Tình hình phát triển và phân bố

Một phần của tài liệu tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 71)

a.. Cây lạc

Giá trị kinh tế của cây lạc ở tỉnh Phú Thọ

Lạc là cây lấy dầu và cây thực phẩm quan trọng. Dầu lạc dùng làm dầu ăn thay cho mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày, dầu lạc còn được dùng làm dầu tinh chế, bơ thực vật. Không chỉ dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lạc còn được người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Các phế phẩm của cây lạc còn được tận dụng cho ngành chăn nuôi như khô lạc dùng chế biến thức ăn cho gia súc; vỏ, quả, thân, lá dùng làm thức ăn cho lợn và trâu bò. Ngoài ra cây lạc còn đóng góp vai trò tích cực trong hệ thống luân canh, xen canh cây trồng theo hướng nông nghiệp bền vững. Cây lạc có giá trị đa dạng về nhiều mặt lại là cây dễ trồng nên được trồng phổ biến trên địa bàn của tỉnh.

Diện tích, năng suất và sản lượng cây lạc

Diện tích cây lạc của tỉnh Phú Thọ có sự biến động qua các năm. Nhìn chung, diện tích cây lạc của tỉnh trong giai đoạn năm 2003 - 2010 có xu hướng giảm từ 5790,0 ha xuống 5497,1 ha.

Tuy nhiên, diện tích cây lạc có sự mở rộng và thu hẹp thất thường. Giai đoạn năm 2003 - 2004 diện tích cây lạc giảm nhanh từ 5790,0 ha xuống 5175,8 ha, tốc độ giảm bình quân là 11,8%/năm. Từ năm 2004 - 2005 diện tích cây lạc lại tăng trở lại, tốc độ tăng bình quân là 16,3%. Từ năm 2005 - 2006 diện tích cây lạc lại giảm nhẹ từ 6021,5 ha xuống 5678,2 ha, tốc độ giảm là 6,0%. Giai đoạn 2007 - 2009 diện tích cây lạc luôn trên 6 nghìn ha tuy có biến động. Năm 2010 diện tích cây lạc giảm mạnh, giảm 526,3 ha so với năm 2009, tương ứng là 9,5%/năm.

Hình 3.6: Diện tích, sản lượng lạc tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010

5497 6023 6321 6011 5678 6021 5175 5790 9810 10489 10850 9461 8440 9370 9589 8719 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Diện tích (ha) 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Sản lượng (tấn) Diện tích Sản lượng

Do diện tích cây lạc có nhiều biến động thất thường nên năng suất và sản lượng cây lạc cũng không ổn định.

Giai đoạn 2003 - 2004 diện tích cây lạc giảm mạnh song năng suất và sản lượng vẫn tăng, từ 15,06 tạ/ha lên 18,53 tạ/ha nên sản lượng tăng từ 8719,3 tấn lên 9589,1 tấn. Có được kết quả trên một phần do ảnh hưởng thuận lợi của điều kiện khí hậu thời tiết và sự chăm sóc kịp thời của người dân. Giai đoạn năm 2004 - 2006 diện tích mặc dù được mở rộng nhưng năng suất lại thấp chỉ đạt 15,56 tạ/ha (năm 2005) kéo theo sản lượng giảm nhẹ xuống 9370,1 tấn. Năng suất lạc thấp, giá cả thị trường lại không ổn định đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lí trong sản xuất của người dân.Từ năm 2007 - 2010, nhờ đưa vào gieo trồng các

giống lạc mới có năng suất cao nên năng suất tăng khá nhanh. Diện tích gieo trồng lạc tăng không nhiều nhưng sản lượng lạc hàng năm tăng ở mức khá cao, trung bình trên 10 nghìn tấn/năm. Năm 2008, sản lượng lạc đạt cao nhất với 10850,2 tấn. Phù hợp với sự giảm mạnh về diện tích năm 2009 - 2010 sản lượng cây lạc giảm mặc dù năng suất vẫn tăng cao. Năm 2009 năng suất là 17,42 tạ/ha và sản lượng 10489,9 tấn đến năm 2010 tương ứng là 17,85 tạ/ha và 9810,6 tấn.

Tình hình phân bố cây lạc theo các huyện/thị

(phụ lục 8)

Diện tích và sản lượng cây lạc có sự phân bố khác nhau giữa các huyện trong tỉnh. Các huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho cây lạc phát triển đồng thời cũng là những huyện có diện tích và sản lượng lạc lớn. Huyện có diện tích và sản lượng lạc lớn nhất tỉnh năm 2010 là Cẩm Khê với diện tích 881,3 ha (chiếm 16,03% diện tích trồng lạc của cả tỉnh) và sản lượng là 1599,9 tấn (chiếm 16,30% sản lượng lạc của cả tỉnh). Tiếp theo là huyện Thanh Ba 818,3 ha (chiếm 14,9%), sản lượng 1361,7 tấn (chiếm 13,9%); huyện Tam Nông là 792,2 ha (chiếm 14,4%), sản lượng tương ứng 1310,1 tấn (chiếm 13,4%); Yên Lập là 760,4 ha (chiếm 13,8%) và 1188,0 tấn (chiếm 12,1%). Huyện có diện tích và sản lượng lạc thấp là Lâm Thao 50,7 ha (chiếm 0,92%) và 121,4 tấn (chiếm 1,2%); thành phố Việt Trì là 66,1 ha (chiếm 1,20%) và 119,8 tấn (chiếm 1,22%); huyện Tân Sơn 93,3 ha (chiếm 1,69%), sản lượng 160,4 tấn (chiếm 1,63%). Một số huyện có diện tích và sản lượng khá cao Thanh Sơn, Hạ Hòa.

Diện tích và sản lượng cây lạc ở các huyện có nhiều biến động trong giai đoạn năm 2003 - 2010. Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2010 nên đồng ruộng khô hạn, sâu bệnh phát triển nhiều diện tích đất bị bỏ hoang nên đa số các huyện có diện tích và sản lượng giảm nhanh trong năm 2010 như Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy.

b. Cây đậu tương

Giá trị kinh tế của cây đậu tương ở tỉnh Phú Thọ

Đậu tương còn gọi là đậu nành là loại cây trồng đã có từ lâu đời, được xem là loại cây “vàng mọc từ đất”, “cây đỗ thần”, “cây thay thịt”… Đối với tỉnh

Phú Thọ đậu tương thực sự là cây trồng quan trọng, trong nhiều năm tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển để đưa đậu tương trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng.

Cây đậu tương cho hạt để làm thực phẩm hoặc ép lấy dầu. Hạt đậu tương được chế biến thành các thực phẩm như làm giá, bột, tương, đậu phụ, tào phớ, sữa đậu nành… Đậu tương còn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bánh kẹo, patê, thịt nhân tạo… Đậu tương đã cung cấp một phần nhu cầu đạm cho con người. Thông qua các món ăn cổ truyền được chế biến từ đậu tương, phần nào đã tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho người dân.

Cây đậu tương có giá trị kinh tế cao lại là cây trồng có đầu ra thuận lợi nên phát triển cây đậu tương ở Phú Thọ vừa khai thác lợi thế tiềm năng của tỉnh lại vừa giúp người dân làm giàu. Cây đậu tương có giá trị sản xuất quan trọng thứ 2 sau cây lạc trong cơ cấu cây công nghiệp hàng năm của tỉnh.

Diện tích, năng suất và sản lượng cây đậu tương

Qua số liệu thống kê cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Phú Thọ tăng lên rõ rệt. Năm 2003 diện tích gieo trồng là 2468,7 ha, năng suất đạt 13,49 tạ/ha và sản lượng là 3330,2 tấn. Đến năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 2971,6 ha, năng suất đạt 16,61 tạ/ha và sản lượng là 4935,7 tấn.

Về mặt diện tích: Diện tích cây đậu tương của tỉnh Phú Thọ chiếm khoảng 32,3% trong tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm. Diện tích cây đậu tương của thời kì 2003 - 2010 có xu hướng tăng lên (tăng 502,9 ha) song lại biến động giữa các năm. Có được kết quả như vậy là do bộ Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất đậu tương như đầu tư phát triển khoa học, phổ biến kĩ thuật, hỗ trợ vốn giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm nên nông dân yên tâm sản xuất. Diện tích được mở rộng chủ yếu theo hướng tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng và mở rộng diện tích ở vùng đồi.

Về năng suất: Năng suất đậu tương của tỉnh khá cao ở mức 13 - 16 tạ/ha, tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2003 năng suất đậu tương của tỉnh là 13,49 tạ/ha đến năm 2010 đạt 16,61 tạ/ha, tăng 123,1%. Đó là kết quả mà tỉnh đạt được nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống và các biện pháp kĩ thuật thâm canh.

Về sản lượng: Trong vòng 8 năm từ 2003 - 2010 sản lượng đậu tương tăng lên 1,5 lần từ 3330,2 tấn lên 4935,7 tấn phù hợp với sự tăng lên về diện tích và năng suất. Tuy nhiên giai đoạn năm 2005 - 2007 do diện tích gieo trồng giảm mạnh, năng suất giảm nên sản lượng giảm nhanh, từ 3413,7 tấn xuống 2308,3 tấn. Giai đoạn sau từ 2007 - 2010 diện tích gieo trồng tăng, năng suất tăng nên sản lượng tăng nhanh, từ 2308,3 tấn lên 4935,7 tấn, tăng bình quân 4,6%/năm.

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

2003 2468,7 13,5 3330,2 2004 2148,2 14,6 3139,8 2005 2354,8 14,5 3413,7 2006 1717,8 14,3 2454,3 2007 1594,4 14,5 2308,3 2008 1597,1 15,4 2463,2 2009 1572,5 16,4 2579,2 2010 2971,6 16,61 4935,7 (Nguồn:[10])

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy năm 2010 là năm phát triển đỉnh cao của cây đậu tương. Mặc dù vậy so với các địa phương khác thì việc sản xuất đậu tương ở Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải tiếp tục nghiên cứu chọn giống mới có năng suất cao phù hợp với từng vùng và nghiên cứu hoàn thiện kĩ thuật trồng (có thời vụ thích hợp, có sự đầu tư thích đáng) để đạt được năng suất cao hơn.

Sự phân bố cây đậu tương theo huyện/thị

Đậu tương là cây dễ trồng, thích ứng với hầu hết địa bàn trong tỉnh. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các xã sản xuất nông nghiệp đều có trồng đậu tương.

( phụ lục 9 )

Diện tích và sản lượng đậu tương có sự phân bố chênh lệch lớn giữa các huyện. Năm 2010, huyện Thanh Thủy là huyện có diện tích trồng đậu tương

đồng thời có sản lượng đậu tương lớn nhất trong tỉnh với 482,0 ha (chiếm 16,22% diện tích gieo trồng đậu tương của toàn tỉnh) và 811,6 tấn (chiếm 16,44% sản lượng đậu tương của toàn tỉnh). Tiếp theo là các huyện Thanh Sơn với 345,4 ha (chiếm 11,62%) và 633,4 tấn (chiếm 12,83%); huyện Thanh Ba với 328,6 ha (chiếm 11,05%) và 563,6 tấn (chiếm 11,41%). Huyện có diện tích và sản lượng đậu tương ít nhất là thị xã Phú Thọ với 60,6 ha (chiếm 2,03%) và 112,7 tấn (chiếm 2,28%); Yên Lập 79,9 ha (chiếm 2,68%) và 103,5 tấn (chiếm 2,09%); thành phố Việt Trì 105,0 ha (chiếm 3,53%) và 150,4 tấn (chiếm 3,05%). Sự phân hóa khác nhau về diện tích đậu tương giữa các huyện do nhiều nguyên nhân như điều kiện địa hình, quy mô đất, loại đất, lao động…

c. Cây mía

Giá trị kinh tế của cây mía ở tỉnh Phú Thọ

Mía là cây trồng có vai trò quan trọng thứ 3 trong cơ cấu cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Phú Thọ. Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo…

Ngoài cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đường, người ta còn tận dụng các phụ phẩm của cây mía cho các mục đích khác. Nước mía ép dùng để chế biến rượu, cồn. Mía cây để ăn tươi và uống nước giải khát. Lá mía có thể làm thức ăn cho trâu, bò. Ngoài ra, mía còn là loại cây bảo vệ đất rất tốt.

b. Diện tích, năng suất và sản lượng mía

Khác với lạc, đậu tương cây mía có xu hướng giảm nhanh về diện tích và sản lượng. Năm 2003 diện tích mía là 1189,1 ha và sản lượng 65465,1 tấn đến năm 2010 giảm xuống 511,1 ha và 28923,9 tấn, tốc độ giảm tương ứng là 18,9%/năm và18,0%/năm.

Bảng 3.6: Diện tích, năng suất và sản lượng mía của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

2003 1189,1 550,54 65465,1 2004 728,8 556,23 40538,0 2005 569,0 494,02 28110,0 2006 556,7 528,88 29443,0 2007 521,1 532,13 27729,3 2008 452,2 563,28 25471,7 2009 496,3 566,43 28111,9 2010 511,1 565,91 28923,9 (Nguồn:[10])

Giai đoạn 2003 - 2008 diện tích mía giảm liên tục qua các năm, từ 1189,1 ha xuống 452,2 ha, tốc độ giảm bình quân là 32,59%/năm. Diện tích mía giảm một nửa trong khoảng 6 năm chủ yếu liên quan đến nhu cầu của thị trường. Hiện trong tỉnh không có cơ sở chế biến mía đường nào, việc thu mua mía lại nhỏ lẻ mà mỗi hộ có vài ba sào nên khi trồng mía không tiêu thụ được đã nhanh chóng chuyển sang canh tác những cây có giá trị kinh tế cao hơn. Diện tích trồng mía giảm kéo theo sản lượng mía giảm. Từ năm 2003 - 2008 sản lượng mía giảm từ 65465,1 tấn xuống 25471,7 tấn, tốc độ giảm bình quân 31,4%/năm.

Giai đoạn 2008 - 2010, diện tích và sản lượng mía tăng trở lại nhưng tốc độ rất chậm. Năm 2008, diện tích trồng mía 452,2 ha, sản lượng mía 25471,7 tấn tăng lên 511,1 ha và 28923,9 tấn vào năm 2010, tốc độ tăng tương ứng 6,51%/năm và 6,77%/năm.

Trong suốt giai đoạn 2003 - 2010, năng suất mía tương đối ổn định luôn đạt trên 500 tạ/ha, duy chỉ có năm 2005 năng suất mía giảm xuống 494,02 tạ/ha.

Hình 3.7: Diện tích, sản lượng mía của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 511 496 452 521 556 569 728 1189 28923 25471 28110 40538 65465 28111 27729 29443 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Diện tích (ha) 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Sản lượng (tấn) Diện tích Sản lượng

Những lí do cơ bản làm cho diện tích, sản lượng mía giảm đó là: tỷ lệ dùng giống cũ, giống thoái hoá còn cao; tỷ lệ mía đồi chiếm trên 70% diện tích, trong khi mức đầu tư thâm canh mới thấp so với qui trình kỹ thuật, đặc biệt phân hữu cơ thiếu, trồng không đúng kỹ thuật dẫn đến tình trạng đất bị xói mòn, bạc màu; tình trạng thiếu nhân lực ngày càng trở nên phổ biến do tập trung vào các nhà máy, xí nghiệp làm công nhân đang phát triển nhanh chóng; chính sách của nhà máy chưa phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt là giá mía nguyên liệu thấp trong khi chi phí đầu tư ngày càng cao; thời tiết bất thuận như hạn hán, bão lụt, tình hình sâu bệnh phát triển ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng.... Nhìn chung, hiệu quả kinh tế của cây mía không cao, thu nhập của người nông dân từ cây mía thấp vì vậy khó có thể khuyến khích nông dân phát triển mía thành vùng nguyên liệu.

Sự phân bố cây mía theo các huyện/thị

Sự chênh lệch về diện tích và sản lượng mía phân theo huyện/thị trong tỉnh lớn hơn hơn rất nhiều so với lạc và đậu tương. Cẩm Khê là huyện dẫn đầu về diện tích và sản lượng mía, năm 2010, diện tích là 159,8 ha (chiếm 31,27% diện tích gieo trồng mía toàn tỉnh) và 10706,6 tấn (chiếm 37,02% sản lượng mía

toàn tỉnh). Tiếp theo là Thanh Ba 83,0 ha (chiếm 16,24%) và 4025,5 tấn (chiếm 13,91%); Thanh Sơn 82,3 ha (16,1%) và 3473,1 tấn (12,0%); Đoan Hùng 68,0 ha (13,3%) và 4828,0 tấn (16,69%). Huyện có diện tích và sản lượng mía ít là Phù Ninh với 3,0 ha (0,59%) và 165,0 tấn (0,06%), tiếp đến là Thanh Thủy 5,0 ha (0,1%) và 108,5 tấn (0,04%). Trong giai đoạn 2003 - 2010, việc sản xuất mía của các huyện có sự biến động lớn và khác nhau giữa các huyện.

( phụ lục 10)

d. Cây vừng

Giá trị của cây vừng

Cây vừng là một loại cây lấy dầu được trồng từ rất lâu đời. Vừng được sử dụng để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo vừng, chè vừng, cháo nếp với vừng...). Hạt vừng rang qua, giã nhỏ, trộn thêm muối và các thành phần khác là món ăn phổ biến tại nước ta, rất phù hợp nhất là đối với những người ăn chay. Ngoài ra vừng còn được ép lấy dầu. Dầu vừng là một loại dầu ăn tốt khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên có thể chống lại sự ôi thiu của thức ăn. Trong kĩ nghệ dầu vừng còn được bôi trơn máy dùng trong khoa học kĩ thuật, dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng bóng.

Diện tích, năng suất và sản lượng vừng

Trong cơ cấu cây công nghiệp hàng năm của tỉnh, cây vừng chiếm diện tích và sản lượng không nhiều. Từ năm 2003 - 2010, diện tích và sản lượng vừng có xu hướng giảm đi, từ 385,9 ha và 193,4 tấn xuống 227,5 ha và 149,9 tấn, tốc độ giảm tương ứng là 9,94% và 4,14%.

Hình 3.8: Diện tích và sản lượng vừng của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 385 291 323 343 329 270 203 227 225 172 193

Một phần của tài liệu tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)