Các bước tiến hành khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 106 - 108)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Các bước tiến hành khảo sát

Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy học ở nhà trường để làm cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đi khảo sát thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Khảo sát chất lượng dạy học ở cả 3 trường THPT công lập trong huyện Thuận Thành và tiến hành khảo sát những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học được các hiệu trưởng áp dụng ở các nhà trường THPT trong huyện hiện nay. Qua đó chúng tôi thấy, công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THPT huyện Thuận Thành có thể thực hiện bằng 6 biện pháp sau đây:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học

- Biện pháp 2: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn

- Biện pháp 3: Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học - Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 98

- Biện pháp 6: Huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học

Để khảo sát tính khả thi, cần thiết của các biện pháp trên, chúng tôi tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (mẫu 4 ở phụ lục). Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Chúng tôi lựa chọn 51 chuyên gia là các ông, bà Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên có thâm niên từ 10 năm, hiện đang trực tiếp quản lý công tác hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn và giảng dạy ở 3 trường THPT công lập trong huyện. Các chuyên gia lựa chọn đều là những nhà quản lý, nhà giáo nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, hàng ngũ các tổ trưởng đều đã đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, xứng đáng đáp ứng những tiêu chuẩn nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục (điều 70), chuẩn nghề nghiệp đạt xuất sắc.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi trực tiếp đến các trường THPT trong huyện gặp từng chuyên gia để trao đổi mục đích của việc trưng cầu ý kiến, đồng thời xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập bằng các phiếu trưng cầu ý kiến, trong phần trưng cầu ý kiến chúng tôi khảo sát trên 2 lĩnh vực: mức độ cần thiết và mức độ khả thi

- Nhận thức về mức độ cần thiết và khả thi của 6 biện pháp đều có 3 mức: + Rất cần thiết, Rất khả thi

+ Cần thiết; Khả thi

+ Không cần thiết; Không khả thi

Sau khi lấy được các phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia chúng tôi tiến hành mã hoá điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi cho 3 điểm Mức độ 2: Cần thiết và khả thi cho 2 điểm

Mức độ 3: Không cần thiết và không khả thi cho 1 điểm

Sau đó chúng tôi lập bảng thống kê tính điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc để từ đó đưa ra kết luận như bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 99

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 106 - 108)