6. Bố cục của luận văn
3.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần
phần Quốc tế Việt Nam
3.2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam
3.2.1.1. Quy mô nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động a. Quy mô vốn của Ngân hàng
Quy mô vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mô vốn tƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng. Không thể nói đến chất lƣợng huy động vốn tốt nếu việc huy động không đáp ứng đƣợc nhu cầu về khối lƣợng vốn kinh doanh. Khối lƣợng vốn phải đạt tới quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của Ngân hàng. Để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hoà các yếu tố khác nhƣ lãi suất, chính sách Marketing khách hàng, các hình thức huy động vốn, uy tín của khách hàng…
Tuy nhiên không phải cứ có nguồn vốn lớn đã là tốt, nó cần phải phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tƣ của Ngân hàng… Hơn nữa việc mở rộng hoạt động chỉ thực sự an toàn khi nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trƣởng ổn định. Nếu quy mô vốn hiện tại lớn nhƣng Ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán đƣợc xu hƣớng của các dòng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việc cho vay và đầu tƣ cũng nhƣ mất đi sự chủ động của mình.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam cũng nỗ lực không ngừng nhằm tăng trƣởng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua. Hoạt động quản lý và huy động nguồn vốn đã đạt đƣợc những bƣớc tiến nhất định với kết quả là cuối năm 2012, VIB trở thành một trong những ngân hàng cổ phần có quy mô nguồn vốn lớn nhất.
Các thành phần nguồn vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và nguồn vốn khác. Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn của Ngân hàng VIB đã có sự tăng trƣởng đáng kể cho thấy tốc độ phát triển và mở rộng mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng. Năm 2010, với việc tăng vƣợt bậc nguồn vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng tổng nguồn vốn hoạt động đạt hơn 200%; năm 2011, nguồn vốn đạt tốc độ tăng đều đặn, tuy nhiên năm 2012, do kinh tế suy thoái và các khoản trích lập dự phòng lớn, tổng nguồn vốn của Ngân hàng giảm mạnh chỉ còn 65,023 tỷ đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Một số thành phần tiêu biểu của tổng nguồn vốn Ngân hàng đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 3.2. Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Doanh số (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh số (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh số (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Tổng nợ phải trả và VCSH 93,826 100 96,949 100 65,023 100 Vốn chủ sở hữu 6,593 7.03 8,160 8.42 8,371 12.87 Nợ phải trả 87,233 92.97 88,789 91.58 56,652 87.13 Trong đó 1.Tổng vốn huy động 66,595 70.98 70,866 73.10 42,677 65.63 2.Nợ khác 20,638 22.00 17,923 18.49 13,975 21.49
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng VIB giai đoạn 2010-2012)
Trong đó, quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng đƣợc thể hiện thông qua khoản mục Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Theo bảng tổng hợp trên có thể thấy cơ cấu Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu đƣợc duy trì ổn định qua các năm. Điều đó cho thấy Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn ở phạm vi cho phép đã đƣợc lên kế hoạch từ trƣớc đó.
Đòn bẩy tài chính thiên về khoản mục Nợ phải trả (chiếm khoảng 90% quy mô vốn), cho thấy sự linh hoạt và nhạy bén của Ngân hàng trong việc tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động sinh lời của mình. Trong đó, nguồn vốn huy động quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ lớn nhất là Tiền gửi của khách hàng (bao gồm khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế), chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn. Điều này thể hiện đúng vai trò là trung gian tín dụng và thanh toán của hệ thống NHTM. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng chiếm tỷ lệ tƣơng đối nhỏ khoảng 8%, trong đó Vốn của TCTD chiếm ƣu thế với 7% tổng quy mô vốn, bao gồm vốn góp theo quy định của pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
luật và ghi trong Điều lệ ngân hàng, cũng nhƣ các thỏa thuận góp vốn khác đƣợc Đại học đồng cổ đông thông qua. Đây là nguồn vốn dự trữ quan trọng và ổn định để đảm bảo các hoạt động của Ngân hàng diễn ra thuận lợi, có độ an toàn nhất định để đối phó với các loại rủi ro có thể xảy ra.
Nhƣ vậy, qua bảng tổng hợp trên có thể thấy phần lớn nguồn vốn của VIB đƣợc hình thành từ (1) Tiền gửi của khách hàng (bao gồm cá nhân và TCKT) và (2) Tiền gửi và vay các TCTD khác. Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn là 70,98% năm 2010; 73,1% vào năm 2011 và 65,63% vào năm 2012, cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn huy động từ bên ngoài trong tổng cơ cấu vốn của Ngân hàng.
Qua các năm, chỉ tiêu Tiền gửi và vay các TCTD khác có xu hƣớng tăng theo đà tăng của quy mô tổng nguồn vốn, song tỷ trọng trong cơ cấu vốn có xu hƣớng giảm. Điều này cũng phản ánh thực trạng khó khăn của toàn ngành ngân hàng trong vài năm trở lại đây.
Đáng nói nhất phải kể tới chỉ tiêu Tiền gửi của khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh luồng tiền vào các tải khoản của khách hàng mở tại Ngân hàng bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn…Thời gian qua, do thị trƣờng bất động sản và một số kênh đầu tƣ có dấu hiệu suy giảm nên lƣợng tiền nhàn rỗi của các cá nhân và tổ chức đổ vào Ngân hàng nhiều hơn trƣớc. Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn tự có của TCTD chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây chính là vốn điều lệ đƣợc ghi trong điều lệ của NHTM. Vốn chủ sở hữu đƣợc gia tăng qua các năm nhờ quá trình tích lũy thêm các quỹ hoạt động và lợi nhuận phân phối giữ lại.
b. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1, các hình thức huy động vốn hay chính là cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: (1) Vốn chủ sở hữu, (2) Vốn huy động (gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiệm), (3) Vốn đi vay và (4) Các nguồn vốn khác (vốn tài trợ, vốn đầu tƣ phát triển, vốn ủy thác đầu tƣ…)
Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tƣơng quan đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng VIB giai đoạn 2009-2012)
Trong đó, vốn huy động thuộc khoản mục Nợ phải trả, đó là khoản tiền mà Ngân hàng nhận gửi của khách hàng trong một thời gian nhất định và có trả lãi hay chi phí sử dụng tiền gửi. Nguồn vốn huy động này biến động theo chiều hƣớng tăng khá đều, tỷ lệ thuận với tổng quy mô vốn của Ngân hàng. Đây là nguồn đầu vào rất quan trọng, tạo cơ sở cho các hoạt động tín dụng và đầu tƣ của Ngân hàng nhằm mục tiêu sinh lời, bên cạnh các nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay khác.
(1)Về biến động vốn chủ sở hữu
Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Ngân hàng trong các năm vừa qua đƣợc nêu chi tiết tại bảng tổng hợp dƣới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3. Biến động cơ cấu vốn chủ sở hữu
Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng Vốn của TCTD 5,652,951 85.7 6,802,951 83.4 6,802,951 81.3 Vốn điều lệ 4,000,000 60.7 4,250,000 52.1 4,250,000 50.8 Vốn đầu tƣ XDCB - 0,0 - 0,0 - 0,0 Thặng dƣ vốn cổ phần 1,652,958 2,552,958 2,552,958 Vốn khác (7) 0,0 (7) 0,0 (7) 0,0 Quỹ của TCTD 151,966 2.3 692,687 8.5 1,038,179 12.4
Lợi nhuận chƣa phân phối 788,244 12.0 664,428 8.1 530,333 6.3
Tổng vốn chủ sở hữu 6,593,161 100,0 8,160,066 100,0 8,371,463 100,0
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng VIB giai đoạn 2010-2012)
Trong đó Vốn của TCTD chiếm tỷ trọng lớn nhất (81% trở lên) trong tổng vốn chủ sở hữu. Phần lớn trong số này là Vốn điều lệ đƣợc ghi trong Điều lệ hoạt động của Ngân hàng.
Ngoài ra còn hai bộ phận khác góp phần làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu là: Thặng dƣ vốn cổ phần và Lợi nhuận chƣa phân phối. Nguồn vốn tích lũy này phần nào giúp tăng cƣờng năng lực tài chính và nguồn vốn dự trữ của Ngân hàng.
(2) Về biến động nguồn vốn huy động
Phân loại theo đối tƣợng gửi tiền thì cơ cấu vốn huy động qua các năm nhƣ sau:
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: triệu đồng, % Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(triệu đ) % (triệu đ) % (triệu đ) %
Tổng vốn huy động 66,595 100 70,866 100 42,677 100
Cơ cấu theo kỳ hạn
1.Không kì hạn 45,240 67.93 40,528 57.19 25,252 59.17
2. Có kỳ hạn 21,355 32.07 30,338 42.81 17,425 40.83
Cơ cấu theo đối tƣợng KH
1.Tiền vay TCTD, NHNN 14,175 21.29 18,094 25.53 3,616 8.47
2. Tiền vay TCKT 11,162 16.76 14,415 20.34 7,628 17.87
3. Tiền vay cá nhân 14,225 21.36 20,290 28.63 20,126 47.16
4. Khác 27,033 40.59 18,067 25.49 11,307 26.49
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng VIB giai đoạn 2010-2012)
Tƣơng quan nguồn vốn huy động giữa các đối tƣợng đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Biểu đồ 3.8. Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền
Qua bảng tổng hợp và biểu đồ trên có thể thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm ƣu thế trong tổng cơ cấu vốn huy động của VIB trong những năm qua và có xu hƣớng tăng tỷ trọng qua các năm cùng với việc tăng quy mô tổng nguồn vốn. Đây là lƣợng tiền nhàn rỗi từ dân cƣ đƣợc gửi vào hệ thống ngân hàng, cho thấy đây là nguồn vốn quan trọng và ổn định đối với hoạt động của Ngân hàng. Ngƣợc lại, chỉ tiêu Tiền gửi của TCKT có giá trị tăng cùng với quy mô nguồn vốn, song tỷ trọng trong tổng cơ cấu vốn có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2011, tỷ trọng này là 20,3% nhƣng đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năm 2012 chỉ còn là 17,8%. Thực tế, tiền gửi của TCKT tại Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi thanh toán không kỳ hạn hoặc các kỳ hạn ngắn do đặc thù luân chuyển vốn nhanh của các doanh nghiệp. Một phần tiền gửi này còn là tiền gửi thanh toán của các TCTD khác tại VIB để thực hiện các giao dịch rút tiền của khách hàng của họ. Ngoài ra do tình hình kinh tế khó khăn trong những năm trở lại đây nên lƣợng tiền luân chuyển và tiền gửi thanh toán qua hệ thống ngân hàng có phần giảm sút hơn so với trƣớc.
(3) Về biến động nguồn vốn vay
Theo số liệu chính thức từ Ngân hàng thì trong những năm gần đây thì tại cuối kỳ kế toán, VIB sử dụng nguồn vốn vay từ Chính phủ, NHNN và các định chế tài chính khác ở mức trung bình. Chi tiết đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 3.5. Cơ cấu nguồn vốn vay của Ngân hàng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Vay NHNN - 903.716 2.184.954 -
Vay theo hồ sơ tín dụng - - 700.000 -
Vay chiết khấu, tái chiết khấu
các giấy tờ có giá - 903.716 1.109.506 -
Vay cầm cố các giấy tờ có giá - - 375.448 -
Vay Bộ Tài chính - - - -
Các khoản nợ khác - - - -
Vay các TCTD khác - - - 6.271.648
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng VIB giai đoạn 2009-2012)
Tại thời điểm cuối năm 2009, VIB không còn dƣ nợ tại định chế tài chính nào. Năm 2010, dƣ nợ cuối kỳ kế toán là 904 tỷ đồng, đó là các khoản vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá từ NHNN. Năm 2011, dƣ nợ tại NHNN ở mức 2.185 tỷ đồng, bao gồm: vay theo hồ sơ tín dụng; vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá và vay cầm cố các giấy tờ có giá; đồng thời không có dƣ nợ tại các định chế tài chính nào khác. Đây chủ yếu là các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khoản vay ngắn hạn nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản do thiếu hụt dự trữ hoặc thiếu tiền mặt tức thời.
Ngoài ra Ngân hàng còn vay từ thị trƣờng tài chình trong nƣớc bằng việc phát hành các giấy tờ có giá nhƣ chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhƣợng và trái phiếu ngân hàng do chính VIB phát hành. Chi tiết nguồn vốn vay này qua các năm nhƣ sau:
Bảng 3.6. Cơ cấu vốn vay từ thị trƣờng tài chính phân theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Chứng chỉ tiền gửi 0 0 0 0 Dƣới 12 tháng 0 0 0 0 Từ 12 tháng đến dƣới 5 năm 0 0 0 0 Kỳ phiếu - 4.213.790 11.205.240 4.370.389 Dƣới 12 tháng - 4.213.790 11.205.240 4.370.389 Từ 12 tháng đến dƣới 5 năm - - - - Trái phiếu - 1.531.566 - - Dƣới 12 tháng - - - Từ 12 tháng đến dƣới 5 năm - - - - Giấy tờ có giá khác - 1.531.566 - - Tổng - 5.745.356 11.205.240 11.205.240
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng VIB giai đoạn 2009-2012)
Trong đó kỳ phiếu có kỳ hạn dƣới 12 tháng có lãi suất dao động từ 9 - 14%/năm đối với VNĐ và 2-4,2%/năm đối với ngoại tệ.
Với hình thức phát hành các chứng từ có giá này, VIB đã huy động đƣợc một lƣợng vốn tƣơng đối lớn - tƣơng đƣơng với vốn điều lệ của một Ngân hàng TMCP có quy mô. Thông thƣờng, các chứng từ có giá này đƣợc phát hành với kỳ hạn nhất định đƣợc ghi trên chứng từ. Ngƣời nắm giữ có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyển nhƣợng giấy tờ có giá trên thị trƣờng tài chính trong trƣờng hợp cần thanh khoản. Với VIB, Ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động sử dụng khối lƣợng vốn huy động đƣợc để phục vụ cho mục đích kinh doanh tạo lợi nhuận của mình và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng khi mang lại nguồn tín dụng chi phí thấp cho khách hàng. Việc huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn nhƣ vậy trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn đã khẳng định đƣợc uy tín của VIB trên thị trƣờng tài chính - đƣợc các nhà đầu tƣ và TCKT khác tin tƣởng lựa chọn nhƣ một kênh đầu tƣ hiệu quả và an toàn.
Trong những năm vừa qua, Ngân hàng không có dƣ nợ vay tại các tổ chức tài chính của nƣớc ngoài.
(4) Nguồn vốn huy động từ vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay
Chi tiết các khoản vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ tại ngày cuối năm tài chính đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
Bảng 3.7. Các nguồn vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Vốn nhận tài trợ, ủy
thác đầu tƣ cho vay 2009 2010 2011 2012
Bằng VNĐ 31.014 379.507 225.463 379.615
Bằng vàng và ngoại tệ 870 891 923 5.630
Tổng 31.884 380.398 226.386 385.245
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng VIB giai đoạn 2009-2012)
Đây là các nguồn vốn với lãi suất rất ƣu đãi mà VIB nhận đƣợc từ một số tổ chức của chính phủ và một số đơn vị nƣớc ngoài. Bao gồm:
+ Vay trung hạn từ Dự án Tài chính Nông thôn II: là các khoản vay từ Tổ chức Phát triển Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới thông qua Bộ Tài chính nhằm cho vay lại đối với các TCTD tham gia để cung cấp các khoản vay tới các hộ gia đình với mục tiêu phát triển nông thôn và giảm nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Vốn nhận ủy thác từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) theo các chƣơng trình hợp tác hỗ trợ phát triển quốc gia.