng.
Diện tích đất đai trong xã được thể hiện qua bảng thực trạng sử dụng đất đai của xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất đai của xã Phú Hộ
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 2 3 4 5 Tổng diện tích đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất lúa
Đất chè (kể cả khai hoang, trồng mới) Đất vườn ươm
Đất ao hồ
Đất trồng khác Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng
- Nhà làm việc, xưởng, công trình khác - Đất giao thông chuyên dùng khác
Đất chƣa sử dụng 187,095 129,255 3,04 119,645 2,5 3,37 0,7 5,00 42,54 10 32,54 10,30 100,00 69,00 2,35 92,56 1,93 2,61 0,55 2,67 22,73 23,50 76,50 5,51
(Nguồn: Phòng khoa học và kế hoạch - Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc - 2009)
4.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Yếu tố thời tiết, khí hậu có tác động rất lớn đến những biến động về nhiệt, ẩm độ đất cũng như cấu trúc lý, hóa tính của đất. Do đó, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, đặc biệt là những cây trồng trên đất dốc. Đối với cây chè, nhu cầu về nước và phân bón là rất lớn. Trong khi đó, phần lớn diện tích chè của Việt Nam được trồng trên đất dốc, nơi mà hầu như trong suốt quá trình canh tác đều phải dựa vào nước trời và vốn đầu tư của nông dân cho bón phân là không nhiều. Vì vậy, việc giữ đất, nước và kiểm soát xói mòn là rất quan trọng trong canh tác chè trên đất dốc, tránh những biến động bất lợi của thời tiết như mưa bão, lũ lụt hay hạn hán…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu tại Phú Hộ trong 11 tháng năm 2007, chúng tôi ghi nhận lại được một số kết quả sau:
Bảng 4.2: Diễn biến thời tiết khí hậu tại Phú Hộ 11 tháng năm 2009 Chỉ tiêu Tháng T tb ( 0 C) H tb (%) R tổng số (mm) S tổng số (h) T1 14,9 82 18,5 102,5 T2 21,8 89 12,7 67,5 T3 20,4 89 90,8 51,8 T4 24,1 88 114,4 103,5 T5 26,4 87 187,3 138,8 T6 29,0 81 179,9 183,1 T7 28,4 87 274,0 155,0 T8 28,7 85 92,6 224,0 T9 27,9 84 73,6 193,3 T10 25,6 86 48,2 128,4 T11 20,5 78 14,1 137,3
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ - 2009)
Ghi chú: T: Nhiệt độ không kh H: Ẩm độ không khí
R: Lượng mưa S: Số giờ chiếu sáng/ngày
Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn xã Phú Hộ thời tiết của 11 tháng đầu năm 2009 diễn biễn khá phức tạp:
- Nhiệt độ trung bình của 11 tháng là 23,60oC, trong đó tháng cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình là 29,2oC, thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 16,5oC.
- Tổng số giờ nắng trong 11 tháng đầu năm là 1165,2 h, cao nhất là tháng 6, với 215,8h giờ nắng, thấp nhất là tháng 1 với 30,8h.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tổng lượng mưa của 11 tháng là 1233,1 mm, lượng mưa cao nhất tháng 6: 203,4 mm, thấp nhất tháng 2: 19,7 mm.
Nhìn chung các yếu tố thời tiết khí hậu trong 11 tháng năm 2009 tại Phú Hộ đều gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của chè, các tháng đầu và cuối năm (tháng 1,2,3 và 11) cây chè sinh trưởng chậm, các tháng còn lại thuận lợi cho sản xuất chè.
4.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
Hiện nay cả xã có 2.819 hộ với 10.847 nhân khẩu gồm các dân tộc Kinh (99,91%), Mường (0,073%), Tày (0,073%), Cao lan (0,027%), Sán rừu (0,009%).
Diện tích lúa gieo cấy cả năm là 356 ha với năng suất bình quân 4,8 tấn/ha. Diện tích ngô 87ha, sắn là 75ha, lạc 7ha, rau xanh 8ha và đỗ tương 1,6ha. Đặc biệt cây chè là thế mạnh trên địa bàn xã với diện tích là 51,5ha hàng năm cho sản lượng 283,3 tấn chè búp tươi. Về chăn nuôi: Cả xã có 484 con trâu, 519 con bò, 3.532 con lợn và 31.616 con gia cầm. Diện tích nuôi thả cá là 14,6 ha cho sản lượng 27,8 tấn. Chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã ổn định và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao. Một số hộ đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi số lượng lớn và bước đầu cho hiệu quả.
Nhờ những cố gắng nỗ lực của người dân cùng việc thực hiện tố nghị quyết đại hội đảng bộ xã Phú Hộ cùng nghị quyết HĐND xã khoá XX về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2005 toàn thể nhân dân xã đã hoàn thành những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội: Tổng giá trị sản xuất đạt 24.270 triệu đồng tăng 3,27% so với kế hoạch. Trong đó:
Tổng giá trị sản xuất NLN (giá cố định 1994) đạt 12.294 triệu đồng bằng 102,45% so kế hoạch, tăng 5,98% so với cùng kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 5.802 triệu đồng bằng 105,49% so với kế hoạch tăng 12,66% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ đạt 6.174 triệu đồng bằng 102,9%