5. Bố cục của luận văn
1.1.6. Vai trò của thuế trong nền kinh tế
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới. Theo đó, hệ thống thuế đã được cải cách một cách toàn diện và tiếp tục khẳng định vai trò trong cơ chế của thời kỳ đổi mới:
Thứ nhất: Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, bảo đảm tích luỹ và tiêu dùng thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội. Như chúng ta đã biết Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị không thể mạnh, đứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vững nếu Ngân sách quốc gia liên tục thâm hụt, nợ chồng chất. Trong hệ thống công cụ của cơ chế mới, thuế là một công cụ quan trọng nhất để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hiện nay tổng thu ngân sách hằng năm được nâng lên, trong đó thuế chiếm hơn 90%; mức động viên bình quân hằng năm đã đạt trên dưới 20% GDP. Trên cơ sở đó, thuế đã góp phần bảo đảm Ngân sách quốc gia, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội.
Thứ hai: Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường chịu tác động của các quy luật sản xuất hàng hoá - “bàn tay vô hình” tồn tại các khuyết tật vốn có. Để hạn chế khuyết tật đó, bảo đảm cân bằng, Nhà nước phải tăng cường chức năng quản lý vĩ mô - “bàn tay hữu hình” của mình, bảo đảm cho nền kinh tế không rơi vào tình trạng “vỗ tay mà chỉ có một bàn tay”. Bằng việc xây dựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý biểu thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm, hoàn thuế có thể điều tiết trên hai mặt: một mặt khuyến khích, nâng đỡ các hoạt động kinh doanh cần thiết, có lợi; mặt khác thu hẹp, kìm hãm ngành hàng cần hạn chế. Sở dĩ như vậy vì thuế có tác động hữu hiệu đối với bất cứ sản phẩm hàng hoá nào cả trên phương diện sản xuất và tiêu dùng.
Thứ ba: Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống thuế cải cách trong cơ chế mới đã được áp dụng thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, điều đó thể hiện sự bình đẳng của thuế. Với chính sách điều tiết vào thu nhập, người có thu nhập cao hơn phải chịu thuế cao hơn người có thu nhập thấp, người thu nhập quá thấp thì không phải chịu thuế đã góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội. Đặc biệt, trong kinh tế thị trường, thuế điều tiết vào thu nhập là công cụ hữu hiệu để giảm khoảng cách giàu nghèo quá mức nhằm đạt các mục tiêu phát triển chung toàn xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/