9. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Biện pháp 3 Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
a. Mục tiêu của biện pháp
Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho HS.
Đổi mới phương pháp dạy học là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 81
3.2.3.1. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên
- Tuyên truyền, phổ biến để mọi giáo viên hiểu bản chất của đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH không phải thay cái cũ bằng cái mới mà kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống, loại trừ các phương pháp dạy học lạc hậu truyền thụ một chiều nhồi nhét, thụ động, bình quân, đồng loạt,…, mạnh dạn vận dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, công nghệ tin học trong việc đổi mới phương pháp dạy học
- Giáo viên nắm được những công việc cụ thể của đổi mới PPDH : lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy; phát huy đến mức cao nhất tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; phân hoá dạy học theo đối tượng, tăng cường cách dạy tự học, tự hoàn thiện mình cho HS; tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động thực hành nhiều; sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học.
- Chỉ đạo từng nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn có kế hoạch chọn lựa và thực hiện một số nội dung cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên tự đăng ký đề ra mục tiêu thực hiện đổi mới. Tổ xem xét phân công mỗi giáo viên thực hiện một nội dung đổi mới phù hợp, tiến trình thực hiện theo tháng, học kỳ, năm học.
- Tổ chức dạy học rút kinh nghiệm theo nội dung đổi mới được chú trọng, đăng ký thực hiện (Đổi mới phương pháp dạy một số tiết bài tập, phương pháp dạy một số bài có thí nghiệm minh họa, phương pháp dạy một tiết ôn tập...) Sau đó cần phân tích sự phạm kỹ lưỡng, rút ra các bài học bổ ích, những điều nên tránh và phổ biến áp rộng trong phạm vi cần thiết.
- Tổ chức kiểm tra, dự giờ của các giáo viên hạn chế về năng lực chuyên môn, dạy khó hiểu, tìm ra nguyên nhân, điểm yếu để giúp đỡ khắc phục.
- Với giáo viên còn ngại đổi mới hoặc tinh thần trách nhiệm chưa cao, có biện pháp thích hợp nhằm động viên kích thích và nâng cao ý thức vươn lên trong chuyên môn của họ.
- Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn. Tổ chức cho giáo viên đi tham quan học hỏi các trường trọng điểm khác huyện, ngoài tỉnh như Hà Nội, Hải Dương..., sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học, khuyến khích các giáo viên sử dụng các thiết bị công nghệ cao để soạn giảng tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học (Giáo án điện tử).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82
- Quản lý việc sử dụng đồ dùng thiết bị, ứng dụng CNTT vào dạy học để đổi mới PPDH, nhằm cải tạo tình trạng phổ biến trong các nhà trường phổ thông hiện nay là dạy chay, chủ yếu thuyết trình. Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học giúp cho giáo viên tiếp cận với xu thế dạy học hiện đại và giáo viên thiết kế, làm mới giờ dạy, tạo sức hút cho học sinh, khích lệ sự sáng tạo học tập. Việc tăng cường đầu tư thiết bị, CNTT chính là hoạt động góp phần hiện thực hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước về“Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với công việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Hiệu trưởng kết hợp với tổ chuyên môn, khích lệ giáo viên làm đồ dùng dạy học. Đối với các bộ môn có giờ thực hành thí nghiệm như (toán, lý, hoá, sinh, công nghệ) thì phải có kế hoạch chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ, tránh những tiết dạy thí nghiệm biến thành giờ ôn tập, phụ đạo… Hiệu trưởng giao cho tổ chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy, đề xuất mua sắm thí nghiệm theo đúng với phân phối chương trình quy định của Bộ để đảm bảo tiết dạy thực hành.
Hiệu trưởng phải có kế hoạch cho kiểm tra thư viện thí nghiệm để có kế hoạch bổ sung. Đồng thời, có kế hoạch cho các tổ chuyên môn cử người đi tập huấn các lớp sử dụng đồ dùng dạy học theo chương trình đào tạo của cấp trên.
3.2.3.2. Đổi mới phương pháp học tập của học sinh
Quản lý hoạt động học tập của học sinh là quản lý các hình thức học tập: học tập chính khóa, học phụ đạo (học thêm dạy thêm, học 2 buổi/ngày), học ngoại khóa, học ở nhà.
Mục đích của quản lý hoạt động học tập của học sinh là điều khiển định hướng học sinh tích cực chủ động lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng và thái độ, đạt được mục tiêu dạy học. Học sinh phải biến quá trình học tập thành quá trình tự học, phát huy sự linh hoạt, tích cực và sáng tạo của bản thân.
Mỗi hình thức học tập của học sinh có cách thức và yêu cầu quản lý khác nhau, nhưng dù hoạt động học tập được tổ chức duy trì theo hình thức nào cũng đều nhằm mục tiêu giáo dục, trang bị tri thức và hoàn thiện nhân cách. Quản lý hoạt động học tập của trò nhằm nâng cao chất lượng dạy học cần đặc biệt quan tâm đến yêu cầu trang bị cho các em phương pháp học tập tích cực, phát triển tư duy sáng tạo, tạo ra đồng bộ, tương tác trong hoạt động dạy - học giữa thày -trò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83
* Đổi mới phương pháp học tập trên lớp
- Để quản lý hoạt động học tập, khơi dạy sự yêu thích môn học, giúp tích cực học tập của học sinh, hiệu trưởng cần thực hiện các việc sau:
+ Lập kế hoạch, chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn (PHTCM) xếp thời khoá biểu hợp lý tạo điều kiện cho việc học của học sinh.
+ Phân công trách nhiệm cho giáo viên bộ môn, GVCN và các bộ phận khác trong quản lý hoạt động học tập của học sinh trong giờ lên lớp.
+ Chỉ đạo giáo viên quản lý thái độ học tập của học sinh trong tiết học. + Kiểm tra tình hình hoạt động học tập của các lớp theo thời khoá biểu.
+ Thông qua phó hiệu trưởng (PHT), tổ trưởng chuyên môn (TTCM), giáo viên bộ môn (GVBM) quản lý việc học của HS ở các tiết học bài mới, ôn tập, bài tập, kiểm tra, thực hành các môn học theo quy định.
+ Cùng các lực lượng giáo dục trong nhà trường giáo dục nhận thức động cơ, thái độ học tập cho HS.
+ Chỉ đạo GVCN, Đoàn thanh niên (ĐTN) xây dựng tập thể lớp có tinh thần tự quản tạo điều kiện tốt cho học tập.
+ Phát động phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau trong hoạt động học tập
+ Thông qua PHT, TTCM, GVBM quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả học tập của học sinh.
+ Thực hiện kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ, tài liệu học tập của học sinh. - Chỉ đạo giáo viên tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Thường là học sinh rất lúng túng trong khi xác định phương pháp học tập cho mình. Cần phải chỉ rõ cho học sinh yêu cầu học đi đôi với hành, lý thuyết và thực tiễn luôn được đặt ra. Trên lớp cần phải tập trung cao độ vào việc nghe giảng để hiểu rõ nội dung bài, mạnh dạn tham gia xây dựng bài, không nên quá tập trung vào việc ghi bài mà việc nghe giảng bị gián đoạn dẫn đến không hiểu bài (nhiều học sinh chỉ ra sức ghi chép bài mà không chú ý phần giảng giải của giáo viên). Rèn luyện, vận dụng thường xuyên để tạo thành phương pháp học tập. Học đều đặn tất cả các bài trong chương trình vì kiến thức là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu học sinh học đối phó, để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84
lấy điểm tốt khi được kiểm tra thì kiến thức không đầy đủ và hệ thống, thiếu bền vững nên mau quên, dẫn đến không có cơ sở để tiếp thu những kiến thức tiếp theo.
Thường là học sinh không hiểu những điểm cơ bản như trên, có khi cho rằng phương pháp học tập là cách gì thật độc đáo, mà quên mất bản chất của việc học tập ở nhà là những điều rất thông thường, hàng ngày nhưng đòi hỏi người học phải có ý chí và nghị lực, kiên trì thực hiện đầy đủ các bước và công việc cần thiết, tạo thành một thói quen có tính khoa học, có thể gọi đó là nề nếp, ý thức tự giác học tập.
- Tổ chức hội nghị học tốt, sinh hoạt chuyên đề về phương pháp học tập, quy mô từng lớp và toàn trường. Điều quan trọng là sau đó phải tổng kết những phương pháp học hay, dễ áp dụng, có hiệu quả để phổ biến cho các lớp tổ chức học tập và vận dụng.
- Cần tuyên truyền về hậu quả của bệnh thành tích và ngăn chặn việc quay cóp, không trung thực trong thi cử, đồng thời cần phải chống học lệch, học tủ, hướng tới việc học thật, thi thật, kết quả thật.
- Lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của học sinh và giải quyết những nguyện vọng chính đáng.
-Hướng dẫn để học sinh làm quen và tập nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khích lệ bằng cách cho điểm đánh giá và xếp loại môn học thông qua sản phẩm sáng tạo có chất lượng đạt giải ở các cuộc thi cấp huyện, tỉnh…
* Phương pháp tự học ở nhà
Giáo viên hướng dẫn học sinh cần thực hiện 2 bước quan trọng:
+ Bước 1: Xem lại bài giảng trên lớp, tìm hiểu rõ nội dung và nhớ nội dung cơ bản của bài học.
+ Bước 2: Vận dụng nội dung ấy để trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa, làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập rồi đến các bài trong sách nâng cao nếu có khả năng và nhu cầu.
Các em học sinh giỏi thực hiện rất tốt hai nội dung trên của phương pháp học tập đặc biệt chú trọng phương pháp học ở nhà. Các em học sinh kém thường bỏ qua việc học ở nhà, hoặc học bài ở nhà thì bỏ qua bước 1, dẫn đến nắm kiến thức một cách hời hợt, không bản chất, việc vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi và làm bài tập khiến cho việc hiểu bài phiến diện, lệch lạc và chóng quên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85
*Tổ chức và quản lý học phụ đạo
Trên cơ sở lý luận dạy học, phụ đạo là thực hiện dạy học cá biệt. Hình thức học tập này giúp giáo viên bám sát hơn đối tượng học sinh, hướng dẫn và quản lý tốt tới những nhóm đối tượng để giúp các em phát huy tinh thần tích cực và tự học.
Học phụ đạo có 2 đối tượng học sinh: yếu kém hoặc khá giỏi. HS yếu do các em bị mất căn bản từ những năm trước, thiếu vốn kiến thức làm cơ sở cho việc học chương trình mới. Các em thiếu tự tin và khó tiếp thu kiến thức mới, chính vì thế các em thiếu hứng thú và tập trung trong học tập. Để kịp thời bù đắp những phần kiến thức học sinh bị hụt hẫng, nên ngay từ đầu năm học, nhà trường cần khảo sát kiểm tra, đánh giá và phân loại đối tượng để tổ chức dạy phụ đạo; điều này phù hợp với lý luận và thực tiễn dạy học. Phụ đạo cho HS yếu được thực hiện trong suốt năm học, nhưng khi kết thúc học kỳ I, trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá của giáo viên, chúng ta tiến hành tổ chức hội nghị chuyên môn để rút kinh nghiệm công tác phụ đạo và chọn lọc lại đối tượng HS để lập danh sách HS tham gia lớp phụ đạo ở học kỳ II. Điều này giúp GV và HS tự đánh giá và tự điều chỉnh, tạo động lực cho dạy và học. Tổ chức phụ đạo cho HS yếu kém đòi hỏi GV có khả năng thuyết phục, dẫn dắt và biết lắng nghe HS để giúp các em lấy lại căn bản. Từ tái hiện được kiến thức các em sẽ có thể vận dụng kiến thức vào làm bài tập, ứng dụng.
Học sinh khá giỏi là đối tượng cần quan tâm phát hiện bồi dưỡng để đáp ứng nhiệm vụ chất lượng mũi nhọn, góp phần nâng cao uy tín chất lượng và khẳng định thương hiệu nhà trường. Khả năng tư duy của các em đã đạt đến mức độ nhất định của sự chủ động, độc lập, hệ thống, có khả năng khái quát cao. Qua học phụ đạo, các em có điều kiện “mở cửa” hơn cả trong nội dung dạy và cách học, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu. Cần chú ý tính hữu cơ thống nhất của môn học phụ đạo (theo khối thi ĐH - CĐ), tạo được những “bộ 3”, “cặp” dạy tương hợp, thu hút nhiều học sinh. Dạy học sinh khá giỏi cũng là bước chuẩn bị tốt cho công tác hướng nghiệp, phân luồng khi học sinh lớp 12 lựa chọn ngành nghề, trường thi ĐH, CĐ, vừa sức sẽ có kết quả tốt.
Học phụ đạo (được quản lý) có những hiệu quả rất tích cực trong việc trang bị và hoàn thiện khả năng tự học, khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh, là một hoạt động giúp cho học sinh đổi mới cách học, khẳng định những phương pháp học tập mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86
c. Điều kiện thực hiện biên pháp
- Đổi mới PPDH của giáo viên chỉ có hiệu quả tốt nhất khi học sinh đổi mới phương pháp học tập, tự học. Hai quá trình đổi mới này không thể tách rời
- CBQL phải nhận thức đúng và giúp giáo viên nhận thức đúng cơ sở khoa học và thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT.
- Cần giúp giáo viên hiểu rằng: Đổi mới PPDH không phải thay cái cũ bằng cái mới mà kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống, loại trừ các phương pháp dạy học lạc hậu; truyền thụ một chiều nhồi nhét, thụ động, bình quân, đồng loạt,…, mạnh dạn vận dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, công nghệ tin học trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Đổi mới PPDH không chỉ là nhiệm vụ chung của nhà trường mà là công việc của mỗi giáo viên. Do đó cần có chính sách, cơ chế nhằm tổ chức quá trình đổi mới PPDH thực hiện có định hướng, có kế hoạch, đồng bộ và có hiệu quả. Tạo điều kiện và khuyến khích tính sáng tạo, độc lập và trách nhiệm của GV trong dạy học và đổi mới PPDH.
- Hoạt động đổi mới PPDH được tổ chức, lãnh đạo và hỗ trợ từ các cấp quản lý giáo dục, và trong nhà trường. Vai trò của tổ nhóm chuyên môn vô cùng quan trọng.
- Chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo mọi giáo viên đều nắm vững các phương pháp dạy học để vận dụng trong dạy học một cách tích cực. Quan tâm đến học sinh, khích lệ tinh thần và thành tích học tập, sự tiến bộ dù rất nhỏ, nhà