Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan – cục hải quan hà nội (Trang 69 - 78)

c) Phương pháp 4: Xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ Trong trường hợp ô tô nhập khẩu vào Việt Nam không xác định trị

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu

Thực trạng của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan đang bộc lộ những hạn chế, những thiếu sót nhất định. Nhiều văn bản ban hành còn chậm hoặc còn thiếu, có nội dung không còn phù hợp với yêu cầu quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, cơ chế quản lý của hải quan và cần nội luật hoá các cam kết quốc tế, chuẩn mực, tập quán quốc tế về công tác hải quan nói chung và công tác KTSTQ về trị giá nói riêng.

Hơn nữa, trong các khâu của quy trình thủ tục Hải quan, khâu trước làm tiền đề cho khâu sau và khâu sau lại kiểm tra lại khâu trước, do đó hệ thống các văn bản của các khâu kiểm tra trước, kiểm tra trong thông quan, KTSTQ của quy trình thủ tục Hải quan phải được xem xét trong mối quan hệ tổng thể sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cho đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của phương pháp quản lý mới trong ngành Hải quan.

Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý theo phương pháp quản lý rủi ro phải theo hướng đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong quản lý Hải quan, theo các chuẩn mực của Hải quan hiện đại, phù hợp với lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO và thực thi các cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động Hải quan như: Công ước KYOTO sửa đổi, Hiệp định trị giá GATT…

Tuy nhiên trong thực tế, việc xác định trị giá tính thuế theo GATT trong bối cảnh luật pháp chưa đầy đủ, đồng bộ, các cơ chế chính sách chưa thực sự hoàn thiện, nhất là hệ thống về tài chính. Đồng thời ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp chưa tự giác, chưa nghiêm…Điều đó khiến cho tình trạng các doanh nghiệp khai thấp hơn trị giá giao dịch cho hàng nhập khẩu nói chung và đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu nói riêng là phổ biến; trong khi đó cơ quan Hải quan chưa có đủ điều kiện để bác bỏ những khai báo đó. Do vậy mà công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu này ngày càng trở lên phức tạp và khó khăn hơn.

Để hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật đem lại hiệu quả cao trong công tác KTSTQ về trị giá đối với hàng nhập khẩu nói chung và mặt hàng ô

tô nhập khẩu nói riêng thì Chi cục KTSTQ – Cục Hải quan TP Hà Nội cần phải:

- Tham mưu, có ý kiến đề xuất với lãnh đạo cấp trên để sửa đổi, bổ sung những quy định không hợp lý, còn thiếu sót thông qua việc rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp lý liên quan đến KTSTQ nói chung và KTSTQ về TGHQ nói riêng. Việc rà soát hệ thống các văn bản trong nước, ngành Hải quan cũng cần phải nghiên cứu các quy định liên quan đến công tác hải quan tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập trong khuôn khổ WTO, WCO, ASEAN, APEC, Hiệp định trị giá GATT, các Hiệp định song phương…để thay đổi, xây dựng hệ thống pháp luật Hải quan được đồng bộ và phù hợp.

- Đưa ra những ý kiến đề xuất để hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ công tác KTSTQ thông qua việc tổng hợp các vướng mắc trong quá trình áp dụng các văn bản đó như: Theo Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, quy định “thời hạn kiểm tra của mỗi quyết định kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra tối đa là 05 ngày làm việc đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc có khả năng vi phạm pháp luật Hải quan”. Trong thực tế của công tác KTSTQ, có nhiều thông tin quan trọng khi tiến hành kiểm tra làm việc với đơn vị được kiểm tra mới biết được thông tin và phải đi xác minh làm rõ. Như vậy thời gian cho một cuộc kiểm tra là không đủ để kiểm tra và kết luận vụ việc.

Bên cạnh đó thì phía Nhà nước cũng cần yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyển thực hiện:

- Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các văn bản liên quan đến công tác KTSTQ về trị giá cho phù hợp, thống nhất như: cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa Nghị định số 40/2008/NĐ-CP và thông tư 205 /2010/TT-BTC để có biện pháp chống gian lận qua giá theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho công tác KTSTQ để kiểm tra việc tự khai, tự nộp thuế của doanh nghiệp.

- Xây dựng một chế tài xử lý đối với những doanh nhiệp mời nhưng không đến hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ (đã ra quyết định kiểm tra nhưng không thực hiện được vì lý do doanh nghiệp bỏ trốn).

- Bổ sung đầy đủ quyền hạn của lực lượng làm công tác KTSTQ trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong vấn đề xử lý kết quả kiểm tra, khẳng định thẩm quyền của cơ quan Hải quan đối với tất cả các đối tượng liên quan đến nội dung kiểm tra ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trừ những khu vực đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan không chỉ là cở sở pháp lý mà còn là điều kiện kiên quyết ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ là công cụ hữu hiệu để cán bộ công chức hải quan có thể thực hiện tốt nghiệp vụ cũng như công tác quản lý của mình đồng thời góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp.

3.3.2.Tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin với các đơn vị chức năng, các cơ quan trong và ngoài ngành

Cần phải xây dựng mối quan hệ tốt trên cơ sở pháp lý với các cơ quan, các ngành, các lực lượng chức năng trong công tác KTSTQ như: ngành Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, giám định, các hãng vận chuyển, đại lý hãng tàu, Công an…nhất là trong việc trao đổi thông tin, tài liệu liên quan đến công tác KTSTQ.

Đồng thời phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về KTSTQ trong lĩnh vực trị giá với các Chi cục KTSTQ thuộc Cục hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc Cục KTSTQ. Đặc biệt, thường xuyên trao đổi, nắm bắt các thông tin về giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu này từ các phòng chức năng như: phòng trị giá tính thuế, tham mưu tổng hợp… hay trao

chính hãng tuân thủ tốt pháp luật hải quan… Có như vậy thông tin phục vụ công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng này mới được toàn diện, đầy đủ, khách quan, nhanh chóng và chính xác.

Bên cạnh đó, còn phải tăng cường hợp tác quốc tế. Nhiều lô hàng ô tô nhập khẩu chỉ có thể xác minh làm rõ trên cơ sở tiến hành xác minh tại nước ngoài nhờ vào sự trợ giúp của cơ quan Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới đã ký kết thoả thuận hợp tác với Hải quan Việt Nam. Công tác này cần được triển khai nhanh chóng vừa phục vụ cho việc đấu tranh, kiểm tra các trường hợp phải xác minh ở nước ngoài vừa giao lưu học hỏi kinh nghiệm của Hải quan các nước theo định hướng: trao đổi thông tin; hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ về đào tạo nhân lực cho các cán bộ KTSTQ; hợp tác tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, công nghệ.

3.3.3.Điều kiện về cơ sở, vật chất

Để đảm bảo thực hiện được các giải pháp trên thì yếu tố về cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu. Chúng ta không thể thực hiện các nhóm giải pháp đó nếu không có những tiền đề cơ bản: đó là về điều kiện làm việc của cán bộ công chức hải quan, về trang thiết bị, về yếu tố vật chất…

Về điều kiện làm việc:

Cần bố trí địa điểm, mặt bằng làm việc khang trang, khoa học và hiện đại đảm bảo môi trường làm việc thoáng đãng, mỗi cán bộ công chức được bố trí bàn làm việc riêng đáp ứng cho nhu cầu công việc của từng người. Bên cạnh đó cần có phòng tiếp doanh nghiệp riêng để không ảnh hưởng đến hiệu quả của các đội. Môi trường làm việc tốt sẽ giúp công chức hải quan yên tâm công tác và công việc đạt hiệu quả cao.

Về trang thiết bị:

Cần trang bị mới và nâng cấp các trang thiết bị của hệ thống thu thập thông tin như đường dây, máy chủ, máy trạm để khắc phục tình trạng sự cố,

tắc nghẽn, chậm chạp trong quá trình thu thập và xử lý thông tin thông qua việc bảo dưỡng định kỳ đường dây, máy móc thiết bị , tiếp tục triển khai xây dựng các phần mềm mới hỗ trợ hoặc thay thế cho các phần mềm bị lỗi, các chức năng của phần mềm không thực hiện được hoặc không có.

Ngoài ra, cần đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị làm việc cần thiết cho các cán bộ công chức trực tiếp làm nhiệm vụ như: máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm… để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao tính chất công việc của đội ngũ công chức làm công tác KTSTQ nói chung và các cán bộ công chức làm công tác KTSTQ trong lĩnh vực giá nói riêng.

Yếu tố vật chất:

Có thể nói yếu tố vật chất là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng cũng như hiệu quả công tác KTSTQ nói chung và công tác KTSTQ về trị giá nói riêng bởi lẽ:

- Cần phải có nguồn kinh phí để mua tin phục vụ cho công tác KTSTQ về trị giá đối với hàng ô tô nhập khẩu: thường chi cho hoạt động tình báo giá

- Có nguồn kinh phí mới có thể đầu tư các trang thiết bị và triển khai các công việc để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác KTSQT về trị giá đối với hàng nhập khẩu nói chung và đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu nói riêng.

- Chỉ khi có nguồn kinh phí chúng ta mới có thể quan tâm thích đáng tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của các cán bộ công chức làm công tác KTSTQ. Từ đó khích lệ được tinh thần làm việc cũng như sự tâm huyết với nghề của các cán bộ công chức. Đây là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả công việc vì các cán bộ công chức làm công tác KTSTQ về giá luôn phải tiếp xúc trao đổi với nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức, trong quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật để đưa ra quyết định KTSTQ

được chính xác, góp phần vào công tác đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng gian lận qua giá đối với hàng nhập khẩu nói chung và đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu nói chung. Các cán bộ công chức làm công tác KTSTQ sẽ không thể chuyên tâm làm việc hoặc có thể lung lay ý chí sẵn sàng cấu kết với doanh nghiệp để làm sai lệch kết quả KTSTQ nếu như đời sống vật chất của họ không được đảm bảo.

Vì vậy, cần phải có chế độ đãi ngộ cũng như chế độ khen thưởng thích hợp cho cán bộ công chức làm công tác KTSTQ nói chung và cán bộ công chức làm công tác KTSTQ về giá nói riêng. Để làm được điều đó thì Chi cục cần yêu cầu cấp trên có chế độ đãi ngộ tốt cho những cán bộ công chức có thành tích tốt đồng thời ngoài hình thức khen thưởng định kỳ cần đề xuất thêm với cấp trên tăng cường hình thức khen thưởng theo vụ việc. Từ đó khuyến khích các cán bộ công chức có thể phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc để hiệu quả công việc đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ về trị giá đối với hàng nhập khẩu nói chung và đối với ô tô nhập khẩu nói riêng.

Tóm lại, một số giải pháp và các điều kiện thực thi giải pháp trên đây tuy mang tính nghiên cứu và tự học hỏi của bản thân nhưng em hi vọng có thể góp phần hoàn thiện hơn công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu tại chi cục KTSTQ – Cục hải quan TP Hà Nội.

KẾT LUẬN

Hiện nay, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang đặt ra cho ngành Hải quan những yêu cầu bức xúc. Ðó là phải thông quan nhanh hàng hóa. Ðòi hỏi này nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí tiền bạc, thời gian, công sức và nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường, cả ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành Hải quan đặt ra thì công tác KTSTQ phải được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa cả về quy trình thực hiện lẫn kỹ năng kiểm tra. Trong đó, việc KTSTQ về trị giá đối với hàng hóa nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt đối với những mặt hàng trọng điểm, kim ngạch XNK lớn và có nguy cơ gian lận qua giá cao như mặt hàng ô tô nhập khẩu.

Hoàn thiện công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu không những giúp cho cơ quan Hải quan kiểm tra được tính tuân thủ của DN, truy thu số thuế lớn cho Ngân sách nhà nước mà còn tạo cơ sở cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô để kinh doanh thực hiện khai báo đầy đủ, chính xác và tuân thủ tốt pháp luật của nhà nước.

Đề tài nghiên cứu đã tập trung phân tích, hệ thống hóa và nêu lên được những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, những khía cạnh cơ bản về KTSTQ trong lĩnh vực trị giá hải quan, quy trình cũng như cơ sở KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu và sơ lược về việc xác định mã số hàng hóa của mặt hàng này; Thứ hai, thực trạng công tác KTSTQ về trị giá đối mới mặt hàng ô tô nhập khẩu tại Chi cục KTSTQ – Cục Hải quan TP Hà Nội; Thứ ba, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng này.

Hoàn thiện luận văn này em mong muốn có thể góp một phần kiến thức của mình để phản ánh thực trạng, kiến nghị của cá nhân về công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu tại Chi cục KTSTQ – Cục hải quan TP Hà Nội. Tuy nhiên, do khả năng và điều kiện còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan – cục hải quan hà nội (Trang 69 - 78)