9. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế các trường THPT trong huyện, quản lý chất lượng dạy học đã tập trung vào các hoạt động sau:
- Quản lý kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình - Quản lý kết quả quá trình giáo dục - dạy học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47
- Quản lý chất lượng đầu ra
- Kiểm định chất lượng theo chu kỳ
Áp dụng quản lý chất lượng dạy học theo mô hình TQM, các trường đã đặc biệt tập trung quản lý quá trình dạy học với hệ thống cấu trúc nhiều thành tố và câc mối quan hệ hữu cơ. Vấn đề duy trì đảm bảo, thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học để ổn định, nâng cao chất lượng có thể coi là một hướng đúng trong quản lý chất lượng dạy học của các trường THPT Thuận Thành.
Theo phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng phiếu; quan sát, phân tích, tổng hợp các biên bản thanh tra về công tác quản lý hoạt động dạy học và quản lý chất lượng dạy học của các cấp quản lý giáo dục đối với nhà trường, chúng tôi đã khảo sát để có kết quả đánh giá khách quan về hiệu quả quản lý của các hiệu trưởng.
Đối tượng khảo sát tổng cộng: 98 người. Gồm có 12 người là CBQG; 86 người là giáo viên đang dạy tại 03 trường THPT (có 16 tổ trưởng tổ chuyên môn, các GV của các môn). Phiếu phỏng vấn hỏi ý kiến của họ về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện, kết quả thực hiện các biện pháp quản lý mà Hiệu trưởng đang thực thi áp dụng tại đơn vị.(phụ lục, mẫu số 1, 2, 3)
Các nội dung khảo sát gồm:(số thứ tự từ 1 đến 4)
1- Khảo sát nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò của nội dung quản lý chất lượng dạy học
2 - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên 3 - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh 4 - Khảo sát thực trạng quản lý CSVC đồ dùng, thiết bị dạy học
Với 3 nội dung khảo sát 1, tác giả sử dụng phiếu khảo sát có 3 mức độ đánh giá và tính điểm theo mỗi mức độ rất cần thiết: 3 điểm, cần thiết: 2 điểm và không cân thiết: 1 điểm (điểm trung bình 2).
- Với các biện pháp quản lý, tác giả sử dụng phiếu xin ý kiến theo 3 mức độ và tính điểm: Rất tốt: 3 điểm, tốt: 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm, (điểm trung bình 2)
- Riêng với khách thể khảo sát là học sinh, tác giả lấy ý kiến theo 4 mức độ và tính điểm: Rất tốt: 4 điểm, tốt: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm (điểm trung bình 3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48
Cụ thể các thông tin khảo sát như sau
a. Nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT Huyện Thuận Thành về sự cần thiết thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng dạy học
Các biện pháp quản lý được thực hiện bao gồm:
1 Quản lý kế hoạch, thực hiện chương trình dạy học của giáo viên. 2 Quản lý hồ sơ chuyên môn
3 Quản lý nề nếp dạy học của giáo viên
4 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 5 Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy
6 Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng 7 Quản lý hoạt động học tập của học sinh 8 Quản lý sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT về nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên được thể hiện qua bảng 2.10.
Bảng 2.10. Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý các trƣờng THPT về mức độ cần thiết của những nội dung quản lý chất lƣợng dạy học
TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Giá trị TB Xếp thứ
1 Quản lý kế hoạch, thực hiện chương trình
dạy học của giáo viên. 48 60 0 2,7 1
2 Quản lý hồ sơ chuyên môn 43 43 12 2,32 3
3 Quản lý nề nếp dạy học của giáo viên 48 50 0 2,5 2 4 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh 42 44 12 2,3 4
5 Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy 34 53 11 2,2 5 6 Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng 28 55 15 2,1 7 7 Quản lý hoạt động học tập của học sinh 40 48 10 2,3 4 8 Quản lý sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học 38 40 20 2,18 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49
Kết quả điều tra trong bảng 2.10 đã thể hiện mức độ nhận thức của cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông huyện Thuận Thành về tầm quan trọng của những nội dung quản lý hoạt động dạy học. Đại đa số cán bộ quản lý đều coi trọng quản lý nội dung lập kế hoạch công tác, thực hiện chương trình; hồ sơ chuyên môn, nề nếp dạy học, quản lý việc đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá học sinh. Tuy nhiên có nội dung quản lý tự học tự bồi dưỡng và thiết bị dạy học rất được cán bộ quản lý quan tâm nhưng mức độ quan trọng lại thấp hơn các nội dung khác. Có thể trong thực tiễn các nhà trường, hai nội dung này có mức độ ưu tiên thấp hơn 6 nội dung quản lý còn lại. Thực hiện tốt tất cả các nội dung quản lý cơ sở nền tảng cần thiết cho việc quản lý chất lượng dạy học nhưng còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể mỗi nhà trường.
b. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên
Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên, tác giả đề tài thực hiện xin ý kiến đánh giá của 98 người (cán bộ quản lý, giáo viên ở 3 trường THPT trong huyện và đơn vị khác) về 8 nội dung quản lý (đã liệt kê ở bảng 2.10).
Kết quả khảo sát về 8 nội dung trên thể hiện ở bảng 2.11;
Bảng 2.11. Thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
TT Nội dung quản lý
Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Điểm Giá trị TB Xếp thứ
1 Quản lý kế hoạch, thực hiện chương
trình dạy học của giáo viên 47 40 11 232 2,4 1 2 Quản lý hồ sơ chuyên môn 42 39 17 221 2,25 3 3 Quản lý nề nếp dạy học của giáo viên 48 33 17 227 2,3 2 4 Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy 35 50 13 218 2,2 5 5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh. 38 47 13 221 2,25 4
6 Quản lý hoạt động tự học tự bồi dưỡng 23 53 22 197 2.0 7 7 Quản lý học tập của học sinh 31 48 19 208 2,1 6 8 Quản lý sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học 24 42 33 189 1,9 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50
Qua bảng khảo sát 2.11, có thể nhận xét: mặt quản lý được nhà quản lý đề cao là quản lý thực hiện chương trình, lập kế hoạch công tác và quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý nề nếp. Nội dung quản lý học tập của học sinh được quan tâm đúng mức, riêng về quản lý tự học tự bồi dưỡng và sử dụng đồ dùng thiết bị đều được đánh giá mức độ thấp hơn. Điều đó cho thấy, thực tế ở các trường, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng còn được thả lỏng, để giáo viên tự thực hiện chứ chưa có bài bản, đồng bộ chặt chẽ. Việc sử dụng đồ dùng hạn chế, vẫn dạy chay là chủ yếu (trừ những tiết dạy hội giảng hay thi GV giỏi cấp trường, đối tượng giới hạn trong các dịp thi đua trọng điểm 20/11 hay 26/3 hàng năm. Hai nội dung quản lý này cần được quan tâm chú trọng hơn.
Từ khảo sát chung về 8 nội dung quản lý với hoạt động dạy, chúng tôi tiếp tục khảo sát cụ thể từng nội dung quản lý đối với giáo viên (từ 1 đến 8, có liệt kê trong bảng 2.11), thu được kết quả thể hiện ở các bảng từ 2.12 đến 2.20.
* Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình của giáo viên
Hiệu trưởng quản lý bằng việc hoạch định kế hoạch. Định hướng kế hoạch nhà trường cần phổ biến và được các giáo viên nắm bắt, cụ thể hóa với kế hoạch cá nhân. Thực trạng quản lý kế hoạch được thể hiện ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chƣơng trình của giáo viên
TT Nội dung quản lý
Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Điểm Giá trị TB Xếp thứ
1 Kiểm tra và duyệt kế hoạch, đăng ký
thi đua cá nhân 36 52 10 222 2,3 1
2 Rà soát tiến độ thực hiện chương trình 28 61 9 215 2,2 2
3
Theo dõi việc thực hiện chương trình (đối chiếu sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài (định kỳ)
23 52 23 196 2,0 4
4 Đánh giá mức độ hoàn thành kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51
Qua bảng khảo sát 2.12, có thể nhận xét: Hiệu trưởng có nhận thức đúng đắn về vai trò và nhiệm vụ trọng điểm của yêu cầu duyệt kế hoạch cá nhân, thực hiện chương trình và rất chú trọng quản lý mặt này, trong đó các biện pháp quản lý cụ thể đều được thực hiện tương đối tốt. Việc xây dựng kế hoạch cá nhân và những chỉ tiêu thi đua của giáo viên luôn được quản lý, vừa để nắm bắt, vừa nhằm điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch và mục tiêu chung của trường, với năng lực và nhiệm vụ cụ thể từng giáo viên. Khi phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên, chúng tôi nắm được thực tế rằng, hiệu trưởng thông qua duyệt kế hoạch để giao việc và có cơ sở để bồi dưỡng, sử dụng giáo viên hiệu quả hơn. Hiệu trưởng cũng căn cứ vào việc lập kế hoạch với kết quả thực hiện kế hoạch để đánh giá thi đua của giáo viên. Bởi vậy, việc xây dựng kế hoạch mang tính sát thực, có yêu cầu cao với giáo viên, là một cách để khích lệ giáo viên luôn nhiệt tình cố gắng hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên vấn đề đối chiếu thực hiện chương trình đảm bảo sự thống nhất giữa sổ đầu bài và báo giảng thì chưa được thực hiện thường xuyên.
* Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý với hồ sơ chuyên môn của giáo viên
TT Nội dung và biện pháp quản lý
Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Điểm Giá trị TB Xếp thứ
1 Cụ thể danh mục các hồ sơ cá nhân
của giáo viên 28 60 10 214 2,18 2
2 Phổ biến quy cách bài soạn và yêu
cầu chuẩn bị bài dạy. 36 52 10 222 2,3 1
3 Quy định các hồ sơ được quản lý
kiểm tra thường xuyên 23 52 23 196 2,0 5
4 Kiểm tra hồ sơ cá nhân (thường
xuyên, định kỳ và đột xuất) 30 48 20 206 2,1 4
5 Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ (đột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52
Nhà trường đã có danh mục hồ sơ quy định với giáo viên và thống nhất thực hiện từ đầu năm học (Giáo án, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân, kế hoạch cá nhân, báo giảng, tích lũy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sổ chủ nhiệm, sổ ghi chép hội họp…, tổ trưởng có thêm nghị quyết và kế hoạch tổ chuyên môn). Các sổ đều in ấn, thống nhất mẫu chung, do sở GD ban hành toàn tỉnh (trừ sổ ghi chép hội họp)
Với giáo viên, soạn giáo án chuẩn bị bài lên lớp là việc làm thường xuyên và rất quan trong trong việc hoàn thành mục tiêu bài học, nên các trường đã lưu tâm đến hướng dẫn cách thức soạn bài và rất khuyến khích việc soạn bài viết tay (hiện nay thịnh hành giáo án in).
Trong nhiều danh mục hồ sơ, những loại sổ như giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng được các nhà quản lý quy định là loại thường xuyên hoàn thiện và được kiểm tra. Sổ báo giảng được để ở văn phòng tổ chuyên môn, còn giáo án và sổ điểm cá nhân giáo viên cần mang theo mỗi khi lên lớp và đáp ứng yêu cầu kiểm tra.
Thực tiễn quản lý hồ sơ chuyên môn ở các trường với nội dung cụ thể ở bảng 2.13, cho thấy các mặt thực hiện đồng bộ và tương đối tốt và đồng đều, song xét về tính chất, sự quản lý của hiệu trưởng nặng về mặt hành chính, chưa thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hồ sơ chưa được thực hiện nhiều (đứng bậc 4 và 5 trong xếp thứ).
* Thực trạng quản lý nề nếp dạy học của giáo viên
Bảng 2.14. Thực trạng quản lý nề nếp dạy học của GV
TT Nội dung biện pháp
Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Điểm Giá trị TB Xếp thứ
1 Phổ biến quy chế và quy định cụ thể về
thực hiện giờ lên lớp của GV 40 48 11 227 2,3 3 2 Phân công lãnh đạo trực, theo dõi nề nếp
lên lớp hàng ngày của GV 36 60 2 230 2,35 1
3 Kiểm tra thực hiện nề nếp lên lớp qua sổ
ghi đầu bài 26 56 16 206 2,1 4
4 Phân công dạy thay 18 58 22 192 2,0 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53
đánh giá, xếp loại thi đua của GV
Các nhà trường đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý nề nếp lên lớp, để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường đã có những biện pháp cụ thể: Phổ biến quy chế, điều lệ, có những điểm riêng quy định thực hiện nề nếp lên lớp của giáo viên (giờ giấc ra vào lớp theo hiệu lệch trống, giờ dạy thể dục, quốc phòng, thực hành tin học, trang phục lên lớp, ứng xử với học trò đảm bảo đạo đức và chuẩn mực nhà giáo, sử dụng điện thoại, việc đổi giờ hoặc dạy thay, nghỉ phép…). Theo lịch công tác tuần, ban giám hiệu các nhà trường đã lập kế hoạch trực, quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp, theo dõi nề nếp lên lớp thường xuyên, kịp thời nắm bắt các vi phạm, sự cố để chấn chỉnh, xử lý (giáo viên muộn giờ, bỏ giờ, đổi giờ tùy tiện, sự cố đột xuất). Căn cứ vào lý do cụ thể, có thể đưa ra mức nhắc nhở, phê bình, hạ thi đua. Qua kết quả đánh giá trong bảng 2.14 có biện pháp quản lý cho kết quả thấp hơn là bố trí dạy thay khi có GV nghỉ.
Thực tế là GV các nhà trường rất đông, phân công dạy thay, dạy bù, phần nhiều xảy ra khi GV có ốm đau hay sự cố đột xuất, CBQL cũng có khi bị động không bố trí được hết, hoặc giáo viên cùng tổ nhóm nghỉ nhiều thì có phân công dạy thay nhưng không hiệu quả về chuyên môn vì có thể họ không dạy lớp đó, không cùng môn, chỉ làm công việc quản lý học sinh. Môn học có biên chế ít người thì càng khó khăn hơn. Các năm học lại luôn diễn ra hội thao, tập huấn của cấp trên, tập trung nhóm giáo viên của một vài phân môn nên không tránh khỏi việc không có đủ người dạy thay. Vấn đề này tuy nan giải song đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn và khoa học hơn (từ việc làm thời khóa biểu).
* Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học:
Kết quả khảo sát việc quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy được thể hiện trong bảng 2.15.
Bảng 2.15. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH của Giáo viên