núi Bắc Bộ
Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
cây công nghiệp và trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba của cả nước. Các sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu là chè,cà phê, đậu tương,…Ngoài ra, trong vùng còn trồng một số loại cây lâu năm khác như quế, hồi, sơn…
Diện tích các loại cây công nghiệp lâu năm của vùng đến năm 2010 là trên 118,0 nghìn ha, chiếm 5,9% diện tích nhóm cây này của cả nước. Trong các loại cây công nghiệp chè là cây quan trọng và điển hình nhất (chiếm tới 77,5% trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của vùng). Ngoài ra vùng còn trồng các loại cây khác như cà phê, cao su.
Cây chè chiếm 74.7% diện tích các loại cây công nghiệp lâu năm của vùng. Năm 2010, diện tích trồng chè toàn vùng là 94,1 nghìn ha (chiếm 70.6% diện tích cả nước).Diện tích chè đã thu hoạch là 78.8 nghìn ha với sản lượng 538.4 nghìn tấn (chiếm 65.4% cả nước). Các tỉnh có diện tích chè quy mô lớn phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc như : Hà Giang (19 nghìn ha), Thái Nguyên (17,7 nghìn ha) Phú Thọ (16.4 nghìn ha) Yên Bái (gần 12 nghìn ha)…
Cây cà phê và cao su là những cây công nghiệp lâu năm mới được đưa vào trồng ở Trung du miền núi Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc nơi có điều kiện khí hậu và địa hình tương đối thích hợp. Diện tích trồng cà phê chè đạt 6,7 nghìn ha (năm 2010), còn chiếm tỉ lệ thấp (1,3% của cả nước), tập trung ở hai tỉnh là Sơn La và Điện Biên. Cây cao su được đưa vào trồng vào năm 2007 ở khu vực Tây Bắc là hướng đi mới trong việc phát triển nông nghiệp của vùng.
Đến năm 2010, diện tích cao su ở Trung du miền núi Bắc Bộ mới chỉ có 18,0 nghìn ha. Chiếm 2,4% so với cả nước và 12,5% trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của vùng. Tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu)
Trong vùng còn có các điều kiện tự nhiên phù hợp với điều kiện sinh thái của một số cây trồng khác như quế, hồi, sơn, thảo quả và đã được đầu tư phát triển ở hầu hết các tỉnh, tuy nhiên diện tích thực tế không lớn , nhưng diện tích và sản lượng các cây này tằg lên khá nhanh, đạt gần 30 nghìn ha năm 2010.
Cây công nghiệp hàng năm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có điều kiện đất đai, khí hậu, thích hợp với cây công nghiệp hàng năm, trong đó đặc biệt là đậu tương và lạc. Đậu tương được trồng khá phổ biến, năm 2010 diện tích đậu tương của vùng là 66,4 nghìn ha ( chiếm 33,5% của cả nước) với sản lượng đạt 80,6 nghìn tấn (27,1%) .Tỉnh có diện tích đậu tương lớn nhất là Hà Giang (chiếm 33,1% diện tích và 27,4% sản lượng toàn vùng). Lạc có diện tích trồng vào năm 2010 là 52,1 nghìn ha (chiếm 23,0% cả nước) với sản lượng lạc đạt 95,0 nghìn tấn (chiếm 19,6% cả nước) tỉnh trồng nhiều lạc lớn nhất cả nước là Bắc Giang chiếm gần 22% diện tích và 27,4% sản lượng lạc của toàn vùng. Ngoài ra trong vùng còn trồng một số cây hàng năm khác như lanh, bông, mía, vừng, thuốc lá…
CHƢƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Vị trí địa lí
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước. Với vị trí nằm trong khu vực giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc, tỉnh Phú Thọ được giới hạn như sau: Cực Bắc 21043’04’’B (huyện Đoan Hùng); Cực Nam 200
49’26”B (huyện Thanh Sơn); Cực Đông 1050
27’11”Đ (thành phố Việt Trì); Cực Tây 104048’42”Đ (huyện Tân Sơn). Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh tạo điều kiện cho tỉnh phát triển các loài cây công nghiệp, bên cạnh những loài cây nhiệt đới còn phát triển được những loài cây cận nhiệt và ôn đới như chè, trẩu…
Tỉnh Phú Thọ có diện tích thuộc vào loại trung bình, tính đến ngày 01/01/2009 tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 3532,5 km2. Tuy diện tích không lớn so với các tỉnh khác song Phú Thọ có lợi thế nhất định để phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp.
Phú Thọ tiếp giáp với 6 tỉnh và thành phố: phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hòa Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí là cửa ngõ về đồng bằng của vùng Tây Bắc, gần thủ đô Hà Nội và các tỉnh có trình độ phát triển kinh tế cao, dân số đông, sự phát triển kinh tế năng động sức lan tỏa lớn vừa tạo cho Phú Thọ có tiềm năng lớn để trao đổi phát triển kinh tế - văn hóa nói chung và học hỏi kinh nghiệm phát triển cây công nghiệp nói riêng, vừa giúp Phú Thọ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
Tỉnh Phú Thọ nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa trung du miền núi Bắc Bộ với thủ đô Hà Nội, cách Hà Nội 80km, cách sân bay Nội Bài 60km, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Về phía Bắc, Phú Thọ cách cửa khẩu Lào Cai hơn 200km. Đây là những tuyến đường giao thông quan trọng
đảm bảo việc lưu thông giữa các tỉnh phía Bắc, từ đó tạo ra lợi thế rất lớn cho tỉnh Phú Thọ trong việc chuyên chở các cơ sở vật tư kĩ thuật đồng thời chuyên chở các sản phẩm cây công nghiệp tới cơ sở chế biến và nơi tiêu thụ.
Như vậy có thể thấy rằng, với những ưu thế về vị trí địa lí, tỉnh Phú Thọ có nhiều thuận lợi cho cây công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, vị trí của tỉnh Phú Thọ cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của những đợt lạnh kéo dài cần có sự đầu tư để giảm bớt tác hại do thiên tai gây ra.