Các căn cứ để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 88 - 116)

6. Bố cục của luận văn

4.1. Các căn cứ để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng

4.1. Các căn cứ để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam Thƣơng mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

a. Bối cảnh kinh tế trong nước

Nền kinh tế Việt Nam với nhiều ghi nhận tích cực về các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhƣng cũng đồng thời, còn nhiều yếu tố mang tính nền tảng khác vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, đặc biệt là đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn còn đang dang dở.

Theo các chuyên gia kinh tế trong nƣớc nhận định, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2013 từ 5,3-5,4% và dự đoán khoảng 5,7-5,8% cho năm tiếp theo, đồng thời Việt Nam 2013 đƣợc xem là chạm “đáy” sau một giai đoạn “đổ đèo” của 3 năm vừa qua.

Mặc dù, trong quý III/2013, những tín hiệu khả quan bắt đầu xuất hiện, nhƣng sự hồi phục này vẫn đƣợc xem là rất chậm. Một loạt những khó khăn “kế thừa” từ năm ngoái vẫn tiếp tục là các trở ngại trong năm nay, đánh giá một cách tổng quan về kinh tế năm 2013, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế tại Hà Nội cho biết:

“Đánh giá chung qua một loạt hệ thống chỉ tiêu, nhận định chung là kinh tế bắt đầu khôi phục, nhƣng sự khôi phục vẫn rất chậm. Những thách thức lớn vẫn còn đặt ra phía trƣớc, thí dụ vấn đề nợ xấu, tuy thành lập công ty VAMC nhƣng nói chung mới chỉ là mặt chuyển đổi hay nói một cách khác là mới giải phóng đƣợc bút toán của một số tổ chức tín dụng. Nhìn vào bảng cân đối, tạm thời không còn xấu nhƣ trƣớc, nhƣng thực chất giải quyết nợ xấu cũng là bài toán nan giải vì thực ra đó chỉ là từ tổ chức tín dụng chuyển lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng Nhà nƣớc, chuyển từ túi này bỏ sang túi khác. Còn việc giải quyết mua bán nợ xấu nhƣ thế nào thì thực sự chƣa giải quyết và chƣa có lối thoát. Hay thị trƣờng bất động sản, hiện nay cũng chƣa có lối thoát. Chỉ số giá tiêu dùng, theo nhận định có khả năng sẽ thấp hơn năm ngoái sẽ ở mức 6,2-6,3%. Về tốc độ tăng trƣởng có thể là 5,4%, tất nhiên, về cơ bản đã thoát đáy chƣa thì còn nhiều quan điểm khác nhau, thực trạng của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra phía trƣớc. Thực trạng của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra phía trƣớc”.

Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng thừa tiền, thiếu vốn. Năm 2013 chứng kiến sự “ra đi” của gần 60.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, cao hơn cả con số của 2 năm 2011 và 2012. Cũng bởi tình hình nợ xấu chƣa đƣợc cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị nghẽn mạch và dòng vốn không đƣợc hấp thụ một cách hiệu quả. Tình trạng “thừa tiền, thiếu vốn” vẫn tiếp tục tái diễn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì lý do đó, tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội thấp hơn mục tiêu đề ra ở mức 30% và mức tăng tín dụng cả năm cũng khó đạt đƣợc con số 12% nhƣ Chính phủ từng đề xuất hồi đầu năm.

Vấn đề nền kinh tế nghẽn mạch tín dụng, trong khi đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế lại chủ yếu dựa vào tín dụng, vì thế, đây đƣợc xem là một trong những thách thức lớn nhất của kinh tế Việt Nam.

Những khó khăn trên cùng cộng hƣởng tạo nên một nguy cơ mới gây bất ổn vĩ mô của năm 2013 là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ nhƣng chi tiêu công lại không hề thuyên giảm vì thế đây sẽ trở thành bài toán ngân sách nan giải cho các năm tiếp sau.

Bên cạnh những khó khăn thách thức vừa chỉ ra, kinh tế năm 2013 sau khi đƣợc cho là “chạm đáy” đã bắt đầu có những chỉ dấu phục hồi. Cụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thể nhất là “con ngựa bất kham” lạm phát đã đƣợc kiểm soát. Số liệu cho thấy, tốc độ CPI của năm 2013 đạt 7% thấp hơn cả chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 8%, đây đƣợc đánh giá là sự phối hợp tích cực của 3 nhóm chính sách: tiền tệ, chi tiêu công và điều chỉnh giá những hàng hóa dịch vụ công. Bức tranh chung về kinh tế Việt Nam năm hiện nay đƣợc đánh giá là vẫn còn những mảng sáng tối đan xen lẫn lộn, mặc dù kinh tế đƣợc xem là “chạm đáy” nhƣng rõ ràng những dấu hiệu tích cực cũng đã bắt đầu xuất hiện, hẳn đó sẽ là những tiền đề để năm 2014, kinh tế Việt Nam sẽ có sự phục hồi và tăng trƣởng.

b. Bối cảnh kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nƣớc thành viên đang chịu ảnh hƣởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chƣa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhƣng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chƣa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm đƣợc xem là một thách thức lớn của các nƣớc phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trƣờng thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc, các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể

Kinh tế toàn cầu dự tính sẽ mạnh lên trong năm nay-2014, trong đó tăng trƣởng tại các nƣớc đang phát triển sẽ đạt mức cao hơn còn các nền kinh tế có thu nhập cao sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ 5 năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣớc, theo Báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu (Global Economic Prospects - GEP) mới công bố của Ngân Hàng Thế Giới.

4.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của NH TMCP Quốc tế

Mục tiêu phát triển của NHTMCP Quốc tế là Trở thành ngân hàng sáng tạo và hƣớng tới khách hàng nhất tại Việt Nam.

Với sứ mệnh của Ngân hàng đƣợc xác định nhƣ sau:

- Đối với khách hàng: Vƣợt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trƣờng làm việc hiệu quả.

- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. - Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng...

* Giá trị cốt lõi - Hƣớng tới khách hàng - Nỗ lực vƣợt trội - Trung thực - Tinh thần đồng đội - Tuân thủ kỷ luật

4.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH TMCP Quốc tế Việt Nam trong thời gian tới Việt Nam trong thời gian tới

Trên cơ sở dự báo và đánh giá về môi trƣờng kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài, năm 2013 NH TMCP Quốc tế Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách quản trị rủi ro theo quan điểm thận trọng, các tỷ lệ an toàn đều cao hơn so với yêu cầu của NHNN và các tiêu chuẩn quốc tế. Hội đồng quản trị và ban điều hành đã nhận định từ năm 2013 là năm đầu tiên trong giai đoạn chiến lƣợc với tiêu chí nâng cao đƣợc rõ rệt năng lực và vị thế cạnh tranh. Để làm đƣợc nhiệm vụ chiến lƣợc trên, NH đã đƣa ra phƣơng hƣớng thực hiện trong thời gian dài là tăng cƣờng công tác huy động vốn đồng thời mở rộng và nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao chất lƣợng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của KH có quan hệ với NH. Tiếp tục thực hiện định hƣớng kinh doanh, đảm bảo tăng trƣởng gắn với nâng cao chất lƣợng hiệu quả.

Tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới huy động vốn gần khu dân cƣ để khai thác triệt để đối tƣợng KH có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiết kiệm với mục tiêu tăng cƣờng việc huy động vốn.

Tích cực tìm kiếm các nguồn tiền gửi ổn định của các đơn vị, khai thác nguồn ngoại tệ từ đân cƣ đến các doanh nghiệp nhằm đáp ứng đủ nhu cầu mua bán ngoại tệ của KH, tăng cƣờng thêm nguồn vốn không kỳ hạn với lãi suất thấp. Tiếp tục ổn định, củng cố công tác tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ phụ trách nghiệp vụ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của KH.

Nghiên cứu một số sản phẩm tiền gửi mới nhƣ chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm trả góp, trái phiếu NH bằng VNĐ và ngoại tệ với kỳ hạn dài để kiến nghị NH Quốc tế Việt Nam đƣa ra sản phẩm mới nhằm tăng cƣờng nguồn vốn trung và dài hạn, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá NH cả về trang thiết bị và chƣơng trình ứng dụng phần mềm phục vụ huy động vốn qua việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi KH.

Làm tốt công tác tiếp thị khách hàng, tạo lập mối quan hệ bền chặt giữa NH và khách hang hiện có thông qua tinh thần thái độ phục vụ và tác phong giao dịch của cán bộ công nhân viên.

Tích cực tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, quan tâm đúng mức tới khách hàng có số lƣợng tiền gửi lớn, mở rộng mạng lƣới nhằm thu hút nguồn tiền gửi từ dân cƣ và nguồn vốn có kỳ hạn nhằm ổn định quy mô nguồn vốn.

Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Thực hiện tốt việc thu tiền lƣu động tại đơn vị, các cửa hàng xăng dầu, và tại nhà đối với khách hàng có lƣợng tiền gửi lớn với tinh thần phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, đảm bảo đúng chế độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng phải gắn với nâng cao chất lƣợng tín dụng. Quan tâm đến công tác thẩm định ban đầu, kiểm tra trong và sau khi cho vay.

Tăng cƣờng cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động.

Thƣờng xuyên coi trọng công tác kiểm tra và tự kiểm tra, sau mỗi đợt kiểm tra có báo cáo chỉnh sửa kịp thời, phát huy mối quan hệ đoàn kết nội bộ, đào tạo bổ sung kiến thức kịp thời cho công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá NH.

Nhận thức đƣợc tình hình thực tế của mình NH TMCP Quốc tế Việt Nam đã nắm bắt đƣợc những thuận lợi của mình để xây dựng những định hƣớng mục tiêu phù hợp đồng thời cũng thấy đƣợc những khó khăn, trở ngại để tìm hƣớng khắc phục để hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày một khởi sắc hơn.

4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Nhƣ đã đề cập ở các chƣơng trƣớc, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân (mà chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn) đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn của các NHTM (chiếm 60 - 70%). Tại Ngân hàng TMCP VIB thì nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đây là những nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cƣ, gửi vào hệ thống NHTM nhƣ một kênh đầu tƣ an toàn và có sinh lời. Khác với các nguồn tiền trên tài khoản thanh toán của các tổ chức, nguồn tiền huy động từ khách hàng cá nhân có tính chu kỳ ổn định hơn, Ngân hàng có thể chủ động về mặt kỳ hạn của các khoản tiền gửi này để có những kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả.

Tuy nhiên, với mạng lƣới các điểm giao dịch của rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nƣớc hiện nay thì việc làm sao để thu hút đƣợc nguồn tiền gửi từ dân cƣ về hệ thống của mình là bài toán cấp bách cho tất cả các Ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với những quy định về trần lãi suất từ NHNN và việc cân đối chi phí lãi vay - lợi nhuận của các Ngân hàng thì việc cạnh tranh về lãi suất huy động dƣờng nhƣ không phải là chiến lƣợc tối ƣu, mà sự cạnh tranh đòi hỏi các NHTM cần có một hệ thống những thay đổi mang tính toàn diện để có đủ sức hút với những ngƣời gửi tiền trên thị trƣờng.

Theo kết quả điều tra thì có tới 964/1.000 ngƣời đƣợc hỏi cho biết gửi tiết kiệm tại các ngân hàng là kênh đầu tƣ họ cho là an toàn và hiệu quả nhất trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng nhƣ hiện nay (chiếm 96,4%). Đây thực sự là một cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với các NHTM, cơ hội khi họ đƣợc đông đảo dân cƣ tin tƣởng để gửi gắm nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Với dân số hơn tám mƣơi triệu dân nhƣ ở Việt Nam hiện nay thì nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cƣ là rất lớn - lƣợng vốn này thực sự hữu ích khi nó đƣợc sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua trung gian tín dụng là các ngân hàng. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho các ngân hàng cũng không nhỏ, khi mà mạng lƣới giao dịch của các ngân hàng (trong và ngoài nƣớc) rất đông đảo hiện nay - đặt ra áp lực cạnh tranh rất lớn lên tất cả các ngân hàng. Đặc biệt khi đề án tái cơ cấu các TCTD yếu kém ra đời nhằm thanh lọc thị trƣờng thì áp lực cạnh tranh từ thị trƣờng lại càng trở lên gay gắt hơn.

Sau khi đã tìm hiểu thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân, tiến thành thu thập ý kiến của 1.000 khách hàng và nắm bắt những định hƣớng phát triển hoạt động này trong thời gian tới tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nhƣ sau:

4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan trực tiếp tới việc huy động vốn từ tiền gửi cá nhân cá nhân

4.3.1.1. Hoàn thiện chính sách lãi suất

Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng trong cả hoạt động huy động và cho vay. Đối với nghiệp vụ huy động tiền gửi, lãi suất là tiêu chí để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tìm ra chi phí mà ngƣời huy động phải hy sinh để có thể tạm thời đƣợc sử dụng một lƣợng vốn nhất định, đồng thời cũng là phần tiền mà ngƣời nhƣợng quyền sử dụng vốn tạm thời đƣợc hƣởng ngoài lƣợng vốn ban đầu. Chính vì vậy chính sách lãi suất hợp lý sẽ có sức mạnh cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Theo kết quả điều tra ý kiến của khách hàng cá nhân về việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì có tới 944/1000 ngƣời đƣợc hỏi cho biết lãi suất là một trong những yếu tố quyết định để họ lựa chọn hình thức đầu tƣ và ngân hàng nào để đầu tƣ cho nguồn tiền nhàn rỗi của mình (chiếm 94,4%). Mặc dù lãi suất trần do NHNN quy định, song từng NHTM đƣợc phép điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay trong một phạm vi nhất định - phù hợp với quy định nhà nƣớc, định hƣớng phát triển của ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Một số giải pháp đề ra để có một chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý tại VIB nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 88 - 116)