Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên thế giới và ở Việt

Một phần của tài liệu tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên thế giới

Ngành trồng cây công nghiệp của thế giới trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng do nhu cầu của thị trường về mặt hàng này rất lớn và những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật, dịch vụ nông nghiệp. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội giữa các quốc gia, các châu lục mà

diện tích, sản lượng cũng như giá trị sản xuất của cây công nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng sinh thái.

Đối với nhóm cây công nghiệp lấy dầu như lạc, đậu tương đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới sau đó lan sang các vùng cận nhiệt và ôn đới. Hiện nay, lạc được trồng rộng rãi trên thế giới, ở bán cầu Bắc lên tới vĩ tuyến 350B ở Bắc Mĩ và 480B ở lục địa Á - Âu. Ở Nam bán cầu được trồng tới vĩ tuyến 350

N (Achentina). Trong những năm gần đây, diện tích trồng lạc trên thế giới có xu hướng giảm đi, dao động trong khoảng 21 - 24,1 triệu ha. Cao nhất là năm 2000 với 24,1 triệu ha sau đó giảm dần đến năm 2006 còn 21,67 triệu ha.

Cây đậu tương có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ lâu được trồng phổ biến ở Đông Á và Đông Nam Á. Diện tích đậu tương trên thế giới liên tục tăng. Năm 2008, diện tích đạt 96,87 triệu ha, tăng 22,45 triệu ha so với năm 2000 (74,33 triệu ha). Năng suất bình quân đậu tương của thế giới không ổn định, dao động nhẹ từ 21,71 - 23,84 tạ/ha.

Nhóm các cây công nghiệp lấy sợi như bông, đay được phân bố tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới bởi chúng là cây nhiệt đới ưa nóng và ánh sáng. Các nước có sản lượng bông lớn nhất năm 2003 là Trung Quốc (trên 25% sản lượng thế giới), Hoa Kì (trên 20%), Ấn Độ (9%), Pakixtan (9%). Cây đay có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bănglađét đây cũng là 2 nước trồng đay lớn nhất thế giới. Sản lượng đay của thế giới đạt gần 3 triệu tấn năm 2003.

Các cây lấy đường trên thế giới gồm 2 loại cây chính là mía và củ cải đường. Ngày nay mía được trồng trên toàn bộ vành đai nhiệt đới trong phạm vi vĩ tuyến từ 330B đến 300

N.

Cà phê, chè là các cây làm thức uống phổ biến rộng rãi trên thế giới. Cà phê rất ưa nhiệt nên chỉ được phát triển trong vùng nằm giữa hai chí tuyến Bắc - Nam. Cà phê hiện nay được trồng tập trung ở Trung Mĩ, quần đảo Ăngti, Braxin, Tây và Trung Phi, Đông Nam Á. Chè là cây bụi thường xanh của miền nhiệt đới và cận nhiệt. Tính đến năm 2006, diện tích chè toàn thế giới đạt trên 2,7 triệu ha.

Cao su thuộc nhóm cây lấy nhựa có nguồn gốc từ vùng rừng nhiệt đới Amzôn tại Nam Mĩ. Hiện nay, cao su được trồng ở 27 nước thuộc châu Mĩ, châu

Phi và Châu Á. Trong đó Malaysia, Thái Lan, Inđônêsia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các nước đứng đầu về diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất.

Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở Việt Nam

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều cây công nghiệp, nguồn lao động dồi dào có thể phát triển thành các vùng cây công nghiệp tập trung.

Cây công nghiệp hàng năm của nước ta phát triển mạnh trong những năm 70, 80, đã từng đạt quy mô 637,6 nghìn ha năm 1987. Sau đó dao động tương đối mạnh rồi tăng đột biến, chủ yếu do mở rộng diện tích lạc, đậu tương, mía.

(Phụ lục 1)

Nhìn chung, trong những năm gần đây diện tích và sản lượng các cây công nghiệp hàng năm của nước ta biến động thất thường và không ổn định. Từ 2005 - 2010, diện tích bông, lạc, đậu tương có xu hướng giảm đi. Giảm mạnh nhất là lạc từ 269,6 nghìn ha và 489,3 nghìn tấn năm 2005 xuống 231,0 nghìn ha và 485,7 nghìn tấn vào năm 2010. Tiếp theo là bông và đậu tương, năm 2010 diện tích cây bông là 9,1 nghìn ha (giảm 16,7 nghìn ha), sản lượng là 13,3 nghìn tấn (giảm 20,2 nghìn tấn); diện tích đậu tương là 197,8 nghìn ha (giảm 6,3 nghìn ha) tuy nhiên sản lượng tăng lên nhưng không đáng kể đạt 296,9 nghìn tấn năm 2010. Diện tích mía tăng lên đạt 293,4 nghìn ha năm 2007 sau đó lại giảm đến năm 2010 diện tích còn 266,3 nghìn ha. Sự biến động của các cây công nghiệp hàng năm do ảnh hưởng của giá cả thị trường không ổn định, giá thành vật tư nông nghiệp cao, ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết. Tuy vậy, ngành trồng cây công nghiệp hàng năm của nước ta đã đạt được kết quả quan trọng từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay.

Các cây công nghiệp lâu năm có sự gia tăng nhanh chóng và ổn định trong những năm gần đây. Năm 2003, diện tích cả nước mới đạt 1510,8 nghìn ha đến năm 2010 tăng lên 1987,4 nghìn ha. Sự tăng trưởng cây công nghiệp lâu năm như vậy chủ yếu liên quan đến nhu cầu của thị trường nội địa và quốc tế. Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu và có giá trị ở nước ta gồm có cao su, cà phê, chè, điều, hồ tiêu…

(Phụ lục 2)

Diện tích và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm của nước ta có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Tăng mạnh nhất là cao su, từ năm 1980 trở lại đây diện tích không ngừng được mở rộng năm 2010 cả nước đã có 740,0 nghìn ha và sản lượng 754,5 nghìn tấn. Tiếp đến là cà phê, đây là một trong những mặt hàng hướng ra xuất khẩu nên rất được chú trọng phát triển, diện tích và sản lượng đều tăng nhanh. Năm 2005 diện tích là 497,4 nghìn ha và sản lượng 752,1 nghìn tấn đến năm 2010 tăng lên 548,2 nghìn ha và 1105,7 nghìn tấn. Khoảng 90% sản lượng cà phê được dành cho xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

Diện tích và sản lượng chè nước ta tăng lên và khá ổn định từ 122,5 nghìn ha và 570,0 nghìn tấn năm 2005 lên 129,4 nghìn ha và 823,7 nghìn tấn năm 2010. Hiện nay, nước ta đang mở các liên doanh chế biến chè với nước ngoài. Nhiều nhà máy đã lắp đặt các dây chuyền chế biến chè đen, chè xanh hiện đại của Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè của nước ta. Các cây công nghiệp lâu năm khác như điều, hồ tiêu là những cây đang có triển vọng ở nước ta. Diện tích và sản lượng điều tăng lên khá mạnh năm 2010 đạt 372,6 nghìn ha và 289,9 nghìn tấn. Nước ta trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu hạt điều sau Ấn Độ.

Như vậy có thể thấy diện tích, sản lượng cây công nghiệp của nước ta phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Các cây công nghiệp hàng năm có chiều hướng tăng nhưng thất thường, thiếu vững chắc. Ngược lại, sự tăng trưởng của cây công nghiệp lâu năm lại nhanh và ổn định. Các cây công nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Ở nước ta đã hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn đó là vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc.

- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. Cây công nghiệp chính của vùng là: cao su, cà phê, điều, đỗ tương, thuốc lá, mía... Trong đó cao su chiếm 70% diện tích và 90% sản lượng cao su cả nước.

- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2. Cà phê, cao su, tiêu, chè, dâu tằm, lạc, điều... là cây công nghiệp chính của vùng. Trong đó cà phê chiếm 80% diện tích và 90% sản lượng cà phê cả nước.

- Trung du và miền núi phía Bắc là vùng chuyên canh lớn thứ 3. Chè chiếm 60% diện tích chè cả nước. Ngoài ra vùng còn chuyên canh các cây công nghiệp khác như thuốc lá, lạc, hồi, sơn, trẩu...

Một phần của tài liệu tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)