Yêu cầu quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 39 - 43)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.Yêu cầu quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

Giáo dục & Đào tạo nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, nhằm phù hợp với nền khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục, dạy học vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Văn bản chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 - 2020, khi nhìn lại chặng đường phát triển giáo dục 2001 -2010, cũng thẳng thắn thừa nhận:

- “Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên…”[6].

- “Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán;

- “Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn”.

- Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới.”

- “Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu”[6]. Và nguyên nhân của những bất cập, yếu kém cũng được nhấn mạnh:

- Quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, "đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển" chưa thực sự được thấm nhuần và thể hiện trên thực tế;

- Tư duy về giáo dục chậm đổi mới…Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Các chính sách tuyển và sử dụng nhân lực sau đào tạo còn nhiều bất cập.

- …Trong xã hội, tâm lý khoa cử, sính bằng cấp, bệnh thành tích vẫn chi phối việc dạy, học và thi. Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều tác động tiêu cực đến giáo dục. Nhu cầu học tập của nhân dân và đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế -xã hội của đất nước còn hạn chế.’’[6]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

Nhiều giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 được đề xuất và đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng rất được lưu tâm, là vẫn đề đặt lên hàng đầu:

- Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục;

- Phân loại chất lượng GD phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học..;

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học….[6]

Để nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện đổi mới, các nhà quản lý cần quan tâm tới thực hiện các chức năng quản lý sau:

- Xây dựng kế hoạch: Xác định mục tiêu chất lượng, đề ra các biện pháp thực hiện mục tiêu, triển khai tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên tới các cá nhân, bộ phận trong nhà trường. Chỉ đạo các bộ phận, từng cá nhân lập kế hoạch cụ thể cho công tác dạy học, giáo dục học sinh, công tác bảo đảm.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong các phạm vi, mức độ, từng mặt (chung và cá nhân, dạy học - giáo dục, ngắn và dài hạn: tuần, tháng, học kỳ..

- Chỉ đạo các hoạt động dạy học và duy trì các yếu tố đảm bảo như cơ sở vật chất, thiết bị, an ninh, môi trường, tài chính...

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra đánh giá các hoạt động, nắm bắt tiến độ và mức độ thực hiện kế hoạch để điều chỉnh, phát hiện, xử lí kịp thời những phát sinh, bất cập; động viên khích lệ các thành viên có thành tích, đạt yêu cầu chất lượng dạy học.

Những giải pháp được đưa ra trong văn bản chiến lược vừa là nhiệm vụ, là định hướng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lý lưu tâm, thực hiện, từng bước đổi mới và cải thiện chất lượng dạy học để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1. Vấn đề quản lý chất lượng dạy học luôn gắn liền với quản lí HĐDH, đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, là mối quan tâm của các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Yêu cầu tăng cường và đổi mới quản lý chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục - dạy học đang là mối quan tâm của toàn xã hội.

2. Quản lý chất lượng dạy học trong nhà trường THPT có thể áp dụng mô hình TQM và đã khẳng định được sự phù hợp, hiệu quả, được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích của HT đến cách dạy của GV và cách học của HS, sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có (về con người, về cơ sở vật chất, thiết bị, về môi trường dạy học và giáo dục với sự đồng thuận của CBGV, hưởng ứng của học sinh), sự phối hợp ủng hộ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội nhằm đạt được mục đích dạy học đã xác định, thể hiện ở việc duy trì ổn định và nâng cao chất lượng dạy học với hơn kết quả về hạnh kiểm, học lực cùng những chỉ số về thi TN, thi đỗ ĐH - CĐ, lao động việc làm khi tốt nghiệp lớp 12.

3. Quản lý chất lượng dạy học không tách rời mục tiêu nâng cao chất lượng DH, phụ thuộc nhiều vào sự tích cực và hợp tác của đối tượng học sinh và các lực lượng xã hội. Khuyến học, khuyến tài hợp lý và kịp thời, quan tâm đến nguyện vọng và xúc cảm, tâm lý học sinh sẽ giúp nhà quản lý có được sự tin tưởng, tinh thần trách nhiệm và tự trọng của học sinh, khơi dạy ở học sinh niềm say mê học tập khẳng định mình Từ đó, kết quả học tập và chất lượng dạy học sẽ được cải thiện.

Quản lý chất lượng dạy học ở trường phổ thông để kiểm soát đảm bảo chất lượng và không ngừng cải tiến chất lượng là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, chất lượng nguồn nhân lực, dần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, phù hợp yêu cầu và xu thế thời đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 39 - 43)