Cây công nghiệp hàng năm

Một phần của tài liệu tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 58 - 60)

3.2.2.1. Khái quát chung

Cây công nghiệp hàng năm ở tỉnh Phú Thọ được trồng chủ yếu trên vùng đồi thấp và đồng bằng. Đó là các loại cây có chu kì sản xuất ngắn từ khi gieo

trồng đến khi thu hoạch dưới một năm nên nhanh thu hồi vốn lại có hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây vấn đề lương thực của tỉnh được giải quyết nên người nông dân có điều kiện chủ động sản xuất những cây có giá trị kinh tế cao mà trong đó cây công nghiệp hàng năm là lựa chọn của người dân tỉnh Phú Thọ để khai thác lợi thế của vùng. Những cây công nghiệp hàng năm chính của tỉnh là lạc, đậu tương, mía, vừng, bông.

Diện tích cây công nghiệp hàng năm của tỉnh trong giai đoạn 2003 - 2010 biến động thất thường và thiếu ổn định. Theo tài liệu thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2010 toàn tỉnh có 9211,3 ha cây công nghiệp hàng năm, trong đó cây lạc chiếm tới 5497,1 ha (chiếm 59,7%), tiếp đến là cây đậu tương 2971,6 ha, cây mía là 511,1 ha. Đây là những cây được nhân dân trồng từ lâu, dễ trồng và giá trị sử dụng đa dạng. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thì chúng còn cung cấp thêm thực phẩm cho người dân. Các cây công nghiệp hàng năm khác có diện tích nhỏ, cây vừng là 227.5 ha, cây bông chỉ có 4 ha (năm 2010). Điều này chủ yếu liên quan đến nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hình 3.5: Cơ cấu diện tích một số cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Phú Thọ năm 2010 Năm 2010 2.5 5.5 59.6 32.3

Lạc Đậu tương mía vừng

Tương ứng với diện tích, năng suất và sản lượng cây công nghiệp hàng năm cao nhất cũng thuộc về cây lạc, đậu tương và mía. Theo sự thống kê năm 2010, sản lượng của cây lạc đạt 9.810,6 tấn, cây đậu tương đạt 4.937,7 tấn, cây mía là 28.923,9 tấn. Cây vừng và bông có sản lượng khá thấp. Nhìn chung, các

cây công nghiệp hàng năm được trồng dưới hình thức hộ gia đình nên manh mún, nhỏ lẻ, diện tích và sản lượng tăng chậm thất thường.

Cây công nghiệp hàng năm được trồng ở tất cả các huyện trong tỉnh. Bởi chúng có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, dễ sống và dễ chăm sóc. (phụ lục 7)

Cây công nghiệp hàng năm phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Sơn. Năm 2010, Thanh Ba có diện tích lớn nhất với 1.326,4 ha, tiếp đến là Cẩm Khê 1.308,8 ha, Tam Nông 1.120,4 ha. Đây là những huyện nằm ở hai bên bờ của sông Hồng có diện tích phù sa lớn có điều kiện phát triển cây công nghiệp hàng năm. Ngược lại, thành phố Việt Trì, Lâm Thao diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm không vượt quá 200 ha. Bởi Việt Trì, Lâm Thao phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp và dịch vụ nên diện tích đất dành cho trồng trọt hạn chế.

Một phần của tài liệu tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 58 - 60)