5. Bố cục của luận văn
1.1.5. Các sắc thuế cơ bản áp dụng đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
Theo quy định pháp luật hiện hành, hầu hết các sắc thuế hiện có đều liên quan đến DN như: Thuế GTGT, Thuế thu nhập DN, Thuế môn bài, Thuế tài nguyên, Thuế đất đai, Thuế tiêu thụ đặc biệt... Dưới đây chỉ xem xét một số sắc thuế liên quan nhiều và có nguồn thu lớn từ doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Là một loại thuế tiêu dùng, tính trên phần
giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
GTGT là phần giá trị mới tăng thêm được tạo ra trong sản xuất kinh doanh. Giá trị này được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng (sử dụng hàng hoá, dịch vụ) là người chịu thuế, DN là người “thu hộ”. Do vậy, trong quản lý thuế đối với DN cần kiểm tra tính chính xác trong kế toán thuế và ngăn chặn việc chiếm dụng thuế.
Thuế GTGT là công cụ có hiệu quả trong việc động viên nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (NSNN). Số thuế GTGT từ sản xuất kinh doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(SXKD) nội địa chiếm tỷ trọng cao nhất (so với các loại thuế khác. Thuế GTGT được áp dụng ở nước ta từ 01/01/1999 thay cho thuế doanh thu trước đây (sắc thuế này hiện đã có trên 120 quốc gia áp dụng).
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế tiêu dùng, đánh vào một số hàng
hoá, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục do Nhà nước qui định, được tính căn cứ vào giá cả và thuế suất (giá tính thuế là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt). Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Đây là một loại thuế gián thu, thuế này chỉ liên quan đến các DN có kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ trong danh mục do Nhà nước qui định.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu quan trọng của NSNN, là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được coi là đặc biệt, thực hiện tái phân phối thu nhập của các tầng lớp có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Là một loại thuế trực thu, đánh
vào thu nhập chịu thuế của các DN. Thuế TNDN là một sắc thuế quan trọng nhất của thuế trực thu. Mọi tổ chức có hoạt động SXKD đều là đối tượng nộp thuế TNDN. Số thuế được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm: Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu nhập khác trong kỳ tính thuế, kể cả thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài. Thuế suất do Nhà nước qui định. Do đặc điểm của thuế TNDN là muốn xác định thu nhập chịu thuế phải mở sổ sách kế toán theo dõi nên việc kê khai nộp thuế và quyết toán thuế TNDN được phân định theo mức độ thực hiện chế độ kế toán.
Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, là một trong các nguồn thu quan trọng của NSNN, cao thứ hai sau thuế giá trị gia tăng và là công cụ có hiệu quả để Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thuế tài nguyên: Là loại thuế đánh vào việc khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên. Thuế này phụ thuộc vào số lượng tài nguyên thực tế khai thác, giá tính đơn vị tài nguyên và thuế suất. Thuế này chỉ liên quan đến các DN khai thác tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản.
Thuế tài nguyên là công cụ để quản lý, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái và động viên một phần thu nhập cho NSNN. Số thuế tài nguyên chiếm tỷ trọng không lớn trong số thu NSNN hàng năm.
Thuế môn bài: Là thuế đăng ký kinh doanh được tính theo năm. Mức
thuế được áp dụng theo số tuyệt đối và được phân biệt theo hai nhóm: Tổ chức kinh tế và hộ kinh doanh cá thể. Đối với DN (tổ chức) thì mức môn bài được qui định từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tuỳ theo mức vốn đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Đây là loại thuế có tính chất lệ phí và liên quan đến tất cả các DN .
Ngoài ra, còn một số khoản thu khác đối với DN như thuế nhà đất, tiền thuê đất. Những khoản thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu từ DN.
Mỗi sắc thuế nêu trên có phương pháp quản lý cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, do khuôn khổ có hạn nên luận văn không đi sâu vào quản lý từng sắc thuế mà chỉ đề cập đến quản lý thuế đối với DN nói chung.