Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà hud2 (Trang 52)

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

2.4.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dựa trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, ta cần nghiên cứu một cách toàn diện về cả thời gian, không gian và môi trường kinh doanh. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung, cần xây dựng nhóm chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đó là:

- Tỷ suất sinh lời của tài sản:

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 (2.20)

Tài sản bình quân

(Nguồn 7, trang 191) Tài sản bình quân = Tài sản ngắn hạn bình quân + Tài sản dài hạnbình quân

đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.

- Sức sản xuất của của tài sản:

Sức sản xuất

của tài sản =

Doanh thu thuần

(2.21)

Tài sản bình quân

(Nguồn 7, trang 192)

Chỉ tiêu này cho biết 01 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ sức sản xuất của tài sản lớn, đẩy mạnh tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, có thể do hàng tồn kho lớn, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm.

- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần:

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu =

Tài sản bình quân

(2.22)

Tổng doanh thu thuần

(Nguồn 7, trang 193)

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, để thu được 01 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu suất sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản, nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.

- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế:

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế =

Tài sản bình quân

(2.23)

Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn 7, trang 193)

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 01 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tài sản. Chỉ tiêu này càng thấp hiệu suất sử dụng tài sản càng cao, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Mặt khác ta thấy, Hệ số sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu (2.24) Tài sản bình quân

Doanh thu Tài sản bình quân (Nguồn 7, trang 195) Hay Hệ số sinh lời của tài sản = Hệ số sinh lời của doanh thu x

Sức sản xuất của tài

sản bình quân (2.25) (Nguồn 7, trang 195)

- Sức sản xuất của tài sản bình quân càng cao, càng làm tăng sức sinh lời của tài sản. Sức sản xuất của tài sản bình quân bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố:

+ Tổng doanh thu thuần + Tài sản bình quân - Do: Hệ số sinh lời của doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần

= Doanh thu thuần – tổng chi phí (2.26)

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời của doanh thu thuần cần có các biện pháp cắt giảm chi phí bằng cách phân tích những nhân tố cấu thành tổng chi phí để có các biện pháp phù hợp, tìm mọi biện pháp nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ.

Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của tài sản, cũng cần phải quan tâm đến mức tăng của vốn chủ sở hữu vì sức sản xuất của tài sản bình quân và sức sinh lời của doanh thu thuần là hai nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định. Mặt khác, để tăng lợi nhuận trong tương lai doanh nghiệp cũng phải đầu tư thêm. Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận thuần và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, cần kết hợp tăng vốn chủ sở hữu và tăng các nguồn tài trợ từ

bên ngoài.

Ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản nói chung, các nhà phân tích cũng cần đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà hud2 (Trang 52)