Định hƣớng và mục tiêu phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 97 - 150)

6. Bố cục của luận văn

4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP

thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

4.1.1. Định hướng phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Quyết định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt Đề án đấy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM: Đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phƣơng tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; đồng thời tăng mạnh số ngƣời dân đƣợc tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ ngƣời dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35-40% dân số. Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua ĐVCNT. Đến năm 2015 thị trƣờng có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ đƣợc lắp đặt với số lƣợng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

Thông tƣ số 35/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không đƣợc thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhận thẻ không đƣợc thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan. Thông tƣ số 36/2012/TT-NHNN, ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy ATM, qua đó tăng cƣờng nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả sử dụng ATM.

Thực hiện theo mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tích cực hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển thị trƣờng thẻ thanh toán tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam định hƣớng phát triển thẻ thanh toán với chất lƣợng dịch vụ cao, giá trị gia tăng cho khách hàng, phƣơng tiện thanh toán hiện đại, mạng lƣới trải dài khắp Việt Nam.

Với định hƣớng chung của NHCT Việt Nam đặt ra cho các chi nhánh, Vietinbank Thái Nguyên xác định phát triển thẻ thanh toán là nhiệm vụ hàng đầu của chi nhánh và sẽ tập trung mọi nguồn lực nhằm đƣa dịch vụ thẻ của chi nhánh trở thành thế mạnh, dẫn đầu trên địa bàn. Trong đó định hƣớng tập trung phát triển thẻ liên kết sinh viên với các trƣờng cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Thực hiện ký hợp đồng trả lƣơng và phát hành thẻ E-partner trả lƣơng cho cán bộ các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các đơn vị hành chính sự nghiệp, các trƣờng tiểu học, THCS, THPT, các doanh nghiệp có quan hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với chi nhánh. Hình thức phát hành chủ yếu là mở thẻ tập trung và miễn phí mở thẻ cho các đơn vị, đồng thời phát hành thẻ TDQT miễn phí cho lãnh đạo các đơn vị.

4.1.2. Mục tiêu phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Vietinbank xác định phƣơng hƣớng và nhiệm vụ trƣớc mắt là trở thành một trong những ngân hàng đi đầu trong phát triển thẻ thanh toán với sản phẩm đa dạng, giá trị gia tăng vƣợt bậc, chất lƣợng dịch vụ hoàn hảo, tạo cạnh tranh, thƣơng hiệu và bản sắc riêng. Cụ thể ở các mục tiêu sau:

- Xây dựng và khẳng định thƣơng hiệu dịch vụ thẻ Vietinbank trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu trên thị trƣờng thẻ.

- Liên tục đổi mới công nghệ và đa dạng hoá các sản phẩm, tăng cƣờng tiện ích của thẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có thu nhập trung bình, thấp.

- Mở rộng hệ thống ATM, POS, áp dụng công nghệ thẻ chip thay cho thẻ từ. Mở rộng mạng lƣới phân phối, thiết lập kênh phân phối trực tiếp tới khách hàng.

- Tăng cƣờng công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đặc biệt coi trọng các dịch vụ sau bán và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm tạo ra sự khác biệt và khẳng định bản sắc riêng của thẻ Vietinbank.

- Tăng cƣờng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác trong nƣớc và khu vực thông qua hình thức tận dụng ngoại lực và liên doanh thẻ.

- Phát triển dịch vụ thẻ theo các tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế và đi kèm với hoạt động quản trị rủi ro, đảm bảo giảm thiểu rủi ro thẻ đến mức thấp nhất để tăng uy tín thƣơng hiệu.

Từ các mục tiêu cụ thể của Vietinbank, Vietinbank Thái Nguyên cũng đề ra các mục tiêu của chi nhánh bên cạnh những mục tiêu chung nhƣ:

- Xây dựng, khẳng định thƣơng hiệu thẻ Vietinbank trên thị trƣờng Thái Nguyên - Phấn đấu trở thành ngân hàng dẫn đầu về hoạt động thẻ tại Thái Nguyên. - Khai thác tối đa các nguồn khách hàng tiềm năng của dịch vụ thẻ trên cơ sở tăng cƣờng bán chéo với các khách hàng truyền thống và các khách hàng mới tại địa bàn chi nhánh nhằm duy trì khai thác khách hàng hiện có và mở rộng thị trƣờng, khai thác các khách hàng tiềm năng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chú trọng công tác phát triển và chăm sóc khách hàng.

- Triển khai cung cấp tối đa các tính năng tiện ích, giá trị gia tăng.

- Nâng cao chất lƣợng công tác phát hành (tăng tỷ lệ hoạt động các loại thẻ), lắp đặt các POS, trên cơ sở đó gia tăng nguồn vốn huy động, doanh số thanh toán và nguồn thu phí dịch vụ.

Với các mục tiêu định lƣợng từ năm 2014 đến năm 2020 cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.1. Mục tiêu kế hoạch thẻ của Vietinbank Thái Nguyên năm 2014-2020

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2020

Thẻ E-partner (thẻ) 41.500 125.000 Thẻ S-Card/ thẻ liên kết 18.700 55.850 Thẻ C-Card 8.300 24.800 Thẻ 12 con giáp 6.200 18.600 Thẻ Pink-Card 3.300 10.000 Thẻ G-Card 5.000 15.750 Thẻ tín dụng quốc tế (thẻ) 1.020 3.050 Thẻ vàng 220 650 Thẻ chuẩn 700 2.050 Thẻ xanh 100 350 Thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ) 215 650 Thẻ vàng 70 210 Thẻ chuẩn 145 440 POS (máy) 46 136

Doanh số thanh toán (tỷ đồng) 144 430 Nguồn vốn huy động từ ATM (tỷ đồng) 138 412 Phí dịch vụ thẻ (tỷ đồng) 3,4 10

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Thái Nguyên)

Dự kiến kế hoạch tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc khoảng 20%.

4.2. Nhận định về cơ hội và thách thức đối với việc phát triển thẻ thanh toán của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên hiện nay Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên hiện nay

4.2.1. Cơ hội

Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên hiện nay rất ổn định tạo điều kiện thuận lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực trong đó không thể không nhắc đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này giúp cho Vietinbank Thái Nguyên có cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nƣớc tạo ra sự liên kết học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau mở ra các dịch vụ mới siêu lợi nhuận trong đó có dịch vụ thẻ thanh toán.

Cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin giúp cho con ngƣời tiếp cận gần hơn với các công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc củng cố, hoàn thiện và mở rộng. Dịch vụ internet và điện thoại di động ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi tạo điều kiện phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ thẻ.

Mặt khác, Thái Nguyên với dân số đông (1,2 triệu ngƣời), trong đó dân số trong độ tuổi lao động (nhóm tuổi từ 15 đến 60 tuổi) chiếm tỷ trọng 69%, nên tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ rất lớn. Đặc biệt thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ sinh viên các vùng theo học tại các trƣờng đại học và cao đẳng rất đông, đây là một thị trƣờng tiềm năng cho dịch vụ thẻ và các tiện ích online của ngân hàng. Việc phát triển các khu công nghiệp xung quanh thành phố nhƣ Khu công nghiệp (KCN) Yên Bình, KCN Sông Công, KCN Nam Phổ Yên, KCN Điềm Thuỵ… đã thu hút đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn, cùng với một lƣợng lớn ngƣời nƣớc ngoài sinh sống và làm việc tại những nhà máy, những khu vực lân cận. Đây chính là đối tƣợng khách hàng sử dụng những dịch vụ quốc tế mà Vietinbank Thái Nguyên có thể hƣớng tới trong những năm tiếp theo.

Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, thu nhập của ngƣời dân ngày càng ổn định và gia tăng, nhà nƣớc và nhân dân ngày càng đầu tƣ nhiều cho giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ.

Đối với dịch vụ thẻ tín dụng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tiềm năng còn rất cao, đặc biệt đối với các đối tƣợng có nhu cầu vay vốn, nhu cầu bảo lãnh tín dụng để đi xuất khẩu lao động nƣớc ngoài khá cao - đây là đối tƣợng chủ yếu gửi ngoại tệ về cho ngƣời thân trong nƣớc. Đồng thời Thái Nguyên chƣa có sự xuất hiện của các ngân hàng nƣớc ngoài lớn nhƣ ANZ, HSBC tạo cơ hội cho Chi nhánh chiếm lĩnh thị trƣờng thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Môi trƣờng pháp luật, kinh doanh ngày càng đƣợc hoàn thiện cũng tạo cơ hội cho sự phát triển thẻ thanh toán của Vietinbank Thái Nguyên.

4.2.2. Thách thức

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng nói chung và Vietinbank Thái Nguyên nói riêng có nhiều cơ hội để phát triển thẻ thanh toán, nhƣng cũng có nhiều thách thức nhƣ:

Sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đã phần nào ảnh hƣởng tới hoạt động ngân hàng, tỷ lệ ngƣời thất nghiệp gia tăng, lạm phát và giá cả leo thang, tiết kiệm giảm … đã hạn chế chi tiêu, du lịch của ngƣời dân. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lƣợng các ngân hàng nƣớc ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với các ngân hàng trong nƣớc nói chung và Vietinbank Thái Nguyên nói riêng.

Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chƣa đồng bộ và phân bố chƣa đồng đều. Tình trạng một ĐVCNT cùng tồn tại nhiều thiết bị EDC của các ngân hàng khác nhau để phục vụ cho các giao dịch bằng thẻ, gây lãng phí đầu tƣ của các ngân hàng, khiến các ĐVCNT vẫn chƣa mặn mà với việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

Thách thức của tỉnh Thái Nguyên về việc phát triển thẻ thanh toán vẫn còn nhiều nhƣ: Mức thu nhập của ngƣời dân vẫn còn ở mức thấp và chƣa đồng đều. Ngƣời dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, với tâm lý ngại công khai thu nhập. Dân tộc thiểu số chiếm khoảng 26,9% dân số toàn tỉnh. Đây là rào cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; Số lƣợng các NHTM trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều (đến thời điểm hiện nay là 21 ngân hàng) nên tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh tranh thƣờng đƣa ra mức phí rất thấp để giành giật thị phần. Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ cạnh tranh khác…

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý trong lĩnh vực thẻ đã đƣợc cải thiện nhiều, song vẫn chƣa đầy đủ và đồng bộ. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tƣợng sử dụng dịch vụ. Hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động trong lĩnh vực thẻ thanh toán còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro do gian lận, giả mạo thẻ …

4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Kết hợp hài hòa giữa các loại hình dịch vụ truyền thống với dịch vụ hiện đại trên cơ sở phát huy thế mạnh sẵn có của Vietinbank. Đầu tƣ, nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới của ngân hàng điện tử, lấy ngân hàng điện tử làm cốt lõi để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ của mình, Vietinbank cần chú trọng các giải pháp nhƣ sau:

4.3.1. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ thẻ

Đây là một trong những giải pháp kích cầu cơ bản và quan trọng của ngân hàng. Phát triển các loại hình dịch vụ mới, sản phẩm mới đa tiện ích làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ TTKDTM nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong thanh toán với phƣơng châm “Nâng giá trị cuộc sống”. Các sản phẩm thẻ nên có tính năng đa dạng, chủng loại phong phú phù hợp với mọi đối tƣợng, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nhƣ: thẻ liên kết, thẻ tín dụng và ghi nợ nội địa, thẻ ATM đƣợc phép thấu chi.

- Thẻ ghi nợ: cho phép thấu chi với một số đối tƣợng khách hàng là nhân viên ngân hàng, các khách hàng có khả năng tài chính mạnh, có quan hệ lâu năm với ngân hàng… Hiện nay sử dụng thẻ tại các máy ATM của ngân hàng chỉ thực hiện đƣợc giao dịch rút tiền, thanh toán các hóa đơn tiền điện thoại, tiền điện, nƣớc, kiểm tra số dƣ, đổi mã PIN, thanh toán hàng hóa dịch vụ, gửi tiết kiệm kỳ hạn,…tuy nhiên những tiện ích này mới chỉ đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của khách hàng. Và trong thời gian tới, thẻ thanh toán cần phải phát triển thành thẻ đa năng hiện đại đáp ứng đƣợc các chức năng cơ bản nhƣ:

+ Nộp tiền vào thẻ: chủ thẻ có thể nộp tiền vào tài khoản trực tiếp tại ngân hàng, tại máy ATM, chuyển từ các ngân hàng khác sang…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Rút tiền: có thể rút tiền tại tất cả máy ATM, tại ngân hàng, tại tất cả ĐVCNT. + Chuyển khoản: thực hiện chuyển khoản, nhận chuyển khoản qua các tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào, thanh toán các giao dịch kinh doanh, các hóa đơn dịch vụ (điện nƣớc, điện thoại, internet, truyền hình cáp, phí bảo hiểm, mua vé máy bay, tàu hỏa, vấn tin và đặt lệnh mua bán chứng khoán,…).

+ Tra cứu số dƣ tài khoản, tra cứu thông tin về tỷ giá, lãi suất của ngân hàng. + Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại tất cả các cửa hàng, trung tâm thƣơng mại, siêu thị, nhà sách, nhà hàng, khách sạn,..

- Thẻ liên kết: chi nhánh nên chú trọng kết hợp kinh doanh thẻ thanh toán với các doanh nghiệp, công ty bán lẻ, kinh doanh hàng tiêu dùng, du lịch, trƣờng học, bệnh viện…để đƣa ra các sản phẩm kết hợp, nhiều chủng loại khác nhau có thể thu hút từng nhóm khách hàng cụ thể theo từng chƣơng trình khai thác của mình. Chẳng hạn thẻ liên kết giữa trƣờng học và ngân hàng, vừa có chức năng nhƣ thẻ ATM, vừa đƣợc sử dụng nhƣ thẻ sinh viên, thẻ thƣ viện…

- Phát hành thẻ tín dụng nội địa: đó là thẻ đƣợc phát hành trên cơ sở ngân hàng liên kết với một số công ty bƣu chính viễn thông, hàng không, du lịch, bảo hiểm, taxi… cho ra đời các thẻ tín dụng nội địa khác nhau phục vụ khách hàng. Hiện nay trên địa bàn có ngân hàng ACB, ngân hàng Agribank đã phát hành loại thẻ này khá thành công nên Vietinbank Thái Nguyên cũng nên sớm triển khai loại hình sản phẩm dịch vụ này.

4.3.2. Đầu tư nâng cấp công nghệ, cơ sở hạ tầng và phát triển mạng lưới

Một phần của tài liệu Phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 97 - 150)