Biện pháp 5 Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 98 - 102)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Biện pháp 5 Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

a. Mục đích của biện pháp

Chất lượng đội ngũ là vấn đề then chốt của mỗi nhà trường, tác động mạnh mẽ và quyết định đến chất lượng dạy học, sự thành bại của giáo dục.

Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên THPT cả nước và ở các trường THPT Thuận Thành còn có hạn chế, bất cập. Nâng cao chất lượng giáo viên, đảm bảo chuẩn nghề nghiệp ở các cấp độ ngày càng cao là chiến lược của các nhà trường. Hướng tới đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (theo chỉ đạo của NQ 29/NQ - TW 8 khóa XI), phát triển đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hỉnh mới phải được ưu tiên, chú trọng, thực hiện có lộ trình và mang tính thực tiễn.

Theo ý kiến chuyên gia, chất lượng đội ngũ giáo viên phải đảm bảo “ba trong một”, đạt được những chuẩn mực cần phải có: Hiểu biết về khoa học chuyên ngành và các khoa học có liên quan; Hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm; Hiểu biết, có kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục, tự học tự đào tạo (bồi dưỡng thường xuyên).

GV đã và đang làm nghề không thể đào tạo lại, “việc tự học tự bồi dưỡng để hoàn thiện mình theo chuẩn nghề nghiệp GV sẽ đáp ứng được những đổi mới trong giáo dục, dạy học ở phổ thông”, việc “tự đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên là giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 90

pháp cơ bản” trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ ở các nhà trường, đáp ứng 4 tiêu chuẩn nhà giáo (quy định tại điều 70 Luật giáo dục).[15]

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

3.2.5.1. Chỉ đạo việc bồi dưỡng thường xuyên

Các nhà trường thực hiện thông tư 30/2011/TT-BGDĐT, thông tư 26/2012/TT- BGDĐT, ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các cấp học; công văn số 890/NGCBQLGD -NG với 41 chủ đề dành cho THPT để chỉ đạo BDTX cho giáo viên.

- Động viên các giáo viên tham gia học bồi dưỡng thường xuyên định kỳ đầy đủ, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ... phục vụ công tác nghiên cứu, soạn bài và giảng dạy.

- Hướng dẫn giáo viên lấy nguồn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên qua website của Bộ GD- ĐT (taphuan.moet.gov.vn), tham khảo các modun đề xuất.

- BGH qua tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên lựa chọn đăng ký chủ đề (modun) bồi dưỡng thường xuyên mang tính thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ giáo dục được giao. Sau quá trình tự nghiên cứu vận dụng, các tổ nhóm (có cùng Modun được chọn) được lên lịch tổ chức thảo luận. Mỗi giáo viên viết thu hoạch về thực tiễn nghiên cứu áp dụng và báo cáo trước tổ, nhóm chuyên môn để đánh giá, rút kinh nghiệm và tổng hợp thành tri thức tham khảo chung, áp dụng rộng rãi vào thực tiến nhà trường. Hội đồng nhà trường có đánh giá và đề nghị cấp trên công nhận kết quả, cấp chứng chỉ hoàn thành chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên trong kỳ học, năm học.

Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của GV cần thực hiện song song với hoạt động tự bồi dưỡng. Việc tự bồi dưỡng thực hiện qua những hoạt động như:

- Mỗi giáo viên phải thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp: 1 tiết/tuần, đối với những giáo viên trẻ , tập sự dự 2 tiết/tuần, có nhận xét đánh giá đầy đủ.

- Phải có kế hoạch, nội dung chuyên đề tự nghiên cứu để nâng cao trình độ - Mỗi giáo viên có sổ tay bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, sổ tích lũy.

3.2.5.2. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn

a. Thông qua các giờ dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, các giờ thao giảng, thi giáo viên giỏi cần phân tích sư phạm thấu đáo, từ đó có tác dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ chung cho toàn tổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 91

b. Tổ chuyên môn phân công giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm hướng dẫn giúp đỡ các giáo viên mới, năng lực còn hạn chế.

c. Tổ chuyên môn cần dự giờ, kiểm tra các mặt của từng thành viên, xác định rõ từng mặt còn yếu cụ thể của từng người, định ra cách thức và yêu cầu khắc phục sửa chữa.

d. Tổ chuyên môn cần phân công cho từng giáo viên những chuyên đề nhỏ (Ví dụ: Nội dung, câu hỏi bài tập ôn tập của từng chương hoặc đề kiểm tra của chương thế nào cho hợp lý...) sau đó đưa ra thảo luận, thống nhất ở tổ.

e. Mời các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy của các trường bạn về dạy mẫu, giao lưu tại trường để trao đổi học hỏi kinh nghiệm: Cụm THPT Thuận Thành thường chọn hình thức giao lưu, sinh hoạt chuyên môn cụm, bắt đầu áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Hàng năm định kỳ 2 lần/2 học kỳ, do THPT Thuận Thành 1 làm cụm trưởng, dự thảo và thống nhất kế hoạch chung của cụm, lên lịch dạy cho 8 môn (toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ, văn, sử, địa) chia 3 trường, đổi luân phiên số môn ở lần giao lưu thứ 2. Các trường tập trung nhóm, tổ chuyên môn chuẩn bị bài dạy, cử người thao giảng. Giáo viên bộ môn của cụm tập trung dự giờ và thảo luận rút kinh nghiệm, tiến hành áp dụng tại đơn vị. Hoạt động này tạo nên sự, hiểu biết gắn kết và chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau của GVTH của Thuận Thành, nhất là tạo ra được những ảnh hưởng, phong trào thi đua (ngầm) của giáo viên các trường, rút ngắn chênh lệch và có sự đồng đều ở chất lượng đội ngũ. Các trường số 2 và số 3 có thế mạnh để thu hút, chọn lọc học sinh đầu vào lớp 10.

f. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, mỗi năm nhà trường quy định mỗi giáo viên phải tự làm 2 - 3 đồ dùng dạy học mới, có hiệu quả.

g. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để chuẩn hóa và đạt trên chuẩn, mỗi năm cử 2 đồng chí giáo viên theo học chương trình cao học.

3.2.5.3. Chỉ đạo việc nâng cao trình độ của giáo viên để dạy bồi dưỡng học sinh giỏi

- Giao nhiệm vụ, khuyến khích các giáo viên giỏi tìm kiếm tài liệu, trao đổi kinh nghiệm, tự học tập nâng cao trình độ.

- Phân công bồi dưỡng từng chuyên đề cho giáo viên trẻ có năng lực, động viên họ tiến tới đảm nhiệm chương trình bồi dưỡng HS giỏi toàn khối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 92

- Có chế độ động viên khen thưởng thỏa đáng với các giáo viên có nhiều cố gắng và có học sinh đạt giải.

- Tăng thời lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi bằng 2 hình thức: Bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng thường xuyên bằng cách hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu và học nhóm.

- Thành lập Câu lạc bộ Thạc sĩ trong nhà trường, trong 3 trường để giao lưu, giúp đỡ nhau trong chuyên môn, có những hoạt động riêng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cá nhân và nhà trường (đi vào nghiên cứu khoa học viết SKKN, viết bài, và tài liệu dạy học, hướng tới nhóm đối tượng là Học sinh giỏi thi đỗ ĐH tốp đầu, ước mơ thủ khoa, thi HSG quốc gia, như Câu lạc bộ của THPT Thuận Thành số 1)

3.2.5.4 Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên

Để quản lý được hoạt động này, Hiệu trưởng cần nắm rõ hơn khả năng tự học, tự rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để từ đó có biện pháp chỉ đạo tốt hơn trong hoạt động chuyên môn. Hiệu trưởng nắm được năng lực của giáo viên, phân loại các giáo viên để phân công chuyên môn hợp lý, chọn đúng người, đúng việc trong sử dụng phân công chuyên môn vào đầu năm học. Đồng thời, giúp cho giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, có nhiều suy nghĩ hay trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, khá từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc để các cá nhân trong tổ chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm và xây dựng kế hoạch bảo vệ đề cương, bảo vệ chính thức. Để không rơi vào hình thức, tổ chỉ định các nhân đăng ký thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh đều phải viết sáng kiến kinh nghiệm. Phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm bắt buộc đối với giáo viên đó và là tiêu chí xem xét, công nhận danh hiệu thi đua trong năm học. Sáng kiến kinh nghiệm của Giáo viên giỏi cấp tỉnh phải đăng ký cấp ngành.

Trong bản kế hoạch, mỗi cá nhân đểu phải đăng ký chủ đề tự học, tự bồi dưỡng, đăng ký tỷ lệ học sinh bồi dưỡng xếp loại khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp nào và được thông qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 93

Trong công tác quản lý hoạt động Ôn luyện thi đại học, ôn TN, phụ đạo học sinh yếu kém… nhà trường cũng phải quản lý nghiêm túc như học chính khoá. Cụ thể là, các tổ chuyên môn và các giáo viên dạy đều thống nhất chương trình giảng dạy ôn tập cho học sinh. Các buổi học đều có sổ đầu bài theo dõi chương trình học tập và có kiểm tra, lên thời khoá biểu theo quy định, tránh tình trạng tuỳ tiện, tràn lan, lựa chọn không đúng đối tượng học sinh, vi phạm quy định về dạy thêm học thêm (thông tư 17, ngày 16/5/2012 ), về tổ chức học 2 buổi/ngày (công văn 7291, ngày 01/11/2010) mà Bộ GD- ĐT đã ban hành; quyết định số 86 của UBND tỉnh Bắc Ninh (ngày 05/11/2012 về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh). Giáo viên có đủ giáo án dạy phụ đạo, hợp đối tượng, giáo án phải được kiểm tra và đệ trình khi được yêu cầu.

Mọi giáo viên trong nhà trường bắt buộc phải có sổ tự học, tự bồi dưỡng.

c. Điều kiện thực hiện

- Các nhà trường tạo điều kiện về thời gian và kinh phí hợp lý để giáo viên thực hiện tự học, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn.

- Hiệu trưởng cần bàn bạc với Ban giám hiệu, uỷ quyền cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn có kế hoạch thường xuyên liên tục tổ chức các chuyên đề, hội thi trong nhà trường như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu - kém, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm luyện thi đại học; hội thi thao giảng giáo viên giỏi cấp trường để chọn giáo viên giỏi tỉnh, phong trào dự giờ thăm lớp do công đoàn tổ chức; hội thi làm đồ dùng dạy học, các chuyên đề ngoại khoá… tất cả các hoạt động đó đều có tác dụng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên. Sau mỗi lần tổ chức các hội thi, đều phải rút kinh nghiệm, tổng hợp khen, chê thỏa đáng để động viên khuyến khích mọi người tích cực tham gia.

- Đa dạng hóa hình thức học tập, đẩy mạnh giao lưu, tham quan học tập.

- Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu tự học (tài liệu tham khảo, sách báo, phòng máy kết nối internet, phòng chuyên môn rộng rãi để GV làm việc)

- Nên có sự động viên khen thưởng giáo viên tích cực tự học tự bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 98 - 102)