5. Bố cục của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở nước ngoài
Khảo sát kinh nghiệm một số nước phát triển như Australia, các nước có điều kiện gần tương đồng với Việt Nam như Indonesia và nước có nền kinh tế chuyển đổi như Hungari với mục đích tìm hiểu những cải cách và hướng hoàn thiện quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với DN nói riêng trên những nội dung chủ yếu sau [21] [23]:
Một là, đăng ký thuế.
Ở bất kỳ một quốc giá nào, doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh đều phải đăng ký thuế. Đây là bước đầu tiên để cơ quan thuế quản lý được ĐTNT. Đến nay các quốc gia đều đưa hệ thống mã số ĐTNT áp dụng trong việc đăng ký thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ở Indonesia, trong thời hạn một tháng kể từ khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN đều phải đăng ký thuế tại cơ quan thuế cấp quận, huyện để được cấp mã số thuế. Việc đăng ký và cấp mã số thuế vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống (bằng giấy).
Ở với Hungari, từ năm 1996 đã thực hiện cấp mã số cho tất cả ĐTNT. Ngoài ra, cơ quan thuế phải phối hợp với các cơ quan khác để nắm các thông tin liên quan đến việc quản lý thuế như đăng ký về dân số, đăng ký về tổ chức có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân, đăng ký về đất đai tài sản khác...
Đặc biệt, đối với Australia, với phương châm coi ĐTNT là khách hàng, cơ quan thuế đã đưa nhiều hình thức để giúp khách hàng của mình dễ dàng đăng ký thuế, như: việc đăng ký thuế của ĐTNT thông qua Internet chiếm gần 25%, thông qua hệ thống điện tử tại các đại lý thuế là 38%, thông qua giấy tờ là 38%. Cả nước có 3,7 triệu DN, trong đó có 2,2 triệu DN đăng ký nộp thuế hàng hoá và dịch vụ (tương tự thuế giá trị gia tăng - các DN có doanh thu từ 50.000$/năm trở lên thì phải đăng ký nộp thuế hàng hoá và dịch vụ, những đối tượng có doanh thu dưới 50.000$/năm thì không thuộc đối tượng nộp thuế hàng hoá và dịch vụ mà chỉ nộp thuế thu nhập). Đối tượng này sau khi đăng ký được cấp mã số thuế DN.
Hai là, dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế.
Ở nhiều quốc gia, bộ phận dịch vụ hỗ trợ ĐTNT được thành lập ở tất cả các cơ quan thuế để tăng cường trợ giúp cho đối tượng nộp thuế dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và kịp thời cho ĐTNT, giúp DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Ở Indonesia, Tổng Cục thuế cam kết cung cấp các dịch vụ tuyệt hảo cho ĐTNT trang thông tin điện tử (trang web), hỗ trợ trực tiếp, trả lời bằng văn bản, hướng dẫn hoặc toạ đàm trên đài tiếng nói hoặc truyền hình, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi. Đặc biệt, có chế độ tờ khai thuế xanh (áp dụng cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐTNT chấp hành tốt nghĩa vụ thuế). Các DN này sẽ được ưu đãi hoàn thuế nhanh trong vòng một tuần khi được hoàn thuế GTGT. Đồng thời, có điều lệ qui định rõ trách nhiệm của cán bộ thuế và ĐTNT trong trường hợp cán bộ thuế hướng dẫn hoặc tư vấn cho ĐTNT sai chính sách.
Ở Hungari, các hình thức dịch vụ hỗ trợ ĐTNT chia tách thành các dịch vụ cụ thể như: dịch vụ trả lời qua điện thoại không mất tiền, truy cập thông tin qua Website, phần mềm kiểm tra việc tính thuế trên Internet và bằng đĩa quang, giảng bài và tư vấn trực tiếp, ban hành sổ tay về thuế, xuất bản tạp chí chuyên ngành thuế...
Ở Australia, dịch vụ hỗ trợ ĐTNT rất phong phú và hiện đại. Việc quản lý thuế trên cơ sở phân ĐTNT loại theo mức độ tuân thủ: nhóm một - đối tượng phản ứng hoặc trốn thuế; nhóm hai - đối tượng chỉ nộp thuế khi cơ quan thuế ép buộc; nhóm ba - đối tượng không muốn nộp thuế nhưng vẫn nộp đúng; nhóm bốn - đối tượng luôn mong muốn làm đúng.
Theo sự phân loại nói trên, chiến lược cung cấp dịch vụ cho các đối tượng nộp thuế cũng rất khác nhau. Đối với nhóm một, cơ quan thuế gặp trực tiếp theo hình thức “một đối một”, ĐTNT bắt buộc phải đến các quầy dịch vụ. Đối với nhóm hai, cơ quan thuế thực hiện gặp trực tiếp “một đối một” có hẹn ước. Đối với nhóm ba, cơ quan thuế thực hiện chương trình giáo dục và thông tin "một với nhiều người". Đối với nhóm cuối cùng, ĐTNT tự phục vụ thông qua các dịch vụ thông tin được cơ quan thuế cung cấp dưới nhiều hình thức. Hiện ở nước này có 20 trung tâm cung cấp dịch vụ thông tin của cơ quan thuế đặt tại các thành phố lớn, nơi tập trung phần lớn đối tượng nộp thuế.Trong năm 1999-2000 đã có khoảng 500.000 ĐTNT đã tới trung tâm để được cung cấp dịch vụ; 529.678 cuộc gặp trực tiếp của cán bộ thuế với đối tượng nộp thuế trong đó có 93% được trả lời trong 15 phút; 10.000 thư điện tử; 2,4 triệu người sử dụng quyển hướng dẫn trọn gói cùng tờ khai; 1 triệu các ấn phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tham khảo; 600 cán bộ thuế được huy động vào thời kỳ cao điểm và 400 cán bộ thuế phục vụ đối tượng nộp thuế vào các thời gian còn lại trong năm.
Ba là, thanh tra, kiểm tra.
Tại Indonesia, thanh tra được phân ra nhiều loại: thanh tra tại cơ quan thuế, thanh tra tại cơ sở; thanh tra thường xuyên, thanh tra chứng cứ ban đầu; thanh tra đặc biệt (được thực hiện khi DN có sự bất thường).
Từ năm 2002 đến nay, thanh tra thuế được ưu tiên tập trung vào DN qui mô vừa trở lên. Việc thanh tra các DN lớn phải được chấp thuận của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Ở Hungari, cơ quan thuế chia đối tượng nộp thuế thành năm nhóm để có chiến lược và kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Chẳng hạn, đối với đối tượng nộp thuế lớn (DN lớn), việc kiểm tra được thực hiện mỗi năm một lần. Việc thanh tra thuế được thực hiện 5 năm/lần. Cơ quan thuế có quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế từ 5 năm trở về trước, kể cả kiểm tra bên thứ ba có liên quan.
Bốn là, cơ chế tự khai - tự nộp thuế.
Indonesia và Hunggari đều đã thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp đối với quản lý thuế DN (với các sắc thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB...) và cả các đối tượng khác như đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh cơ chế khai - tự nộp, cơ chế cơ quan thuế tính thuế và ra thông báo thuế vẫn được áp dụng đối với các khoản phí, lệ phí và một số khoản thu khác.
Ở Australia, năm 1986, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã triển khai thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp cùng với việc đưa công nghệ thông tin vào trợ giúp quản lý thuế. Để áp dụng cơ chế này, đội ngũ cán bộ thuế được bố trí sắp xếp lại (1.745 cán bộ thuế đã phải chuyển đổi, sắp xếp lại). Hầu hết số cán bộ đó được chuyển đổi sang làm thanh tra hoặc dịch vụ cho đối tượng nộp thuế.
Năm là, kê khai thuế qua mạng Internet.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tháng 7/2002. Việc kê khai thuế qua mạng được áp dụng trước hết đối với tờ khai thuế GTGT của các DN trong tháng có từ 500 hoá đơn trở lên. Việc kê khai thuế qua mạng đã đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan thuế và ĐTNT.
Tại Hunggari, các ĐTNT có thể tải mẫu tờ khai thuế trên mạng và thực hiện kê khai thuế. Chương trình sẽ tự động kiểm tra lỗi tờ khai và tự động báo lỗi để DN sửa lỗi, hoàn chỉnh tờ khai trước khi gửi cơ quan thuế. Hiện tại,có 3000 DN lớn của nước này thực hiện kê khai thuế qua mạng.
Tại Australia, dịch vụ kê khai thuế qua mạng được giới thiệu từ năm 1990 và trước hết được áp dụng cho các đại lý thuế, cho đến nay đã phát triển ở trình độ cao và phạm vi rộng. Đây là một chương trình được ưu tiên hàng đầu của cơ quan thuế Australia, và được mở rộng liên tục mỗi năm. Chương trình này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thuế như giảm được khối lượng lớn về giấy tờ và công việc nhập dữ liệu, tiết kiệm được nhân lực để bố trí cho các khâu quản lý khác, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời. Còn ĐTNT tiết kiệm được thời gian, chi phí.
Sáu là, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.
Các nước nói trên đều ứng dụng CNTT trong quản lý thuế từ khâu đăng ký thuế (cấp mã số thuế), xử lý tờ khai thuế, theo dõi thu nộp, xác định các tiêu chí đánh giá rủi ro, giúp cơ quan thuế lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thuế đầu vào, thuế đầu ra trong thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng, dịch vụ điện tử cho các DN, lập báo cáo và cung cấp thông tin, trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan và phục vụ cho quản lý nội bộ ngành. Ở với Australia, hệ thống CNTT trong quản lý thuế rất hiện đại: hệ thống quản lý được nối mạng toàn quốc và có sự đối chiếu thông tin một cách tự động. Nếu là các công ty đa quốc gia thì phải có sự trao đổi thông tin với các nước có công ty mẹ hoặc công ty con ở nước đó. Các dữ liệu trên tờ khai thuế được nhập vào máy tính, đối chiếu thông tin sau đó được xử lý tự động hoàn toàn trên 4 dây chuyền. Có 77% tờ khai cập nhật và được xử lý tự động,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
còn 23% tờ khai phải bổ sung hoặc làm rõ một số thông tin. Máy tính có thể xử lý nhiều nội dung khác nhau, kể cả việc điều chỉnh các tờ khai của các đối tượng nộp thuế có hình thức kế toán khác nhau.