3.1. Khái quát sự phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Vị trí của cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp. Hơn 80% dân số sống ở nông thôn và dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính trong cơ cấu nông nghiệp truyền thống. Trong cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) của tỉnh hàng năm, ngành trồng trọt phát huy được thế mạnh của mình và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
( Phụ lục 3)
Ngành trồng trọt vẫn luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Năm 2010, GTSX của ngành là 4227,0 tỷ đồng, chiếm 53,7% trong cơ cấu giá trị sản nghiệp xuất ngành nông nghiệp. Tham gia đóng góp giá trị cho ngành trồng trọt gồm có các cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu, gia vị và các cây hàng năm khác.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Cây lƣơng thực Cây công nghiệp Cây ăn quả, lâu năm khác Cây rau đậu, gia vị Cây hàng năm khác Sản phẩm phụ trồng trọt 2003 974,4 174,9 140,9 129,9 6,0 36,6 2004 1086,2 209,6 188,8 151,1 6,4 47,5 2005 1134,8 244,4 185,4 174,8 8,8 49,4 2006 1140,7 291,4 196,5 210,0 23,7 48,8 2007 1316,9 313,8 353,1 285,8 23,5 22,4 2008 2110,4 509,9 392,3 381,3 10,5 12,9 2009 2202,4 537,6 436,9 421,8 13,5 12,4 2010 2291,7 653,4 490,1 505,2 14,6 12,1 (Nguồn:[10])
Qua bảng số liệu ta thấy: Trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ, cây lương thực với lợi thế lớn về cây lúa đã tạo cho ngành trồng cây lương thực chiếm vị trí cao hơn cả. Cây công nghiệp đã phát huy được thế mạnh của mình và đứng vị trí thứ 2 trong GTSX ngành trồng trọt. Năm 2010 GTSX cây lương thực 2291,7 tỷ đồng, chiếm 54,2%; cây công nghiệp là 653,4 tỷ đồng chiếm 15,5%.
Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt của tỉnh, cây công nghiệp đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình, tỉ trọng đóng góp của cây công nghiệp ngày càng tăng lên. Năm 2003, GTSX của cây công nghiệp là 174,9 tỷ đồng đã tăng lên 653,4 tỷ đồng vào năm 2010 (gấp 3,7 lần). Tuy cây lương thực chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng nếu xét GTSX ngành trồng trọt lấy giá so sánh năm 2003 thì cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh hơn. Năm 2010 so với năm 2003, giá trị cây công nghiệp tăng 3,7 lần, còn cây lương thực chỉ tăng 2,4 lần. Như vậy, GTSX của cây công nghiệp ngày càng tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với cây lương thực. Điều này cũng phù hợp với xu thế chuyển dịch ngành trồng trọt trên cả nước, giảm tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp.
Hình 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ theo giá trị thực tế giai đoạn 2003 - 2010 0% 20% 40% 60% 80% 100% % 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm
Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả, lâu năm khác Cây rau đậu, gia vị Các loại cây khác
Giá trị sản xuất cây công nghiệp của tỉnh tăng liên tục trong giai đoạn 2003 - 2010. Năm 2003 GTSX cây công nghiệp mới chỉ đạt 174,9 tỷ đồng thì năm 2010 đã tăng thêm 478,5 tỷ đồng. Tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2008 - 2010.
Rõ ràng ngành trồng cây công nghiệp của tỉnh có vai trò rất quan trọng. Tuy trong cơ cấu kinh tế, ngành trồng cây công nghiệp chiếm tỷ trọng thứ 2 sau cây lương thực nhưng lại có xu hướng tăng nhanh hơn so với cây lương thực. Phát triển cây công nghiệp trên địa bàn của tỉnh góp phần khai thác có hiệu quả những tiềm năng to lớn của tỉnh, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.