Biện pháp 6 Huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 102 - 125)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Biện pháp 6 Huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ

và học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 94

Muốn nâng cao chất lượng dạy học cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đây là nhân tố không thể thiếu và là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học.

Huy động nguồn lực và tăng cường cơ sở vật chất để:

+ Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học. + Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việc dạy và học. + Tổ chức quản lý tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường.

b.Nội dung và cách thực hiện

3.26.1. Phát huy nguồn lực - Tăng cường về cơ sở vật chất

- Huy động các nguồn lực tài chính từ cộng đồng để tăng cường CSVC trang thiết bị dạy học: Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là cả một quá trình và phải có kế hoạch dài hạn. Trong tình hình cơ sở vật chất, thiết bị của các trường còn thiếu hoặc chưa được bảo quản, phát huy hiệu quả sử dụng (như đã phân tích ở phần thực trạng), cần làm là khắc phục dần tình trạng đó. Trước hết, các trường cần xây dựng kế hoạch trang bị dài hạn và ngắn hạn, từ nguồn ngân sách được giao, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành giáo dục để được hỗ trợ kinh phí, hằng năm các trường cần chủ động tạo nguồn kinh phí qua việc dạy phụ đạo, vận động sự đóng góp của phụ huynh học sinh…để mua sắm bổ sung sách, thiết bị, phát động trong học sinh phong trào góp sách vào tủ sách dùng chung. Tổ chức phong trào tham gia làm đồ dùng dạy học trong giáo viên.

- Cần có kế hoạch cụ thể về sử dụng nguồn tài chính, tránh tuỳ tiện, chi ngoài kế hoạch. Nguồn lực tài chính, điều kiện cần để thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường, nó cũng là điều kiện để người quản lý thực hiện được các nguyên tắc quản lý, có khi nó cũng là công cụ quản lý trong chỉ đạo công tác dạy và học trong nhà trường phổ thông, song không thể tùy hứng “vung tay quá chán hoặc quá dè dặt”, phải hợp lý, luôn ưu tiên cho dạy và học.

- Phải xây dựng được mối quan hệ phối hợp để thu hút các nguồn quỹ, vận động tốt sự đóng góp của phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội trên địa bàn để có nguồn quỹ dồi dào, tăng cường cho dạy và học, đặc biệt là động viên khích lệ thi đua Hai tốt trong năm học, các tháng trọng điểm (tháng 11, 12, tháng 3 và tháng 5).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 95

- CBGV nhà trường được nắm bắt thông tin về tài chính của nhà trường để tham mưu hoặc đồng cảm với nhà quản lý trong thực hiện kế hoạch chi tiêu. Thực hiện điều này sẽ tạo cho giáo viên sự chủ động trong khi thực hiện công việc, giáo viên không có suy nghĩ "xin cho" khi làm nhiệm vụ của trường, nâng cao hơn trách nhiệm với công việc mà không lệ thuộc vào đãi ngộ, vật chất.

- Nhà trường có kế hoạch bảo quản, tu sửa điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị hiện có (sửa sang trang bị quạt, điện chiếu sáng, tu sửa bàn ghế và sửa chữa bảng, quét vôi ve làm mới bề mặt tường, sửa sang và làm sạch về môi trường các khu vui chơi, vệ sinh, nước sạch, tạo cảnh quan trong lành đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho HS có thể học tập tốt. Thường xuyên trang bị bổ sung cho phòng thư viện, phòng thực hành Lý, Hoá, Sinh, huy động tối đa được các đồ dùng, các loại đầu sách cho hoạt động giảng dạy và học tập.

Kêu gọi cồng đồng tham gia xây dựng thư viện và các phòng chức năng bằng nhiều hình thức, khuyến khích GV, HS làm thiết bị đồ dùng dạy học dụng cụ trực quan, sưu tầm tài liệu, báo, ảnh, phù hợp với từng phân môn để phục vụ dạy và học.

- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền, làm tốt công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, phát huy tối đa các nguồn lực của cộng đồng, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ cho nhà trường về nhiều mặt, đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất- trang thiết bị.

- Quản lý và khai thác cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học có tính chất hiện đại cần được đặc biệt chú ý:

+ Ban giám hiệu xây dựng nội quy sử dụng bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học.

+ Xây dựng nội quy, mời chuyên gia tập huấn, hướng dẫn các thao tác, kỹ năng sử dụng cho đội ngũ nhân viên, GV sử dụng các phòng vi tính, thí nghiệm, thư viện tạo nên thói quen làm việc nề nếp trong toàn trường, thực hiện nghiêm túc các nội quy khi sử dụng.

+ Xác định sử dụng đúng trang thiết bị dạy học, chỉ đạo mỗi GV có bản đăng ký sử dung trang thiết bị ngay từ đầu năm (có thể gọi là kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng), đảm bảo thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành theo yêu cầu nội dung chương trình. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ khi có biến động về tổ chức cũng như khách quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 96

+ Hiệu trưởng tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học theo đúng yêu cầu của chuyên môn, đồng thời, có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn làm mới, hoặc khắc phục đồ dùng thí nghiệm hiện có trong các phòng thí nghiệm. Quy định cụ thể mỗi giáo viên làm 1 đồ dùng dạy học trong 1 năm học.

3.2.6.2. Xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, thân thiện, dân chủ

Môi trường sư phạm văn hóa, thân thiện, dân chủ, đoàn kết nhất trí cao trong các hoạt động là nguồn lực tinh thần quý giá để cải biến chất lượng hoạt động và chất lượng dạy học.

Mỗi nhà trường THPT nói riêng là cơ quan, tổ chức văn hóa. Xây dựng công sở văn hóa là nhiệm vụ của mỗi thày cô giáo, CBGV, HS.

Nhà trường văn hóa cần đảm bảo sạch đẹp, an toàn, thân thiện và dân chủ. Điều đó phụ thuộc nhiều vào phẩm chất, năng lực và uy tín của nhà quản lý. Hiệu trưởng cần thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, vừa chi phối điều hành CB nhân viên bằng quyền lực hành chính, đồng thời bằng sự khéo léo linh hoạt, mềm dẻo, có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp quản lý: Kinh tế, hành chính và tâm lý giáo dục.

Các phương pháp tâm lý giáo dục là sự tác động đến đối tượng quản lý thông qua các quan hệ tư tưởng, tình cảm. Các yếu tố tạo động cơ thúc đẩy con người làm việc hàm chứa các yếu tố: sự thành đạt; sự công nhận; khả năng thăng chức; sự thách thức; tinh thần trách nhiệm và khả năng phát triển. Người quản lý nếu biết xây dựng, phát triển những động cơ này mỗi giáo viên sẽ tạo ra không khí say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, sáng tạo của GV đối với công việc.

Các phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành động. Các lợi ích được phân phối theo nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Người quản lý thực hiện các chức năng quản lý thông qua điều phối hợp lý quan hệ giữa lợi ích xã hội, tập thể, cá nhân, lợi ích giữa các cá nhân với nhau.…)

Để đạt hiệu quả cao trong quản lý, Hiệu trưởng cần sử dụng trong phối hợp các phương pháp nêu trên. Nhờ đó, công việc chung của tổ chức được tiến hành nhanh chóng, thống nhất, triệt để.

- Trong quá trình quản lý hoạt động DH, Hiệu trưởng cần có được những thông tin chính xác về các yêu cầu và đặc điểm từ môi trường bên ngoài và bên trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 97

để xác định những vấn đề cơ bản của nhà trường, đồng thời tập trung nguồn lực giải quyết chúng để đưa nhà trường tiến lên.

Để xây dựng được bầu không khí lao động tập thể, đoàn kết nhất trí, cá nhân gắn bó với tập thể lao động của mình, nhà quản lý cần:

- Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ giáo viên, công nhân viên - Lắng nghe ý kiến, tin tưởng, giao việc cụ thể cho họ.

- Lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ cốt cán có năng lực và có uy tín tổ chức

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường

- Công khai chất lượng dạy học, tài chính và cơ sở vật chất

- Xây dựng kế hoạch tài chính nhà trường với dự toán khoa học, quy chế chi tiêu nội bộ khoa học, hợp lý, phù hợp thực tiễn nhà trường.

- Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên

3.3. Khảo sát về tính hợp lý, khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất

3.3.1. Các bước tiến hành khảo sát

Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy học ở nhà trường để làm cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đi khảo sát thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Khảo sát chất lượng dạy học ở cả 3 trường THPT công lập trong huyện Thuận Thành và tiến hành khảo sát những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học được các hiệu trưởng áp dụng ở các nhà trường THPT trong huyện hiện nay. Qua đó chúng tôi thấy, công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THPT huyện Thuận Thành có thể thực hiện bằng 6 biện pháp sau đây:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học

- Biện pháp 2: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn

- Biện pháp 3: Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học - Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 98

- Biện pháp 6: Huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học

Để khảo sát tính khả thi, cần thiết của các biện pháp trên, chúng tôi tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (mẫu 4 ở phụ lục). Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Chúng tôi lựa chọn 51 chuyên gia là các ông, bà Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên có thâm niên từ 10 năm, hiện đang trực tiếp quản lý công tác hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn và giảng dạy ở 3 trường THPT công lập trong huyện. Các chuyên gia lựa chọn đều là những nhà quản lý, nhà giáo nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, hàng ngũ các tổ trưởng đều đã đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, xứng đáng đáp ứng những tiêu chuẩn nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục (điều 70), chuẩn nghề nghiệp đạt xuất sắc.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi trực tiếp đến các trường THPT trong huyện gặp từng chuyên gia để trao đổi mục đích của việc trưng cầu ý kiến, đồng thời xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập bằng các phiếu trưng cầu ý kiến, trong phần trưng cầu ý kiến chúng tôi khảo sát trên 2 lĩnh vực: mức độ cần thiết và mức độ khả thi

- Nhận thức về mức độ cần thiết và khả thi của 6 biện pháp đều có 3 mức: + Rất cần thiết, Rất khả thi

+ Cần thiết; Khả thi

+ Không cần thiết; Không khả thi

Sau khi lấy được các phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia chúng tôi tiến hành mã hoá điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi cho 3 điểm Mức độ 2: Cần thiết và khả thi cho 2 điểm

Mức độ 3: Không cần thiết và không khả thi cho 1 điểm

Sau đó chúng tôi lập bảng thống kê tính điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc để từ đó đưa ra kết luận như bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 99

3.3.2. Kết quả khảo sát và kết luận

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.1

* Nhận xét:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học. Đây là biện pháp mà 100% cán bộ quản lý và giáo viên được khảo sát đều thấy cần thiết và có tính khả thi cao. Biện pháp này kết quả khảo sát có X = 2,94 và 3,0 cho cả hai tiêu chí khảo sát cần thiết, khả thi. Đây là biện pháp rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi quá trình quản lý nói chung và nó là một trong những chức năng của quá trình quản lý nên đều phải sử dụng và thực hiện.

Biện pháp 2: Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.

Biện pháp này về mức độ cần thiết và tính khả thi có kết quả khảo sát hai tiêu chí cần thiết và khả thi đều tương đối cao, X = 2,82 và 2,64 . Điều đó chứng tỏ rằng trong các nhà trường THPT đã và đang thực hiện việc quản lý việc xây dựng kế hoạch chuyên môn cho các tổ để thực hiện hoạt động dạy học có chất lượng, hiệu quả.

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Mức độ cần thiết có X = 2,76;Mức độ khả thi có X = 2,64

Biện pháp này đã được các cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao. Song so với các biện pháp khác lại có mức điểm khiêm tốn hơn. Khi phân tích kết quả và trao đổi cụ thể, trực tiếp thì đa số GV được hỏi cho rằng, nội dung quản lý của biện pháp này vốn giáo viên rất e ngại vì bị cản trở bởi sức ì tư duy cũ, quen lối dạy truyền thụ, dạy chay, kinh nghiệm chủ nghĩa; CBGV chưa có sự tự giác nhất định, cần thực hiện từng bước sự đổi mới. Đây là biện pháp phải đặc biệt chú trọng thường xuyên thực hiện và không thể thiếu được trong quá trình quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng nhưng thực hiện không thể nóng vội, một sớm một chiều. Nhà quản lý cần kiên trì và không sao nhãng việc thực hiện biện pháp này

Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.

Về mức độ cần thiết có X = 2,78 ; Mức độ khả thi có X = 2,58

Đây là biện pháp khó thực hiện, nó có tính phức tạp, nhưng lại có tính chất đột phá trong công tác quản lý hoạt động nâng cao chất lượng chuyên môn và chất lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 100

dạy học. Do vậy, có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng thực hiện đã rất dài nhưng hiệu quả chưa cao, kết quả chuyển biến chậm và không rõ nét. Nhưng chúng tôi thấy rằng, trong cơ chế thị trường hiện nay, thì chất lượng là vấn đề sống còn của mọi đơn vị sản xuất. Vì vậy, việc quản lý chất lượng dạy học qua việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh song song với quản lý đổi mới PPDH là vô cùng cấp thiết và không thể thiếu

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 102 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)