6. Bố cục của luận văn
1.2.1. Khái niệm huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.
Đây là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên và quan trọng nhất của một NHTM. Vốn đƣợc ngân hàng huy động dƣới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng (sau khi đảm bảo một tỷ lệ dự trữ bắt buộc) với trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi. Trong đó nguồn vốn của NHTM gồm vốn tự có (vốn chủ sở hữu), vốn vay, vốn khác. Ngân hàng thƣờng sử dụng các nghiệp vụ huy động vốn sau:
+ Vốn tự có của ngân hàng: đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của riêng các NHTM. Trong thực tế nguồn vốn này không ngừng tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân NHTM mang lại, nó đóng góp một phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh của các NHTM.
+ Nghiệp vụ tiền gửi: đây là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc nhằm mục đích bảo quản tài sản mà từ đó NHTM có thể huy động đƣợc. Ngoài ra các ngân hàng còn huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân hay hộ gia đình gửi vào ngân hàng với mục đích hƣởng lãi.
+ Nghiệp vụ tiền vay: phản ánh quá trình tạo ra nguồn vốn bằng cách vay các TCTD trên thị trƣờng tiền tệ và vay NHTW dƣới các hình thức tái chiết khấu, vay có bảo đảm…mục đích tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi họ không tự cân đối đƣợc trên cơ sở khai thác tại chỗ.
+ Nghiệp vụ tiền vay: thông qua nghiệp vụ này, các NHTM có thể tạo vốn cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/