6. Bố cục của luận văn
3.4. Đánh giá chung về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ
mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam
3.4.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm tăng trƣởng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Hoạt động quản lý và huy động nguồn vốn đã đạt đƣợc những bƣớc tiến nhất định với kết quả là cuối năm 2012, VIB trở thành một trong những ngân hàng cổ phần có quy mô nguồn vốn lớn nhất.
Mặc dù lãi suất thị trƣờng trong những năm gần đây biến động mạnh, rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản nhƣng hoạt động nguồn vốn của VIB vẫn đảm bảo thanh khoản, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng và ổn định cho hoạt động kinh doanh. Với hoạt động huy động vốn đƣợc quản lý tập trung tại Trụ sở chính, VIB đã áp dụng các cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp đẩy mạnh huy động vốn từ Tổ chức kinh tế và cá nhân, từ đó đã có đƣợc kết quả rất khả quan: Nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng trƣởng mạnh mẽ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.10. Doanh số huy động theo đối tượng khách hàng của VIB
(Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Quốc tế Việt Nam)
Nhìn vào biểu đồ thì tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế trong tổng vốn huy động từ khách hàng. Năm 2010, nguồn vốn huy động đƣợc từ cá nhân đạt 14.225 tỷ đồng, chiếm 31,59% trong tổng vốn huy động từ khách hàng; năm 2011, tiền gửi của cá nhân đạt 20.290 tỷ đồng, chiếm 32.66% ; năm 2012 đạt 20.126 tỷ đồng.
Chiến lƣợc huy động nguồn vốn trong dân cƣ rất đƣợc Ngân hàng coi trọng vì đây là một nguồn vốn tƣơng đối lớn và ổn định cho Ngân hàng. Theo thực tế hiện nay nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân còn rất nhiều mà ngân hàng chƣa khai thác hết đƣợc, theo điều tra của Bộ kế hoạch đầu tƣ và tổng cục thống kê thì phần lớn ngƣời dân cất giữ tiền nhàn rỗi của mình bằng cách mua vàng, ngoại tệ cất trữ tại nhà hay họ đầu tƣ vào bất động sản, với tình hình nhƣ vậy thì một bộ phận vốn đã không sử dụng hiệu quả trong khi xã hội rất cần nguồn vốn này.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng theo nhu cầu chung của xã hội. Từ nguồn vốn huy động dồi dào, trong thời gian qua ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng nguồn vốn rất tốt và mang lại nhiều hiệu quả lớn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hàng năm, nguồn vốn huy động luôn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn và có hƣớng điều chỉnh tích cực giữa kỳ hạn của nguồn huy động so với hoạt động cho vay giúp cho việc tài trợ của nguồn huy động để cho vay chính xác, kịp thời mang lại hiệu suất cao nhất trong kinh doanh của Ngân hàng.
Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng đƣa ra nhiều hình thức huy động vốn hết sức phong phú đa dạng để cho khách hàng chọn lựa. Trong thời gian qua với sự ra đời của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm trả lãi trƣớc, tiết kiệm trả lãi định kì… của Ngân hàng đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi này. Hiện nay Ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm cả bằng VNĐ và ngoại tệ dƣới dạng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn với mức lãi suất đa dạng và hết sức hợp lý.
Với sự đa dạng về sản phẩm tiền gửi nhƣ vậy đã góp mang lại cho Ngân hàng nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn từ công chúng, và đồng thời cũng tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong việc huy động nguồn tiền tiết kiệm so với các ngân hàng khác.
Ngoài ra, với chủ trƣơng mở cửa hội nhập kinh tế của đất nƣớc, Ngân hàng cũng đã từng bƣớc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Đặc biệt với khả năng làm việc làm đầy kinh nghiệm và thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên Ngân hàng đã tạo đƣợc ấn tƣợng rất tốt cho khách hàng khi đến giao dịch. Với sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng đã thu đƣợc một kết quả rất tốt trong những năm qua.
3.4.2. Tồn tại
Hiện nay, hoạt động huy động vốn c ủa NH TMCP Quốc tế Việt Nam đang gặp một vấn đề lớn là sự suy giảm về nguồn vốn đầu vào.
Tổng nguồn vốn mà Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam huy động đƣợc từ khách hàng trong năm 2012 là 42.677 tỷ đồng, giảm 28.189 tỷ đồng so với năm 2011.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) của dân cƣ là hình thức huy động truyền thống của các Ngân hàng, là nguồn lớn nhất trên thị trƣờng tiền tệ nhàn rỗi (thƣờng từ 65-70%) đặc biệt là nguồn tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng cao bởi chính dân cƣ mới là chủ thể tiết kiệm và đầu tƣ trong nền kinh tế sản xuất đa dạng, ngoài “của ăn” dân còn tích lũy đƣợc “của để” do đó sự biến động của nguồn vốn này có ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.
Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì đối tƣợng chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực. Quan hệ giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế chủ yếu là quan hệ thanh toán qua Ngân hàng và quan hệ vay vốn. Nhƣ ta đã biết, bài toán cơ bản của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận nhƣng việc gửi tiền vào Ngân hàng không hoàn toàn vì mục đích hƣởng lãi bởi cái họ quan tâm là “dịch vụ thanh toán” đồng thời nguồn vốn bao giờ cũng là tiền đề khởi sự, mở rộng kinh doanh nên thiết lập quan hệ giao dịch, quan hệ tiền tệ tín dụng và thanh toán với Ngân hàng là mang tính tất yếu phù hợp với sự phát triển kinh tế của xã hội.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế thƣờng là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi, chƣa đến chu kỳ kinh doanh hoặc là tiền gửi thanh toán, xu hƣớng ngày một tăng nhƣng tốc độ tăng lại không lớn. Sự biến động này phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất của doanh nghiệp và thu nhập của dân cƣ cũng nhƣ chính sách của bản thân Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho khách hàng.
3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại
Nền kinh tế đất nƣớc nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung trong những năm qua trải qua nhiều thăng trầm biến động. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sự phát triển quá nóng đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà hậu quả của nó là sự thoái trào mà toàn hệ thống phải gánh chịu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong bối cảnh chung ấy, hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam cũng gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là trong việc huy động vốn. Nền kinh tế suy thoái, lƣợng tiền tích trữ trong dân cƣ và tổ chức khan hiếm, giao dịch ngƣng trệ, việc huy động tiền gửi của tổ chức và cá nhân là một thách thức đối với các ngân hàng. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam cũng không tránh khỏi khó khăn ấy. Trải qua nhiều biến động, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng nhƣng hoạt động huy động vốn trong thời gian qua của Ngân hàng VIB vẫn đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhƣ đã nêu trên .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Những nội dung trình bày trong chƣơng đƣợc tập trung để làm rõ thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản và truyền thống của các NHTM, trong đó có VIB, với vai trò tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những thành tích đạt đƣợc hoạt động này của VIB vẫn còn có những phần hạn chế. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng VIB đã góp phần không nhỏ tạo nên sự phát triển bền vững, ổn định khẳng định uy tín của mình trên thị trƣờng tài chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
4.1. Các căn cứ để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam Thƣơng mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam
4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế
a. Bối cảnh kinh tế trong nước
Nền kinh tế Việt Nam với nhiều ghi nhận tích cực về các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhƣng cũng đồng thời, còn nhiều yếu tố mang tính nền tảng khác vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, đặc biệt là đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn còn đang dang dở.
Theo các chuyên gia kinh tế trong nƣớc nhận định, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2013 từ 5,3-5,4% và dự đoán khoảng 5,7-5,8% cho năm tiếp theo, đồng thời Việt Nam 2013 đƣợc xem là chạm “đáy” sau một giai đoạn “đổ đèo” của 3 năm vừa qua.
Mặc dù, trong quý III/2013, những tín hiệu khả quan bắt đầu xuất hiện, nhƣng sự hồi phục này vẫn đƣợc xem là rất chậm. Một loạt những khó khăn “kế thừa” từ năm ngoái vẫn tiếp tục là các trở ngại trong năm nay, đánh giá một cách tổng quan về kinh tế năm 2013, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế tại Hà Nội cho biết:
“Đánh giá chung qua một loạt hệ thống chỉ tiêu, nhận định chung là kinh tế bắt đầu khôi phục, nhƣng sự khôi phục vẫn rất chậm. Những thách thức lớn vẫn còn đặt ra phía trƣớc, thí dụ vấn đề nợ xấu, tuy thành lập công ty VAMC nhƣng nói chung mới chỉ là mặt chuyển đổi hay nói một cách khác là mới giải phóng đƣợc bút toán của một số tổ chức tín dụng. Nhìn vào bảng cân đối, tạm thời không còn xấu nhƣ trƣớc, nhƣng thực chất giải quyết nợ xấu cũng là bài toán nan giải vì thực ra đó chỉ là từ tổ chức tín dụng chuyển lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngân hàng Nhà nƣớc, chuyển từ túi này bỏ sang túi khác. Còn việc giải quyết mua bán nợ xấu nhƣ thế nào thì thực sự chƣa giải quyết và chƣa có lối thoát. Hay thị trƣờng bất động sản, hiện nay cũng chƣa có lối thoát. Chỉ số giá tiêu dùng, theo nhận định có khả năng sẽ thấp hơn năm ngoái sẽ ở mức 6,2-6,3%. Về tốc độ tăng trƣởng có thể là 5,4%, tất nhiên, về cơ bản đã thoát đáy chƣa thì còn nhiều quan điểm khác nhau, thực trạng của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra phía trƣớc. Thực trạng của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra phía trƣớc”.
Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng thừa tiền, thiếu vốn. Năm 2013 chứng kiến sự “ra đi” của gần 60.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, cao hơn cả con số của 2 năm 2011 và 2012. Cũng bởi tình hình nợ xấu chƣa đƣợc cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị nghẽn mạch và dòng vốn không đƣợc hấp thụ một cách hiệu quả. Tình trạng “thừa tiền, thiếu vốn” vẫn tiếp tục tái diễn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì lý do đó, tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội thấp hơn mục tiêu đề ra ở mức 30% và mức tăng tín dụng cả năm cũng khó đạt đƣợc con số 12% nhƣ Chính phủ từng đề xuất hồi đầu năm.
Vấn đề nền kinh tế nghẽn mạch tín dụng, trong khi đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế lại chủ yếu dựa vào tín dụng, vì thế, đây đƣợc xem là một trong những thách thức lớn nhất của kinh tế Việt Nam.
Những khó khăn trên cùng cộng hƣởng tạo nên một nguy cơ mới gây bất ổn vĩ mô của năm 2013 là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ nhƣng chi tiêu công lại không hề thuyên giảm vì thế đây sẽ trở thành bài toán ngân sách nan giải cho các năm tiếp sau.
Bên cạnh những khó khăn thách thức vừa chỉ ra, kinh tế năm 2013 sau khi đƣợc cho là “chạm đáy” đã bắt đầu có những chỉ dấu phục hồi. Cụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thể nhất là “con ngựa bất kham” lạm phát đã đƣợc kiểm soát. Số liệu cho thấy, tốc độ CPI của năm 2013 đạt 7% thấp hơn cả chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 8%, đây đƣợc đánh giá là sự phối hợp tích cực của 3 nhóm chính sách: tiền tệ, chi tiêu công và điều chỉnh giá những hàng hóa dịch vụ công. Bức tranh chung về kinh tế Việt Nam năm hiện nay đƣợc đánh giá là vẫn còn những mảng sáng tối đan xen lẫn lộn, mặc dù kinh tế đƣợc xem là “chạm đáy” nhƣng rõ ràng những dấu hiệu tích cực cũng đã bắt đầu xuất hiện, hẳn đó sẽ là những tiền đề để năm 2014, kinh tế Việt Nam sẽ có sự phục hồi và tăng trƣởng.
b. Bối cảnh kinh tế toàn cầu
Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nƣớc thành viên đang chịu ảnh hƣởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chƣa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhƣng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chƣa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm đƣợc xem là một thách thức lớn của các nƣớc phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trƣờng thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc, các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể
Kinh tế toàn cầu dự tính sẽ mạnh lên trong năm nay-2014, trong đó tăng trƣởng tại các nƣớc đang phát triển sẽ đạt mức cao hơn còn các nền kinh tế có thu nhập cao sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ 5 năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trƣớc, theo Báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu (Global Economic Prospects - GEP) mới công bố của Ngân Hàng Thế Giới.
4.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của NH TMCP Quốc tế
Mục tiêu phát triển của NHTMCP Quốc tế là Trở thành ngân hàng sáng tạo và hƣớng tới khách hàng nhất tại Việt Nam.
Với sứ mệnh của Ngân hàng đƣợc xác định nhƣ sau:
- Đối với khách hàng: Vƣợt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trƣờng làm việc hiệu quả.
- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. - Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng...
* Giá trị cốt lõi - Hƣớng tới khách hàng - Nỗ lực vƣợt trội - Trung thực - Tinh thần đồng đội - Tuân thủ kỷ luật
4.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH TMCP Quốc tế Việt Nam trong thời gian tới