doanh nghiệp (60=50-51-52) 60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
Qua tính toán, so sánh các số liệu trong bảng trên, các nhà phân tích biết được sự tác động của từng chỉ tiêu đến lợi nhuận và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi
nhuận. Bằng việc so sánh tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu BCKQHĐKD, ta biết được mức tăng hay giảm các khoản doanh thu, mức tiết kiệm hay tăng của các khoản chi phí nhằm phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn tính toán một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh như:
- Sức sinh lời của doanh thu thuần:
Sức sinh lời của doanh thu thuần =
Lợi nhuận sau thuế
(2.16)
Doanh thu thuần
(Nguồn 7, trang 190)
Chỉ tiêu này cho biết 01 đơn vị doanh thu đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
- Sức sinh lời của chi phí hoạt động:
Sức sinh lời của chi phí hoạt động =
Lợi nhuận trước thuế (2.17) Chi phí hoạt động
(Nguồn 7, trang 236)
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 01 đồng chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ đem lại cho doanh nghiệp mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ.
Chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tiêu hao có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
- Thu nhập một cổ phiếu phổ thông:
Thu nhập một cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi (2.18)
Số lượng cổ phần phổ thông đang lưu hành
(Nguồn 7, trang 241)
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế mà một cổ phần phổ thông tạo ra trong kỳ.
Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà phân tich sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh trị số các chỉ tiêu: sức sinh lời của doanh thu thuần, sức sinh lời của chi phí hoạt động và thu nhập một cổ phiếu phổ thông giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theo bảng dưới đây (bảng 2.6):
Bảng 2.6: Bảng đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu trướcNăm Nămnay
Năm nay so với năm trước
+/- % 1. Sức sinh lời của doanh thu thuần
2. Sức sinh lời của chi phí hoạt động 3. Thu nhập một cổ phiếu phổ thông
2.4.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh tệ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở cho việc đánh giá cơ cấu dòng luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, sự biến động của dòng tiền hoạt động.
Thông tin từ phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp cho người sử dụng thông tin biết được sự biến động của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đồng thời, biết được doanh nghiệp làm thế nào để kiếm tiền và sử dụng số tiền đó như thế nào, quá trình thu hồi và đầu tư tiền của doanh nghiệp, những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tiền và khả năng thanh toán tiền của doanh nghiệp.
Quá trình lưu chuyển tiền ở doanh nghiệp được thể hiện thông qua sơ đồ sau (sơ đồ 2.1):
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu
kỳ
- Hoạt động kinh doanh - Hoạt động đầu tư - Hoạt động tài chính
Tiền và các khoản tương đương tiền
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ lưu chuyển tiền của doanh nghiệp
(Nguồn 7, trang 97)
Khi phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chiều ngang cả về số tuyệt đối và tương đối để thấy được quy mô và tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và chất lượng dự toán tiền trong kỳ báo cáo như thế nào.
Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm (thu < chi): phản ánh quy mô đầu tư của doanh nghiệp mở rộng, doanh nghiệp chi tiền ra để mua nguyên vật liệu dự trữ hàng tồn kho, chi thường xuyên,… Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương thì ngược lại.
Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm (thu < chi): phản ánh quy mô đầu tư của doanh nghiệp mở rộng, doanh nghiệp chi tiền ra để đầu tư tài sản cố định, góp vốn liên doanh,… Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương thì ngược lại.
Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt tài chính âm (thu < chi): phản ánh quy mô đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp mở rộng, doanh nghiệp chi tiền ra để mua cổ phiếu, chi trả nợ gốc vay,… Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương thì ngược lại.
Sau đó, tiến hành so sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cả số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc để thấy sự biến động và khả năng tạo ra tiền của từng hoạt động, sự biến động của từng khoản thu, chi. Qua đó, các nhà phân tích xác định được xu hướng tạo ra tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp, làm tiền đề cho việc lập dự toán tiền trong kỳ kinh doanh tới nhằm thúc đẩy lượng tiền lưu chuyển trong từng hoạt động của doanh nghiệp.
Việc phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dựa trên các số liệu tính toán, so sánh của bảng sau (bảng 2.7):
Bảng 2.7: Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chỉ tiêu MS Năm
trước
Năm nay
Năm nay so với năm trước
+/- %I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh
thu khác 01
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 4. Tiền chi trả lãi vay 04 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20