Kiến nghị với chính quyền địa phương và các ngành hữu quan khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 101 - 105)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương và các ngành hữu quan khác

Chính quyền địa phương là cơ quan QLNN trên lãnh thổ, vai trò của chính quyền địa phương được nhìn nhận như vai trò của một chính phủ thu nhỏ tại địa phương, nhưng có các quyền hạn hạn chế. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương không có gì khác hơn là tuân thủ pháp luật và các chính sách của Chính phủ, vận dụng sáng tạo vào các hình thức thực tế ở địa phương nhưng trong khuôn khổ Pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính vì thế vai trò của chính quyền địa phương các cấp là rất quan trọng. Các qui định của Pháp luật và các chính sách Nhà nước sẽ không có hiệu lực thi hành khi mà nó không được các cấp chính quyền tuân thủ nghiêm túc. Từ các đòi hỏi trên để thực hiện việc quản lý thuế đối với các DN trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, chúng tôi kiến nghị:

- Các cấp chính quyền cần phải coi lãnh đạo và chỉ đạo công tác quản lý và thu thuế trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi vì quyền lực của Nhà nước không có gì khác hơn là quyền lực công cộng và quyền thu thuế cho nên nhiệm vụ của chính quyền các cấp là phải nắm lấy công cụ thuế mà cụ thể là: nắm chắc chính sách thuế và các cơ chế quản lý thuế trong đó có bộ máy thuế các cấp để thực hiện mục tiêu thu ngân sách và các mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Trong điều hành nền kinh tế thị trường thì bàn tay của chính quyền tác động và quản lý nền kinh tế không có gì sắc bén hơn là dùng công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cụ thuế. Chính vì thế, chính quyền các cấp từ Tỉnh xuống xã phải đặc biệt quan tâm đến công tác thuế và phải có trách nhiệm lãnh đạo các cấp, ngành phối hợp với cơ quan thuế thực hiện mục tiêu này.

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành của các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố để có sự kiểm tra, giám sát hoạt động của DN sau đăng ký kinh doanh thuộc phạm vi địa phương quản lý.

-Tăng cường củng cố và phát triển các tổ chức đảng, đoàn thể trong DN. Hằng năm, UBND tỉnh cần có hình thức khen thưởng để kịp thời để động viên, tôn vinh các doanh nhân, DN sản xuất kinh doanh giỏi và có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến, tích cực.

- Phải tạo môi trường pháp lý thông thoáng thuận lợi để thu hút đầu tư, ban hành qui chế phối hợp công tác giữa các ngành trên địa bản tỉnh để thực hiện quản lý thuế đối với DN đạt hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là thành phần kinh tế quan trọng có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua số thuế thu từ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm sau đều tăng so với năm trước…. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa có ý thức chấp hành pháp luật thuế; hiện tượng gian lận về thuế và chiếm dụng tiền thuế còn diễn ra ở một số khu vực và một số doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân còn gặp nhiều khó khăn do tình hình chung của nền kinh tế. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa phát huy hết hiệu quả. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có lúc, có việc còn chưa chặt chẽ, đồng bộ dẫn đến chưa nắm được đầy đủ tình hình đầu tư của doanh nghiệp để quản lý, cũng như tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. DN nợ đọng thuế còn nhiều. Hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra thuế còn hạn chế, một mặt do trình độ cán bộ làm công tác tác thanh tra, kiểm tra, mặt khác do chưa áp dụng tốt các phương pháp phân tích rủi ro trước thanh tra (số thu bình quân cho một cuộc thanh tra, kiểm tra không cao: 33,8 triệu đồng).

Với các giải pháp nêu ra trong luận văn tôi hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế Phú Thọ đạt hiệu quả tốt nhất. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có ý thức chấp hành pháp luật thuế, tự nguyện đóng góp nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước góp phần xây dựng đất nước Việt nam giàu đẹp, văn minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo công tác quản lý nợ thuế năm: 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 cuả Cục thuế tỉnh Phú Thọ.

2. Báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra thuế năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 cuả Cục thuế tỉnh Phú Thọ.

3. Báo cáo công tác truyên truyền hỗ trợ NNT năm: 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 cuả Cục thuế tỉnh Phú Thọ.

4. Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của Cục thuế tỉnh Phú Thọ.

5. Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2004 - 2010 của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh.

6. Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2004 - 2010 của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh. 7. Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế (2001), Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch

sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2.

8 Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC qui định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục thuế. 9. Các Luật thuế hiện hành, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN...

10. Trịnh Hoàng Cơ (2004), Nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Hà Nội.

11. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (từ 2008 đến 2011), Niên giám thống kê tỉnh 12. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Thuế Nhà nước, Nxb Tài chính,

Hà Nội.

13. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 29/11/2005.

14. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15. Vũ Thị Mai (2005), Hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở nước

ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Hà Nội.

16. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30 tháng 6 năm 2009. Nghị định về việc giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

17. Phú Thọ năm 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Tài liệu Thanh tra Thuế, Tổng cục thuế Nhật Bản.

19. Tài chính Việt Nam 2010 hướng tới ổn định và bền vững của Viện Chiến lược và chính sách tài chính Nhà xuất bản Tài Chính.

20. Tài chính Việt Nam 2010 hướng tới ổn định và bền vững của Viện Chiến lược và chính sách tài chính Nhà xuất bản Tài Chính.

21. Tạp chí Thuế Nhà Nước giai đoạn 2005- 2013.

22. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định số 732/QĐ-TTg, ngày 17/5/2011 về việc phê duyệt Chiến lược chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

23. Thuế Quốc tế (Lưu hành nội bộ, từ 2005 -2013)

24. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Hoàn thiện quản lý thuế của Nhà nước nhằm tăng

cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội), Luận án Tiến sĩ kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)