Hạn chế và những tồn tại trongcôngtácKTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan – cục hải quan hà nội (Trang 56 - 59)

c) Phương pháp 4: Xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ Trong trường hợp ô tô nhập khẩu vào Việt Nam không xác định trị

2.2.5.2. Hạn chế và những tồn tại trongcôngtácKTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu

mặt hàng ô tô nhập khẩu

Bên cạnh những kết quả đạt được trên thì quá trình kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu tại Chi cục KTSTQ – Cục hải quan TP Hà Nội vẫn còn bộc lộ những hạn chế sau:

Thứ nhất, nguyên tắc quản lý rủi ro chưa được áp dụng triệt để trong

các khâu của quy trình KTSTQ, chủ yếu dựa vào các nguồn thông tin tiếp nhận từ chi cục hải quan cửa khẩu.

Thứ hai, Công tác định kỳ kiểm tra theo kế hoạch tại các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chưa được tiến hành thường xuyên.

Thứ ba, Một số vụ việc kiểm tra còn chậm, kéo dài thời gian, hiệu quả công tác KTSTQ về trị giá chưa cao.

Thứ tư, Trong số các vụ truy thu chưa khẳng định được trị giá tính thuế truy thu chính là trị giá thực tế phải thanh toán của mặt hàng ô tô nhập khẩu mà chỉ kết luận truy thu thuế dựa trên các sai phạm phát hiện ra.

Những hạn chế trên xuất phát từ những vướng mắc, khó khăn nhất định của Chi cục KTSTQ nói chung và của đội nghiệp vụ về trị giá hải quan nói riêng và nó bị chi phối bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

Về mặt khách quan:

-Thẩm quyền khai thác, chia sẻ thông tin: Tại các Cục hải quan địa

phương chưa được khai thác số liệu trên “ chương trình quản lý tờ khai XNK” của toàn nghành, chỉ khai thác được số liệu tờ khai XNK tại địa phương mình. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu các chương trình quản lý chưa đáp ứng được cho KTSTQ, nhiều thông tin trên cơ sở dữ liệu còn sai lệch so với thực tế trên hồ sơ do khâu trước vào không chuẩn, nhiều thông tin ở trạng thái “ tĩnh” quá khứ không đầy đủ. Vì vậy, khi thu thập thông tin của doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn gặp khó khăn dẫn đến nguyên tắc quản lý rủi ro không được áp dụng triệt để.

-Hệ thống các văn bản pháp luật: Hệ thống các văn bản về KTSTQ hỗ

trợ cho công tác xác định trị giá tính thuế chưa thực sự phát huy tác dụng, quy định về quyền hạn của hải quan trong việc xử lý liên quan đến khai báo sai bị hạn chế như: nhiều trường hợp cơ quan Hải quan đã xác định lại trị giá tính thuế, ra quyết định truy thu thuế nhưng doanh nghiệp lại trây ỳ không chịu nộp thuế, cơ quan hải quan ngoài các biện pháp cưỡng chế về thuế và thủ tục hải quan không được thêm quyền xử lý hành vi sai phạm như Công an hay Viện kiểm soát dẫn đến công tác truy thu thuế còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:

+ Do Luật Quản Lý thuế có hiệu lực nhưng Thông tư 59/2007/TT-

BTC hướng dẫn theo Luật thuế xuất nhập khẩu nên vẫn hướng dẫn truy thu theo 2 mức độ khai sai do nhầm lẫn và khai sai để gian lận trốn thuế.

+ Thông tư 40/2008/ TT- BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ- CP

quyền hạn của khâu thông quan trong bác bỏ trị giá giao dịch mà chưa hướng dẫn chi tiết cho khâu kiểm tra sau thông quan có được bác bỏ trị giá giao dịch và ấn định thuế như khâu thông quan hay không?

Về mặt chủ quan:

Thứ nhất, từ phía cơ quan hải quan

-Về nguồn nhân lực: Nhân sự thực hiện KTSTQ về trị giá Hải quan chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng và số lượng. Hiện tại Đội KTSTQ về trị giá hải quan tại Chi cục chỉ có 05 cán bộ, trong khi đó khối lượng công việc lại rất nhiều, không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Mặt khác, nguồn nhân lực của đội trình độ chuyên môn chưa cao, chưa có thực tế trong chuyên môn kế toán và còn thiếu nhiều kiến thức về chuyên nghành kĩ thuật, khoa học công nghệ, thương phẩm học, ngoại ngữ…Chính vì vậy mà chưa có kinh nghiệm, chưa có độ nhạy bén phát hiện các nghi vấn trong hồ sơ và trong cách thức mà quan hệ kinh tế diễn ra khiến cho công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô thường kéo dài về thời gian, khả năng tiềm ẩn rủi ro cao và hiệu quả kiểm tra thấp.

-Công tác phối kết hợp với các cơ quan liên quan trong khai thác thông tin chưa được thuận lợi. Mặc dù đã có quy chế phối hợp giữa hải quan, kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế nội địa và ngân hàng nhưng việc thực hiện công tác phối hợp chưa chặt chẽ. Nhiều trường hợp cơ quan hải quan cần xác minh trị giá thực thanh toán nhưng qua ngân hàng nhưng nhiều ngân hàng do có quy định về việc giữ bí mật thông tin cho khách hàng nên không phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan. - Các điện chuyển tiền rất dễ bị làm giả, doanh nghiệp thường viện lý do chứng từ bị thất lạc, không cung cấp được; ngân hàng không cung cấp thông tin hoặc cung cấp chậm, cung cấp không đầy đủ; doanh

nghiệp lập 02 hệ thống sổ sách kế toán…nên việc kiểm tra tính chính xác của trị giá khai báo gặp nhiều khó khăn

- Chưa có nguồn kinh phí cho công tác KTSTQ: như kinh phí mua tin,

trích thưởng, trang bị phương tiện cho KTSTQ, chưa có chế độ khuyến khích phù hợp cho lực lượng KTSTQ, phúc tập nên chưa động viên được sự nhiệt tình của cán bộ, công chức trong công việc.

Thứ hai, từ phía doanh nghiệp (Ý thức chấp hành pháp luật).

-Sự hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp về công tác KTSTQ về trị giá đối với mặt hàng ô tô còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp cộng tác không tích cực trong trao đổi thông tin, gây nhiều khó khăn cho cán bộ KTSTQ trong quá trình kiểm tra.

-Ý thức chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp chưa được tốt: đã có không ít những doanh nghiệp khi có quyết định truy thu thuế vẫn trầy ỳ không chịu đến nộp thuế. Vì vậy việc đôn đốc đòi nợ thuế gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao.

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế hoạt động

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan – cục hải quan hà nội (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w